Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
MIỄN PHÍ
Số trang
51
Kích thước
233.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1446

DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Giáo án Toán 5 / Tuần 25/ Tiết 121 Ngày soạn 9/3/2008- Ngày dạy 10/3/2008

DIỆN TÍCH XUNG QUANH

VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

A. Mục tiêu: Giúp HS :

- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp

chữ nhật.

- Vận dụng được các quy tắc tính diện tích để giải một số bài toán có liên quan.

B. Đồ dùng dạy học:

- Một số hình hộp chữ nhật có thể triển khai được.

- Bảng phụ có vẽ các hình triển khai.

C. Các hoạt động dạy học:

Thời

gian

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

I/ Bài cũ:

+ Hình hộp chữ nhật gồm có mấy mặt? là những mặt

nào? Các mặt đó có đặc điểm gì?

+ Hình hộp chữ nhật có những kích thước nào?

II/ Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2.Giảng bài:

HĐ1: Hình thành công thức tính DTXQ & DTTP

của hình hộp chữ nhật

a) Diện tích xung quanh

- GV cho HS quan sát các mô hình trực quan về hình

hộp chữ nhật. Yêu cầu HS chỉ ra các mặt xung quanh.

+ Lớp nhận xét

* GV: Tổng diện tích 4 mặt của hình hộp chữ nhật

được gọi là DTXQ của hình hộp chữ nhật.

* GV: Nêu bài toán và gắn hình minh hoạ lên bảng (ví

dụ SGK trang 109).

+ Cho HS quan sát mô hình và gọi 1 HS lên tháo hình

hộp chữ nhật ra và gắn lên bảng.

* GV: tô màu phần DTXQ của hình hộp chữ nhật

+ Yêu cầu thảo luận nhóm tìm cách tính DTXQ của

hình hộp chữ nhật.

+ Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.

* GV nhấn mạnh: 5 + 8 + 5 + 8 = (5 + 8) x 2, đây là

chu vi mặt đáy, 4 là chiều cao.

+ Yêu cầu HS đọc quy tắc SGK.

*** Lưu ý: Các kích thước cùng đơn vị đo

b) Diện tích toàn phần

* GV: Diện tích của tất cả các mặt gọi là DTTP

+ Em hiểu thế nào là DTTP của hình hộp chữ nhật?

+ Muốn tính DTTP của hình hộp chữ nhật ta làm thế

nào?

- HS trả lời

- 1 HS lên chỉ

- HS nhận xét

- HS nghe

- HS thao tác

- HS tìm cách tính

- HS làm bài và chữa bài

- 2 HS đọc

- Tổng diện tích 6 mặt

- Lấy DTXQ + DT 2 đáy

GV Trần Tài -TH Hồ Phước Hậu - Năm học 2007-2008

Giáo án Toán 5 / Tuần 25/ Tiết 121 Ngày soạn 9/3/2008- Ngày dạy 10/3/2008

+ 1 HS lên bảng tìm DTTP của hình hộp chữ nhật vừa

cho. Lớp làm nháp.

+ HS nhận xét.

* GV: Muốn tính DTTP của hình hộp chữ nhật, ta lấy

tổng của DTXQ và diện tích 2 đáy.

+ Gọi HS nhắc lại công thức.

*** Lưu ý: Các kích thước cùng đơn vị đo

HĐ2: Luyện tập:

Bài 1 : HS nêu yêu cầu của bài

+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở; 1 HS làm bảng lớp.

+ Nhận xét, chữa bài

+ Gọi HS đọc quy tắc tính DTXQ & DTTP của Hình

hộp chữ nhật. (cả phần lưu ý)

Bài 2 : Yêu cầu HS nêu đề bài

+ Thùng tôn có đặc điểm gì ?

+ DT thùng tôn dùng để làm thùng chính là DT của

những mặt nào ?

+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở; 1 HS làm bảng lớp

+ Nhận xét, chữa bài

III/ Nhận xét - dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Bài sau: Về nhà học thuộc các quy tắc vừa học, tiết

sau luyện tập.

- HS làm bài

- HS chữa bài.

- 2, 3 HS nhắc lại

- HS đọc

- HS làm bài

- HS chữa bài

- 2 HS nêu quy tắc

- HS đọc

- Không có nắp, dạng hình hộp chữ

nhật

- DTXQ + DT 1 đáy (vì không có

nắp)

- HS làm bài

- HS chữa bài.

GV Trần Tài -TH Hồ Phước Hậu - Năm học 2007-2008

Giáo án Toán 5 / Tuần 25/ Tiết 121 Ngày soạn 9/3/2008- Ngày dạy 10/3/2008

Toán (Tiết 106): LUYỆN TẬP

A. Mục tiêu: Giúp HS :

- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần trong một số tình

huống đơn giản.

B. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ cho HS tham gia trò chơi bài tập 3

C. Các hoạt động dạy học:

Thời

gian

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

I/ Bài cũ:

+ Hãy đọc quy tắc tính diện tích xung quanh và diện

tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

* GV và HS nhận xét

*** Nhấn mạnh các kích thước phải cùng đơn vị đo.

II/ Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Luyện tập – ghi bảng

2.Thực hành - Luyện tập

Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài

+ Các số đo có đơn vị đo thế nào?

+ Gọi 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở

* GV theo dõi giúp đỡ HS còn chậm.

+ Yêu cầu HS nhận xét

* GV nhận xét, đánh giá.

+ Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn

phần của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?

Bài 2: HS đọc đề bài

+ Yêu cầu 1 HS nêu cách làm.

+ HS nhận xét và bổ sung

+ Gọi 1 HS lên bảng làm – HS cả lớp làm vào vở.

* HS nhận xét và GV nhận xét, đánh giá.

+ Khi tính DTXQ và DTTP của hình hộp chữ nhật ta

cần lưu ý điều gì?

Bài 3: HS đọc đề bài

+ Yêu cầu HS tham gia trò chơi thi đua theo nhóm

+ HS nhóm nào có kết quả trước là thắng

* GV và HS nhận xét

- 4 HS

- 1 HS đọc

- Chưa cùng đơn vị đo, phải đưa về

cùng đơn vị

- HS làm bài

- HS chữa bài

- DTXQ = Chu vi mặt đáy nhân với

chiều cao (cùng đơn vị đo)

- DTTP = DTXQ + DT 2 đáy.

- 1 HS đọc

- DT quét sơn chính là DTTP trừ đi

DT cái nắp mà DT cái nắp là DT mặt

đáy.

- HS làm bài

- Cùng đơn vị đo

- 1 HS đọc

- HS chia nhóm tham gia trò chơi.

GV Trần Tài -TH Hồ Phước Hậu - Năm học 2007-2008

Giáo án Toán 5 / Tuần 25/ Tiết 121 Ngày soạn 9/3/2008- Ngày dạy 10/3/2008

+ Tại sao DTTP của hai hình hộp bằng nhau?

+ Tại sao lại điền S (sai) vào câu c?

III/ Nhận xét - dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Bài sau: Về nhà cắt sẵn 1 hình thoi bằng giấy màu để

tiết sau học.

- DTTP = Tổng DT các mặt nên khi

thay đổi vị trí hộp, DTTP không thay

đổi.

Toán (Tiết 107): DIỆN TÍCH XUNG QUANH

VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG

A. Mục tiêu: Giúp HS :

- Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích

xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích

toàn phần của hình hộp chữ nhật

- Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để

giải một số bài toán có liên quan.

B. Đồ dùng dạy học:

- Một số hình lập phương có kích thước khác nhau.

C. Các hoạt động dạy học:

Thời

gian

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

I/ Bài cú: + Hãy nêu một số đồ vật có dạng hình lập

phương và cho biết hình lập phương có đặc điểm gì?

+ Nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích

toàn phần của hình hộp chữ nhật.

* HS nhận xét và GV đánh giá.

II/ Bài mới:

1. Giới thiệu bài: DTXQ & DTTP hình lập phương

2.Giảng bài:

* GV đưa ra mô hình trực quan

+ Hình lập phương có đặc điểm gì giống và khác với

hình hộp chữ nhật?

+ Có nhận xét gì về 3 kích thước của hình lập phương?

