Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh.
PREMIUM
Số trang
71
Kích thước
867.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1808

Diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

NGUYỄN THỊ THANH NGÂN

DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂ TRONG TIỂU THUYẾT

NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 05/2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂ TRONG TIỂU THUYẾT

NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

ThS. Phạm Thị Thu Hương

Người thực hiện

NGUYỄN THỊ THANH NGÂN

Đà Nẵng, tháng 05/2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của ThS. Phạm Thị Thu Hương. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội

dung khoa học của khóa luận này.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Ngân

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến

cô giáo Phạm Thị Thu Hương - người đã nhiệt tình, chu đáo

hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn

các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư

phạm Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình thực

hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè

và người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận

này.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn

chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự

đóng góp chân thành của thầy cô, bạn bè để đề tài được

hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Ngân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6

5. Bố cục đề tài.................................................................................................. 6

Chương 1. DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂTRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGƯỜI KỂ CHUYỆN ................................... 8

1.1. Về khái niệm diễn ngôn truyện kể ............................................................. 8

1.2. Người kể chuyện dị sự – chủ thể chính của diễn ngôn truyện kể trong Nỗi

buồn chiến tranh.............................................................................................. 10

1.2.1. Khái niệm người kể chuyện dị sự ......................................................... 10

1.2.2. Đặc điểm của người kể chuyện dị sự trong Nỗi buồn chiến tranh ....... 11

1.2.2.1. Mối liên hệ với nhân vật Kiên và tác giả hàm ẩn .............................. 11

1.2.2.2. Mối liên quan với người kể chuyện xưng “tôi” ở cuối tác phẩm ...... 14

1.2.2.3. Sự phức hợp ngôi kể - diễn ngôn mang tính tự thuật và diễn ngôn

trong diễn ngôn................................................................................................ 16

1.3. Người kể chuyện lưỡng phân và tính nước đôi của diễn ngôn................ 19

1.3.1. Giọng điệu đáng tin cậy và không đáng tin cậy.................................... 20

1.3.2. Giọng điệu triết lí chiêm nghiệm và triết lí uy quyền........................... 23

1.3.3. Giọng điệu tỉnh táo và điên loạn ........................................................... 25

Chương 2. DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT .. 27

2.1. Tổ chức điểm nhìn về chủ đề chiến tranh- tình yêu- hòa bình ................ 27

2.1.1. Diễn ngôn phối kết điểm nhìn về cuộc chiến tranh .............................. 28

2.1.2. Diễn ngôn phối kết điểm nhìn về chủ đề chiến tranh- tình yêu............ 32

2.1.3. Diễn ngôn phối kết điểm nhìn về chủ đề chiến tranh - hòa bình.......... 35

2.2. Tổ chức điểm nhìn về tấn bi kịch của con người trong và sau chiến tranh.... 38

2.2.1. Diễn ngôn về nhân vật bị “chấn thương”.............................................. 38

2.2.2. Diễn ngôn về nhân vật bị biến dạng cả nhân hình lẫn nhân tính .......... 41

2.2.3. Diễn ngôn về nhân vật “lạc thời”.......................................................... 44

Chương 3. DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN TỔ CHỨC KHÔNG -THỜI GIAN

TRẦN THUẬT .............................................................................................. 47

3.1. Diễn ngôn với việc tổ chức thời gian trần thuật trong tiểu thuyết........... 47

3.1.1. Về niên biểu thời gian của tiểu thuyết .................................................. 48

3.1.2. Sự sai trật tự thời gian trong tiểu thuyết ............................................... 49

3.2. Diễn ngôn miêu tả và các lớp không gian trần thuật trong tiểu thuyết.... 53

3.2.1. Không gian lịch sử - sự kiện ................................................................. 54

3.2.2. Không gian tâm lý................................................................................. 56

3.2.3. Tổ chức không gian trần thuật trong tiểu thuyết................................... 58

KẾT LUẬN.................................................................................................... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thời gian là vị giám khảo công tâm nhất, có những đánh giá công bằng

nhất, chính xác nhất cho các tác phẩm nghệ thuật. Trải qua sự thẩm định của

thời gian, có nhiều tác phẩm không còn giá trị như lúc nó chào đời mà trở

thành lạc hậu và bị trả về quá vãng nhưng cũng có những tác phẩm vượt qua

được thử thách khắc nghiệt và đồng hành cùng với thời gian. Nỗi buồn chiến

tranh của Bảo Ninh là một ví dụ điển hình. Tác phẩm có một số phận lắm bấp

bênh, được chào đón nồng nhiệt khi mới chào đời rồi bị phê phán ngay sau

đó. Và đến bây giờ, giá trị của nó đã được khẳng định thêm lần nữa với những

giải thưởng trong nước cũng như quốc tế.

Nỗi buồn chiến tranh, đúng như tên gọi, là cuốn sách viết về chiến

tranh từ cái nhìn của một người - người lính bước ra từ cuộc chiến với một

tâm hồn tổn thương sâu sắc. Thiên truyện không chỉ là những nếm trải, suy tư,

nghiền ngẫm mà còn phơi bày, phanh phui trần trụi bộ mặt của chiến tranh và

đặc biệt là đã phục dựng lại hình ảnh những mảnh đời buồn đau nhưng vinh

quang của cả một lớp người trong trận mạc. Không những thế, Nỗi buồn chiến

tranh còn được chú ý bởi những cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết. Lối

viết dòng ý thức, kĩ thuật tự sự phân mảnh, sự phối kết hệ điểm nhìn tạo tính

đa thanh… Tất cả gợi âm hưởng của phong cách văn xuôi hậu hiện đại.

Nhận thấy chiều sâu nhân bản của các lớp diễn ngôn truyện kể trong

tiểu thuyết, với đề tài khóa luận của mình, chúng tôi sẽ tiếp cận tác phẩm dưới

ánh sáng của lí thuyết thi pháp học và tự sự học ở bình diện Diễn ngôn truyện

kể trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; nhằm đem lại cái

nhìn đa chiều hơn trong việc đánh giá một tác phẩm văn chương hiện đại rất

giàu giá trị.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!