Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Diễn xướng đồng dao trong các hoạt động lao động của trẻ em dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 33 - 37
33
DIỄN XƯỚNG ĐỒNG DAO TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA TRẺ
EM DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Lèng Thị Lan*
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Đồng dao gồm những bài hát và trò chơi trong đó có cả phần lời và cách thức diễn xướng. Khi tìm
hiểu về những câu hát đồng dao của trẻ em trong môi trường lao động chúng tôi không đặt vấn đề
nghiên cứu trẻ em là đối tượng lao động chính mà nghiên cứu ở mối quan hệ hữu cơ giữa trẻ em
với hoạt động thực tiễn khi trẻ tham gia lao động. Đối với trẻ nhỏ những bài đồng dao đã trở thành
một món ăn tinh thần không thể thiếu và luôn gắn với hoạt động thực tiễn lao động của các em.
Qua đó, đồng dao đã phác hoạ bức tranh về đời sống của nhân dân các dân tộc một cách đa đạng,
phong phú.
Từ khoá: diễn xướng đồng dao, lao động, trẻ em dân tộc thiểu số
Vốn sinh ra và lớn lên trong điều kiện sống ở
vùng núi nên trẻ em các dân tộc thiểu số khu
vực miền núi được làm quen với nhiều môi
trường lao động khác nhau: khi là không gian
của làng bản, ruộng nương ... lúc xuống đồng,
lúc trèo đèo qua suối... Các bài hát đồng dao
của trẻ em các dân tộc đã ra đời, tồn tại trong
nhiều hoạt động vật chất và tinh thần khác
nhau nói trên. Do vậy, đối với trẻ em Việt
Nam nói chung và trẻ em các dân tộc thiểu số
miền núi nói riêng, thì những bài đồng dao đã
trở thành một món ăn tinh thần không thể
thiếu. Và trong đó, một bộ phận các bài hát
đồng dao luôn gắn với hoạt động thực tiễn
lao động của các em.*
Trong quá trình sưu tầm, chúng tôi đã hệ
thống toàn bộ những công trình nghiên cứu và
những bài viết về đồng dao Việt nói
chung.Tuy nhiên, cho đến nay trong quá trình
tìm hiểu có thể khẳng định rằng chưa có một
công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu
nào về đồng dao dân tộc thiểu số. Dựa vào kết
quả của các công trình nghiên cứu chỉ có thể
kể đến một số bài viết về đồng dao đăng trên
các tạp chí như:
Triều Nguyên (2008), So sánh đồng dao Việt
với đồng dao Tày, Nùng về vần, nhịp và kết
cấu, Tạp chí Văn hoá dân gian, 2.
Tô Ngọc Thanh (1974), Đồng dao với cuộc
sống dân tộc Thái ở Tây Bắc, Tạp chí Văn
học, 4.
Mông Kí Slay (1994), Ngôn ngữ trẻ thơ qua
đồng dao Nùng, Tạp chí Văn hóa dân gian, 4.
*
Email: [email protected]
Bên cạnh đó còn kể đến một số cuốn sách
được sưu tầm và biên soạn như:
Hoàng Thị Cành (1994), Đồng dao Tày. Nxb
Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
Tô Ngọc Thanh (1994), Đồng dao Thái, Nxb
Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
Nông Hồng Thăng (1995), Đồng dao Nùng,
Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
Bùi Thiện (2004), Đồng dao Mường, Nxb
Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
Trong Tổng tập Văn học các dân tộc thiểu số
Việt Nam, Tập I, Quyển 1, Nxb Đà Nẵng
2002, các tác giả đã quan tâm tới đồng dao
các dân tộc thiểu số nhưng chỉ là sưu tầm và
giới thiệu (phần 2).
Trên cơ sở đó, ở bài viết này chúng tôi đề cập
đến việc nghiên cứu hình thức diễn xướng
đồng dao trong các hoạt động lao động của trẻ
em dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc.
Diễn xướng đồng dao gắn liền với hoạt động
lao động của trẻ em
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ
biên), diễn xướng được hiểu một cách ngắn
gọn như sau: “ Đó là việc trình bày các sáng
tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu”
[tr.85,6].
Diễn: Hành động xảy ra
Xướng: Hát lên, ca lên.
Với ý nghĩa nội hàm trên, khái niệm diễn
xướng đồng dao có nghĩa sau: Là việc trình
bày các sáng tác đồng dao qua thể hiện đồng
nhất giữa hành động và lời hát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn