Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử hội thề của nguyễn quang thân.
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
979.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1107

Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử hội thề của nguyễn quang thân.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

NGÔ THỊ HỒNG VÂN

DIỄN NGÔN LỊCH SỬ

TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ HỘI THỀ

CỦA NGUYỄN QUANG THÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 05/2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

DIỄN NGÔN LỊCH SỬ

TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ HỘI THỀ

CỦA NGUYỄN QUANG THÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thanh Trường

Người thực hiện

NGÔ THỊ HỒNG VÂN

Đà Nẵng, tháng 05/2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn của TS. Nguyễn Thanh Trường. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học

của khóa luận này.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Hồng Vân

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy giáo Nguyễn

Thanh Trường - người đã nhiệt tình, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận

này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm

Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi

xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa

luận này.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi

những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chân thành của thầy cô, bạn bè để đề

tài được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Hồng Vân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...................................................................................2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát.........................................................4

4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5

5. Bố cục khóa luận .................................................................................................5

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ DIỄN NGÔN VÀ DIỄN NGÔN LỊCH SỬ

TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ........................................................................6

1.1. Diễn ngôn..........................................................................................................6

1.1.1. Quan niệm về diễn ngôn.............................................................................6

1.1.2. Diễn ngôn trong văn học ............................................................................8

1.2. Diễn ngôn lịch sử............................................................................................10

1.2.1. Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử.................................................10

1.2.2. Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử ..............................................12

1.3. Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 ....................15

1.3.1. Sự đổi mới hệ hình tư duy về lịch sử .......................................................15

1.3.2. Lịch sử được “nhào nặn” bằng các thủ pháp của khuynh hướng hậu hiện

đại .......................................................................................................................18

Chương 2: DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỘI THỀ -

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ..............................................................21

2.1. Hội thề và hình tượng con người cô đơn........................................................21

2.2. Hội thề và mối quan hệ trầm kha của lịch sử: trí thức – võ biền....................27

2.3. Hội thề - sự “giải minh lịch sử”......................................................................31

2.4. Hội thề và những bài học bang giao ...............................................................35

Chương 3: DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT HỘI THỀ -

NHÌN TỪ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN.........................................41

3.1. Tổ chức kết cấu nghệ thuật.............................................................................41

3.1.1. Kết cấu tương phản – sự trỗi dậy quyết liệt của cảm thức đối thoại...............41

3.1.2. Kết cấu đồng hiện – lối tư duy “phi lịch sử”............................................44

3.2. Kĩ thuật xây dựng nhân vật.............................................................................47

3.2.1. Từ diện mạo đến tính cách .......................................................................47

3.2.2. Nhân vật được soi chiếu dưới nhiều điểm nhìn trong tương quan “đối

thoại” ..................................................................................................................49

3.3. Không gian nghệ thuật....................................................................................52

3.3.1. Không gian dồn nén, căng chật ................................................................52

3.3.2. Không gian đời tư khép kín......................................................................55

3.4. Thời gian nghệ thuật.......................................................................................58

3.4.1. Thời gian “nước rút” – thời khắc lịch sử “đắc địa”..................................58

3.4.2. “Đêm” – thời gian mang tính biểu tượng.................................................60

3.4.3. Thời gian tâm tưởng – sự phá vỡ quy luật tuyến tính ..............................62

3.5. Ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu................................................................64

3.5.1. Ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ đời thường .............................................65

3.5.2. Giọng đa thanh .........................................................................................68

KẾT LUẬN..............................................................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Từ lĩnh vực ngôn ngữ, nghiên cứu diễn ngôn đã trở thành một vấn đề của lí

luận văn học được phát triển rầm rộ ở châu Âu từ những năm 60 của thế kỉ XX với

những tên tuổi tiêu biểu: M. Foucault, J. Derrida, R. Barthes, M. Bakhtin,… Nghiên

cứu diễn ngôn trong văn học không đơn thuần chỉ nghiên cứu trên bề mặt mà “độ

rơi” của nó chính là vấn đề ngoài và sau văn bản, hứa hẹn mở ra những chiều kích lí

giải và khám phá khác nhau từ nhiều góc độ.

