Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Diễn tiến các hình thái kinh tế   xã hội trong lịch sử việt nam  bài tiểu luận
MIỄN PHÍ
Số trang
13
Kích thước
161.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1634

Diễn tiến các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử việt nam bài tiểu luận

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHẦN MỘT

Bài tập giữa kì: Trình bày diễn tiến các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch

sử Việt Nam.

Việc phân kì các giai đoạn Lịch sử Việt Nam có nhiều quan niệm song có nhiều

quan điểm tương đồng trong việc phân kì Lịch sử Việt Nam và thường được phân

chia như sau

- Thời cổ đại: từ khi có nhà nước đến thế kỉ X.

- Thời Trung đại: từ độc lập đến khi pháp xâm lược ( thế kỉ X – 1858).

- Thời cận đại: từ xâm lược Pháp đến cách mạng tháng Tám 1945.

- Thời hiện đại: từ 1945 đến nay.

Tương đương với các thời kì phát triển của lịch sử là các hình thái kinh tế xã

hội tương ứng.

1. Thời kì cổ đại – vấn đề “Phương thức sản xuất châu á” ở Việt Nam

* Thời kì nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

- Chuyển biến về kinh tế: nền kinh tế thời kì nay có bước tiến quan trọng

Trong nông nghiệp cùng với công cụ bằng đá, đến giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun

và nhất là Đông Sơn, nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong

phú, đa dạng.

Sự tiến bộ trong công cụ sản xuất có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền

kinh tế ngày càng phát triển, đạt đến một trình độ khá cao. Nền kinh tế bao gồm

nhiều ngành nghề trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm địa vị chủ đạo, phổ

biến rộng khắp lãnh thổ từ trung du, đồng bằng, ven biển.

Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, đòi hỏi công tác trị thủy, thủy lợi,

khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích đất canh tác. Theo một số tài liệu cho biết cư

dân thời bấy giờ đã biết sử dụng biện pháp tưới, tiêu, tưới ruộng theo nước triều

lên xuống.

Thủ công nghiệp: các nghề thủ công truyền thống cũng đạt được những bước

tiến quan trọng, nghề đúc đồng, luyện xuất hiện từ thời Phùng Nguyên, luyện sắt

thời Đông Sơn. Sự phát triển của trình độ kĩ thuật luyện kim nói riêng và nghề luyện

kim nói chung thời Hùng Vương không những đã làm thay đổi về chất lượng và

nâng cao hiệu quả của công cụ sản xuất, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền

kinh tế mà còn tạo nên một bước chuyển biến mới trong quan hệ sản xuất – xã hội,

đưa đến sự phân công lao dộng trong xã hội.

Nghề làm gốm cũng phát triển lên một bước mới. Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn

xoay được cải tiến. Các nghề thủ công khác như mộc, đan lát, kéo tơ, dệt vải, dệt lụa,

đóng thuyền vẫn tiếp tục được phát triển.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!