Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Diện mạo văn học VIỆT NAM 1945 1975 nhìn từ góc độ thi pháp học-sưu tầm bài viết của GS.TS La Khắc
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
64.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1502

Diện mạo văn học VIỆT NAM 1945 1975 nhìn từ góc độ thi pháp học-sưu tầm bài viết của GS.TS La Khắc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

DIỆN MẠO VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 – 1975 (NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP THỂ LOẠI)

24/04/2013 ·

Lã Nguyễn

1. Sau 1975, một quá trình văn học đã được khép lại. So với văn học trước và sau đó, văn học

1945-1975 có diện mạo riêng, với những đặc điểm và quy luật vận động riêng. Bài viết này chỉ

thử phác hoạ lại diện mạo của giai đoạn văn học ấy từ góc độ thi pháp.

Từ góc độ thi pháp, có thể hình dung diện mạo của văn học 1945-1975 qua hệ thống thể loại của

nó. Bởi vì thể loại văn học vừa là hiện tượng lịch sử, vừa là nhân tố loại hình.

Văn học Việt Nam 1945-1975 rất đa dạng và phong phú về thể loại. Ngay từ thời kì đầu cuộc

kháng chiến chống Pháp, thơ đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Qua sáng tác của những

cây bút tiêu biểu như Tố Hữu, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung

Thông, Thôi Hữu, Hữu Loan…, thơ cách mạng đã tạo ra được một nội dung và hình thức thể loại

khác xa với thơ trữ tình của những năm ba mươi. Diện mạo của nền văn xuôi kiểu mới cũng

được hình thành qua những trang bút kí, kí sự, truyện ngắn của Trần Đăng, Nguyễn Huy Tưởng,

Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, Hồ Phương. Nhưng phải sau hoà bình lập lại, nhất là từ những

năm sáu mươi, các thể loại văn học mới phát triển rực rỡ. Có được sự phát triển rực rỡ ấy là nhờ

công sức của nhiều thế hệ cầm bút. Giai đoạn từ năm 1958 đến 1964 được gọi là thời kì hồi sinh

của hàng loạt nhà thơ “tiền chiến” như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh… Văn

xuôi phát triển mạnh mẽ với nhiều cây bút thuộc các thế hệ khác nhau: Nguyễn Tuân, Tô Hoài,

Bùi Hiển, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thế Phương, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải,

Lê Khâm, Hữu Mai, Nguyễn Kiên, Đào Vũ, Vũ Thị Thường… Từ 1965 đến 1975, một cao trào

sáng tác phục vụ cuộc kháng chiến chống Mĩ được phát động. Đây là thời kì xuất hiện hàng loạt

nhà thơ trẻ có giọng điệu riêng của một thế hệ mới: Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn,

Bùi Minh Quốc, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu

Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Đăng Khoa, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mĩ Dạ… Về văn

xuôi, bên cạnh Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Lê Khâm (Phan Tứ), nổi lên Nguyễn Minh Châu,

Chu Văn, Đỗ Chu, Ma Văn Kháng (ngoài Bắc) và Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức

(trong Nam).

Có thể nói, ở giai đoạn 1945-1975, nền văn học Việt Nam không thiếu một thể loại nào: truyện

ngắn, truyện vừa, truyện dài, các loại kí, bao gồm kí sự, bút kí, tuỳ bút, truyện kí, các thể thơ: thơ

trữ tình, thơ trào phúng, truyện thơ, trường ca… Chỉ có phóng sự là thể loại từng phát triển mạnh

mẽ từ thời trước Cách mạng, nay bỗng thấy thiếu vắng trên văn đàn.

2. Tuy nhiên, diện mạo của một giai đoạn văn học không phải là sự cộng gộp giản đơn các thể

loại của tác phẩm. Bởi vì toàn bộ sáng tác của một giai đoạn văn học bao giờ cũng tạo thành một

chỉnh thể. Khái niệm chỉnh thể ở đây được sử dụng nhằm chỉ một hệ thống nghệ thuật mà các

yếu tố hợp thành luôn luôn tồn tại trong một quan hệ tương quan, tương thông vừa phụ thuộc,

vừa chế định lẫn nhau giống như một cơ thể sống. Cho nên, muốn nhận ra diện mạo của một giai

đoạn văn học, người ta không thể dừng lại ở việc liệt kê, tính đếm số lượng các thể loại lớn nhỏ,

mà phải khảo sát mối quan hệ cộng sinh tạo thành bản hoà tấu của cả một hệ thống thể loại.

Ở những thời đại khác nhau, các thể loại văn học có những kiểu quan hệ cộng sinh hết sức khác

nhau. Chẳng hạn, trong văn học cổ – trung đại, mỗi tác phẩm thường được sáng tác theo một thể

loại, có một chức năng đời sống, chức năng nghệ thuật và một cấu trúc hình thức cố định. Cho

nên, hệ thống văn học trung đại là một chỉnh thể thống nhất của những thể loại song song cùng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!