Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Di tích lịch sử văn hóa ở huyện vĩnh lộc - thanh hóa với việc phát triển du lịch địa phương.
PREMIUM
Số trang
78
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1183

Di tích lịch sử văn hóa ở huyện vĩnh lộc - thanh hóa với việc phát triển du lịch địa phương.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

----

TRỊNH THỊ HẰNG

Di tích lịch sử văn hóa ở huyện Vĩnh

Lộc - Thanh Hóa với việc phát triển du

lịch địa phương.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA LỊCH SỬ

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thời gian vẫn cứ thế trôi đi, bánh xe lịch sử sẽ không bao giờ quay ngược trở lại,

thế nhưng như vậy không có nghĩa những giá trị lịch sử sẽ bị chôn vùi. Nếu như lần theo

dấu vết của thời gian thì chúng ta sẽ tìm hiểu được lịch sử. Đối với một dân tộc, một vùng

đất cũng vậy! Những giá trị văn hóa lịch sử mà bao thế hệ đi trước đã để lại chính là dấu

vết. Nhìn vào đó chắc chắn chúng ta sẽ tái hiện được phần nào lịch sử. Bởi thế muốn tìm

về cội nguồn thì không thể không nhắc đến hệ thống các di tích lịch sử văn hóa. Đây là

những chứng tích vô cùng quan trọng, nơi ghi dấu những khoảnh khắc hào hùng và lưu

giữ biết bao truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.

Từ lâu Việt Nam vốn được xem là một đất nước có bề dày về lịch sử và văn hóa,

chính vì thế loại hình du lịch nhân văn cũng được rất nhiều người quan tâm. Vậy nên việc

bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là

trách nhiệm riêng của bất kỳ một tổ chức, một địa phương nào, trách nhiệm đó thuộc về

tất cả chúng ta, những người may mắn được sinh ra và lớn lên trên mãnh đất quê hương

Việt Nam đầy kiêu hãnh. Đó không đơn thuần là công việc bảo vệ những giá trị xưa cũ

mà còn là gìn giữ cho những thế hệ mai sau, bởi đây thực sự là những bài học lịch sử

thiết thực cho giới trẻ. Trên cơ sở đó quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa lịch sử tốt

đẹp ấy đến bạn bè khắp năm châu bốn phương.

Dãi đất hình chữ “S” xinh đẹp của đất nước Việt Nam thật đặc biệt! Điều đặc biệt

ấy ở chỗ dù diện tích không lớn, dáng hình mềm mại và con người nhỏ bé thế nhưng Việt

Nam lại có thể làm nên những điều hết sức phi thường, tưởng chừng như không thể, và

Vĩnh Lộc xứng đáng là một trong những địa phương mang đầy đủ những khí chất như

thế! Nằm trong địa vực của tỉnh Thanh Hóa, vùng đất được mệnh danh là “địa linh nhân

kiệt”, với truyền thống lịch sử lâu đời. Thanh Hóa đã sản sinh ra rất nhiều những nhân vật

kiệt xuất như: Lê Lợi, Lê Hoàn, Bà Triệu, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ...

Vĩnh Lộc cũng là một huyện vốn có truyền thống yêu nước và tinh thần hiếu học từ lâu,

nơi phát tích của nhà Trịnh và 12 đời chúa Trịnh, Thành nhà Hồ, phủ Trịnh, các khu di

tích lịch sử của huyện là những minh chứng lịch sử hào hùng của con người và mảnh đất

nơi đây. Ngay từ thời phong kiến, huyện Vĩnh Lộc đã có nhiều người là những vị tướng

giỏi cầm quân đánh giặc cứu nước như: Trần Khát Chân, Hoàng Ðình Ái, Trịnh Khả,

Tống Duy Tân...