+ Hình lập phương có đủ đặc điểm của hình hộp chữ

nhật không?

+ HS dựa vào công thức tính DTXQ & DTTP của hình

hộp chữ nhật để tìm ra công thức DTXQ & DTTP hình

lập phương.

+ HS đọc lại ghi nhớ - GV ghi công thức lên bảng.

Ví dụ 1: Gọi HS đọc trong SGK (trang 111)

+ 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm nháp

+ HS nhận xét và chữa bài

3. Luyện tập:

Bài 1: HS đọc đề

+ Yêu cầu HS tự làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp.

- Viên súc sắc, thùng các- tông, hộp

phấn…có 6 mặt, đều là hình vuông

bằng nhau, có 8 đỉnh, 12 cạnh.

- HS nêu công thức

- HS quan sát

- HS so sánh và trả lời

- Cdài = Crộng = Ccao

- Có (Đặc biệt 3 kích thước =)

- DTXQ hình lập phương = DT 1

mặt nhân với 4. DTTP = DT 1 mặt

nhân với 6.

HS nhắc lại

- 1 HS

- HS làm bài

- HS chữa bài

- 1 HS đọc

- HS làm bài

GV Trần Tài -TH Hồ Phước Hậu - Năm học 2007-2008

Giáo án Toán 5 / Tuần 25/ Tiết 121 Ngày soạn 9/3/2008- Ngày dạy 10/3/2008

+ Nhận xét, chữa bài.

+ Muốn tính Sxq và Stp của hình lập phương ta làm sao?

Bài 2: HS đọc đề

+ HS tự làm bài

+ Nhận xét, chữa bài và yêu cầu giải thích cách làm

III/ Nhận xét - dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Bài sau: Về nhà xem lại bài

- HS nêu lại quy tắc

- 1 HS

- HS làm bài

- Vì hộp không có nắp nên chỉ tính

diện tích 5 mặt.

Toán (Tiết 108): LUYỆN TẬP

A. Mục tiêu: Giúp HS :

- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

- Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để

giải một số tình huống đơn giản.

B. Đồ dùng dạy học:

+ Bảng phụ

C. Các hoạt động dạy học:

Thời

gian

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

I/ Bài cũ: + Gọi HS nêu lại quy tắc và công thức tính

diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình

lập phương

* HS nhận xét và GV đánh giá.

II/ Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Luyện tập – ghi bảng

2.Thực hành - Luyện tập

Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài

+ Yêu cầu HS tự làm vào vở. 2 HS làm bảng lớp.

+ HS nhận xét bài của bạn và chữa bài.

+ Cần lưu ý điều gì khi số đo trong bài có đơn vị phức?

+ Muốn tính DTXQ hình lập phương ta làm sao?

+ DTTP của hình lập phương gấp mấy lần DT 1 mặt?.

Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài

+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (2phút)

+ Các nhóm trình bày kết quả và giải thích.

(Khi HS không tìm ra, GV biểu diễn bằng đồ dùng trực

quan)

+ Hãy nói nhanh kết quả DTXQ và DTTP của hình lập

phương vừa gấp.

Bài 3: HS đọc đề bài

+ Yêu cầu HS làm bài vào vở (chỉ ghi đúng /sai)

+ HS đọc bài làm của mình, lớp nhận xét – GV nhận

xét, chữa bài .

+ Có cách giải thích không cần tính không?

* GV: Cạnh của B ta gọi là a thì cạnh của A là 2 x a.

- 3 HS

- 1 HS đọc

- HS làm bài

- HS chữa bài

- Phải đổi ra cùng đơn vị đo.

- Lấy DT 1 mặt nhân với 4.

- Gấp 6 lần

- 1 HS đọc

- HS thảo luận

- HS trình bày kết quả. Chỉ có hình 3

và hình 4 có thể gấp được.

- Sxq = 4cm3

và Stp = 6cm3

- 1 HS

- HS làm bài

- HS chữa bài

- Dựa vào công thức Sxq = S x 4 (S là

diện tích 1 mặt) để giải thích…

GV Trần Tài -TH Hồ Phước Hậu - Năm học 2007-2008

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!