Diễn ngôn lịch sử là diễn ngôn về một loại hình khoa học: khoa học lịch sử

với tất cả những đặc điểm và quy phạm của nó. Lâu nay do những đặc điểm riêng

của thời đại nên có sự giống nhau giữa diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử và

diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử. Do đó, cần có một cái nhìn biện chứng

và hệ thống về hai loại diễn ngôn này, đặc biệt là diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử theo

đặc trưng thể loại.

Hơn nửa thế kỉ cầm bút, nhà văn Nguyễn Quang Thân đã tạo nên những dấu

ấn nhất định trong nền văn học hiện đại Việt Nam cũng như trong lòng các thế hệ

độc giả. Cùng với sự nở rộ của những tác phẩm văn học mang tính đối thoại lịch sử,

Hội thề của Nguyễn Quang Thân đã góp phần dựng nên bộ mặt mới cho tiểu thuyết

lịch sử Việt Nam đương đại. Ngay khi ra mắt độc giả, tác phẩm đã tạo nên những

làn sóng dư luận sôi nổi, thậm chí trái chiều, chứng tỏ sức cuốn hút mạnh mẽ đến từ

tác phẩm.

Với tất cả những lí do trên, chúng tôi chọn “Diễn ngôn lịch sử trong tiểu

thuyết lịch sử Hội thề của Nguyễn Quang Thân” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

với hi vọng sẽ góp phần làm tường minh những phạm trù lí thuyết cơ bản về diễn

ngôn và ứng dụng nó vào việc tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn

Quang Thân, nhằm chỉ ra những đặc điểm riêng về diễn ngôn của ông.

2

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Về nhà văn Nguyễn Quang Thân

Là một nhà văn có nhiều đóng góp trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu

thuyết, kịch nên số lượng những bài phê bình và đánh giá về nhà văn Nguyễn

Quang Thân không hề hiếm, nhưng trong giới hạn khảo sát của đề tài, chúng tôi chỉ

điểm lại một số những bài viết, những ý kiến mà đề tài quan tâm. Có thể kể đến một

số bài viết sau đây: Nhà văn Nguyễn Quang Thân: Người khát sống (Hoài Nam)

[33], Nguyễn Quang Thân – người tôn thờ trách nhiệm nhà văn (Vũ Quốc Văn)

[50], Tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân từ góc nhìn thể loại (Trịnh

Thanh Tùng) [48], Sự minh mẫn trong bóng tối (Gerard Lacroix) [12].

Những bài viết kể trên chủ yếu nhìn nhận nhà văn trên hai phương diện. Ở

phương diện con người cá nhân, Nguyễn Quang Thân được đánh giá là một con

người có khát vọng sống mãnh liệt và thường trực. Ở góc độ nhà văn, ông lại được

đề cao ở tinh thần trách nhiệm đối với văn chương và hơn thế nữa ông là một trong

những cây bút đi tiên phong trong công cuộc cách tân văn học – một sự cách tân

toàn diện và đúng nghĩa nhất.

Những nhận xét, phẩm bình thông qua các bài viết nêu trên đã đem đến

những hiểu biết nhất định làm nền tảng căn bản cho những nghiên cứu sâu hơn,

toàn diện và hệ thống hơn về nhà văn Nguyễn Quang Thân và những đứa con tinh

thần của ông.

2.2. Về tiểu thuyết lịch sử “Hội thề”

Xung quanh Hội thề là những cuộc tranh luận, phẩm bình sôi nổi tạo nên

những luồng dư luận trái chiều gây nhiều tranh cãi. Vì thế, có thể phân luồng dư

luận thành những hướng sau đây:

Thứ nhất, những bài viết có sự ghi nhận và đánh giá cao tiểu thuyết Hội thề,

có thể kể đến: Tiểu thuyết lịch sử: không phải là cuộc chơi của người trẻ (Thu An)

[1], Hội thề: Một cái nhìn giải minh lịch sử (Hoài Nam) [31], Hội thề: Khoảnh khắc

hạnh phúc của trí thức (Hoài Nam) [32], Hội thề và lịch sử (Lê Thành Nghị) [36],

Hình tượng nhân vật Lê Lợi trong tiểu thuyết lịch sử Hội thề của Nguyễn Quang

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!