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc hiện có 251 di tích, trong đó rất nhiều

di tích nổi tiếng có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa có triển vọng cho phát triển kinh tế du

lịch, đặc biệt là vào tháng 6 năm 2011 vừa qua Thành nhà Hồ vừa được Ủy ban Di sản

thế giới tại kỳ họp thứ 35 được tổ chức tại Paris (Cộng Hòa Pháp) chính thức công nhận

là di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên hiện nay những di tích lịch sử văn hóa trên vẫn chưa

thực sự được khai thác một cách triệt để, để có thể thu hút được lượng lớn du khách đến

tham quan và đem lại hiệu quả kinh tế cho huyện và nhân dân địa phương.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi chọn đề tài “Di tích lịch sử văn hóa ở huyện

Vĩnh Lộc - Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phuơng” làm báo cáo khóa luận tốt

nghiệp ra trường của mình, qua đó nhằm góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào

việc bảo tồn, gìn giữ và khai thác những giá trị văn hóa lịch sử phục vụ cho việc phát

triển du lịch của địa phương và giới thiệu tới bạn bè, du khách bốn phương đến với Vĩnh

Lộc.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thanh Hoá là vùng đất vốn có lịch sử lâu đời, đây là một trong những cái nôi của

dân tộc Việt Nam. Những ai đã từng đến với Thanh Hoá thì không nên bỏ qua vùng đất

Vĩnh Lộc - nơi mà hiện nay vẫn còn lưu giữ lại rất nhiều những tinh hoa quá khứ qua

những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: thành Nhà Hồ, nhà cổ Tây Giai, phủ Trịnh -

nghè Vẹt, chùa Tường Vân, chùa Báo Ân, đền Trần Khát Chân… Chính vì thế Vĩnh Lộc

được nhắc đến rất nhiều trong sách, báo, tài liệu có giá trị từ trước đến nay.

Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí” do Á Nam Trần Tuấn Khải biên dịch có

miêu tả đầy đủ về vị trí địa lý của huyện Vĩnh Lộc cũng như sự thay đổi tên gọi và lãnh

thổ qua từng thời kỳ.

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 (2008) viết về

“Không gian văn hoá Tây Đô” của tác giả Nguyễn Thị Thuý cũng trình bày về địa thế và

những biến đổi của huyện Vĩnh Lộc sau khi được Hồ Quý Ly chọn làm Tây Đô.

Cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sỹ Liên biên soạn đã ghi lại hoàn cảnh

xây dựng thành nhà Hồ. Ngoài ra “Non nước Việt Nam” của tác giả Phạm Công Sơn cũng

đã đưa ra những thông tin cơ bản về thành nhà Hồ…

Có nhiều sách từng viết về khu đền thờ Trần Khát Chân nổi tiếng ở Vĩnh Lộc như

cuốn “Đồng Khánh địa dư chí”, “Thanh Hoá Vĩnh Lộc huyện chí” của Lưu Công Đạo

(viết năm Bính Tý, Gia Long thứ 15/1816) đã chỉ ra rất rõ vị trí và đặc điểm của ngôi đền

này.

Viết về phủ Trịnh - nghè Vẹt danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (quê xã

Liên Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) từ xã Tình Diễm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà

Tĩnh được chúa Thịnh Vương Trịnh Sâm vời vào phủ chúa Trịnh ở Thăng Long, chữa trị

cho Vương tử Trịnh Cán. Năm 1782 ông viết tác phẩm “Thượng Kinh ký sự” (ghi chép

những sự việc lần đầu tiên đến Kinh Đô) trong đó có bài thơ “Đáo vương phủ”, “Thuật

hoài” đã miêu tả lại rất sinh động cảnh lộng lẫy cung son, hương hoa ngào ngạt và cả âm

vang tiếng vẹt của phủ Chúa.

Ngoài ra còn rất nhiều các di tích nổi tiếng, có giá trị trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc

được nhắc đến nhiều trong các bài viết như: Hải Đăng (2011) “Ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt

Nam”(vietnamnet.vn) miêu tả cụ thể về ngôi nhà cổ Tây Giai ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh

Tiến; Anh Tuấn(2009) “Chùa Giáng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc

gia”(Baomoi.com) viết về chùa Giáng (chùa Tường Vân); Thu Trang (2011) “Hành trình

đến với những thắng tích dọc đôi bờ sông Mã” (thanhnhaho.vn)…

Còn rất nhiều sách báo, bài viết khác nữa viết về vùng đất Vĩnh Lộc cũng như các

di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện. Nhìn chung các tác phẩm, bài viết đều tập

trung nghiên cứu lịch sử, đặc điểm, hình dáng của các di tích chứ chưa đi vào phân tích

cụ thể, đánh giá, khai thác tiềm năng đối với phát triển du lịch ở địa phương. Vì vậy

nghiên cứu đề tài này tôi hy vọng sẽ phần nào đóng góp ý tưởng của mình cho những kế

hoạch phát triển du lịch của huyện trong thời gian tới.

3. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu về truyền thống lịch sử văn hóa của huyện Vĩnh Lộc.

- Tìm hiểu về thực trạng của hệ thống các di tích lịch sử văn hóa hiện nay ở

huyện.

- Vấn đề trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa hiện nay ở Vĩnh Lộc.

- Đưa ra những định hướng khai thác các giá trị văn hóa lịch sử của các di tích cho

việc phát triển du lịch của địa phương.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Di tích lịch sử văn hóa của huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa với việc phát triển du

lịch địa phương.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu về đặc điểm địa lý, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa - con người của

huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa. Qua đây biết được đặc điểm cụ thể của các di tích. Đồng

thời đề tài sẽ tập trung nghiên cứu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như: thành nhà

Hồ, nhà cổ Tây Giai, phủ Trịnh, nghè Vẹt, chùa Tường Vân, đền Trần Khát Chân,...

Ngoài ra đề tài cũng sẽ tìm hiểu thực trạng khách du lịch đến với các di tích cũng

như phương thức khai thác các điểm di tích này để đưa vào hoạt động du lịch ở địa

phương. Bên cạnh đó đưa ra định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch của các di

tích lịch sử văn hóa ở huyện Vĩnh Lộc.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Để hoàn thành khóa luận này chủ yếu tôi dựa vào các tư liệu sau:

- Các tư liệu thành văn: sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, khóa luận

tốt nghiệp, bài viết, sách báo, tạp chí, văn bản.

- Các văn bia, tiến hành công tác điền dã thực tế và trò chuyện trực tiếp với người

dân địa phương.

- Sử dụng một số webside: http: //svhttdl.thanhhoa.gov.vn

http://thanhhoatourism.gov.vn

http://www.vietnamtourism.com

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi sử dụng đến những phương pháp

nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp: nhằm phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin

liên quan đến đề tài để khái quát hóa, mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu và đạt được

mục tiêu đề ra.

- Phương pháp thống kê: trong quá trình tìm kiếm và sưu tầm tài liệu từ những

nguồn trong những khoảng thời gian khác nhau nên cần được sắp xếp và hệ thống lại một

cách khoa học cho phù hớp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp phỏng vấn: đưa ra câu hỏi cho những du khách đến tham quan,

những người quản lý, cán bộ văn hóa, người dân địa phương và đặc biệt là người cao tuổi

để thu thập thêm thông tin.

- Phương pháp khảo sát thực địa: nhằm lấy số liệu, thông tin phục vụ cho việc

trình bày, đồng thời kiểm nghiệm độ chính xác, để kết quả nghiên cứu có tính thuyết

phục. Phương pháp này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của đề tài.

- Phương pháp chuyên gia: tận dụng những ý kiến của lãnh đạo, chính quyền, cán

bộ nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa để thu thập thông tin là hết sức thiết thực và bổ ích

phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Vận dụng phương pháp này có thể rút ngắn được quá trình

điều tra phức tạp đồng thời bổ sung cho phương pháp điều tra cộng đồng.

6. Đóng góp của đề tài

6.1. Về mặt khoa học

Góp phần đưa ra cái nhìn tổng thể hơn về những di tích lịch sử văn hóa trên địa

bàn huyện vĩnh Lộc và vị trí của nó đối với ngành du lịch. Từ đó có những kế hoạch đẩy

mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là về du lịch của địa phương.

6.2. Về mặt thực tiễn

- Giới thiệu tới du khách mọi miền biết đến vùng đất Vĩnh Lộc nhiều hơn qua các

di tích.

- Góp phần làm rõ hơn giá trị đích thực của mỗi di tích trên địa bàn huyện.

- Các cơ quan chính quyền địa phương sẽ quan tâm chú trọng hơn nữa tới việc

phát triển du lịch tham quan các điểm di tích lịch sử văn hóa.

- Đưa ra những đề xuất định hướng trong bảo tồn, giữ gìn và khai thác giá trị văn

hóa để phát triển du lịch.

- Những ai có lòng đam mê, quan tâm tới văn hóa và lịch sử của huyện Vĩnh Lộc

cũng có thể lấy đề tài này phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.

7. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung

chính gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung.

Chương 2: Di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa.

Chương 3: Vấn đề khai thác di tích lịch sử văn hóa ở huyện Vĩnh Lộc vào việc

phát triển du lịch địa phương.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!