Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐỊA VỊ CAO CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI AI CẬP CỔ ĐẠI
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 17 - 22
17
ĐỊA VỊ CAO CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI AI CẬP CỔ ĐẠI
Dƣơng Thị Huyền*
Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong thế giới cổ đại, Ai Cập là quốc gia mà ngƣời phụ nữ có địa vị tƣơng đối cao. Không những
phụ nữ cung đình quyền quý có địa vị chính trị và tôn giáo cao mà ngay những ngƣời phụ nữ lao
động bình thƣờng cũng đƣợc hƣởng những quyền lợi về kinh tế, luật pháp và giao tiếp xã hội nhƣ
nam giới. Phụ nữ Ai Cập có quyền đƣợc có tài sản riêng, truy tố chồng ra tòa và ly dị, nhất là trong
những trƣờng hợp bị đối xử tệ. Quan hệ nam nữ trong xã hội là quan hệ hoàn toàn bình đẳng, trong
đó ngƣời phụ nữ đƣợc xã hội kính trọng. Đó là điều mà không phải chỉ những phụ nữ Hy Lạp, La Mã
thời bấy giờ khao khát mà ngay cả thời nay, phụ nữ nhiều nƣớc vẫn đang đấu tranh để giành lại.
Từ khóa: phụ nữ Ai Cập; địa vị của người phụ nữ; hôn nhân; gia đình
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong xã hội nguyên thủy, chế độ mẫu hệ
xuất hiện trong một thời gian dài. Ngƣời phụ
nữ lúc đó phải gánh vác những trọng trách
nặng nề, lao động cực nhọc nhƣng họ hoàn
toàn có quyền tự do. Họ cai quản bộ lạc,
chăm sóc con gái, còn đàn ông đi kiếm ăn.
Bây giờ, lƣơng thực là của chung giúp cho
ngƣời phụ nữ chiếm ƣu thế trong xã hội và
gia đình. Dòng dõi của con cái sinh ra đƣợc
xác định về bên mẹ. Tất cả đã tạo nên cơ sở
cho sự thống trị của ngƣời phụ nữ. Nhƣng khi
nền kinh tế phát triển, nhất là khi bƣớc vào
thời đại khí, vai trò của ngƣời đàn ông trong
xã hội ngày càng đƣợc nâng cao, chế độ phụ
hệ dần đƣợc xác lập. Từ đó, vị trí và vai trò
của ngƣời phụ nữ bị suy giảm so với trƣớc.
Nhiều phụ nữ phụ thuộc vào chồng mình,
thậm chí còn bị đối xử rất tệ bạc. Khi bƣớc
vào xã hội văn minh thời cổ đại, địa vị của
ngƣời phụ nữ ngày càng thấp kém nhƣng Ai
Cập là một trong số ít các quốc gia còn duy
đƣợc địa vị và quyền lợi của ngƣời phụ nữ
nhƣ trong chế độ mẫu hệ thời nguyên thủy.
Ai Cập cổ đại là trung tâm văn minh sớm nhất
thế giới cổ đại, ra đời vào cuối thiên niên kỷ
IV TCN, ở lƣu vực sông Nil, phía Bắc châu
Phi. Nền văn minh Ai Cập nổi tiếng với các
kim tự tháp hùng vĩ, những bức tƣợng khổng
lồ, những xác ƣớp còn tồn tại đến ngày nay…
Chính vì vậy, đã có rất nhiều nhà khoa học,
*
Tel: 0975702362; Email: [email protected]
nhà khảo cổ học tìm hiểu, nghiên cứu và
khám phá về đất nƣớc có nhiều điều bí ẩn
này. Nhƣng các tác giả với các tác phẩm, chủ
yếu tập trung nghiên cứu thiết chế chính trị,
tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa của Ai
Cập qua các triều đại. Cho đến nay, chƣa có
một tác giả và tác phẩm nào đi sâu nghiên cứu
về địa vị và đời sống của ngƣời phụ nữ Ai
Cập thời cổ đại. Trong phạm vi bài viết này,
chúng tôi tập trung tìm hiểu các tài liệu khảo
cổ học mà các nhà khảo cổ đã khai quật đƣợc
ở Ai Cập nhƣ: những ngôi mộ hoàng tộc và
các đền đài, các xác ƣớp, các bích họa và
tƣợng, những ngôi nhà, làng mạc cùng với
những đồ dùng hàng ngày của ngƣời xƣa để
lại… Các phát hiện ấy giúp chúng ta hiểu rõ
hơn, tín ngƣỡng và lối sống của cƣ dân mà
trong đó phản ánh rõ nét đời sống và địa vị
của ngƣời phụ nữ. Phụ nữ Ai Cập có địa vị
ngang bằng thậm chí trong một số lĩnh vực
còn hơn hẳn nam giới. Đó là một điểm tiến
bộ, làm nên những giá trị của của nền văn
minh Ai Cập
VỀ CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI
Khác với các quốc gia cổ đại phƣơng Đông,
những phụ nữ trong các cung đình có địa vị
chính trị tƣơng đối cao. Hầu hết các Pharaông
có nhiều vợ nhƣng chỉ có một ngƣời đƣợc
công nhận là “chính cung”. Bà là đệ nhất phu
nhân của vƣơng quốc. Tiếp sau là bà mẹ sinh
ra nhà vua, bà cũng đƣợc mọi ngƣời rất kính
trọng. Hoàng tử có đủ tƣ cách kế vị hay
không phải xem đó có phải là con của chính
cung hoàng hậu hay không. Nếu không phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn15