Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

di tích Huế - Đàn Sơn Xuyên potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đàn Sơn Xuyên
Vài nét về lịch sử Đàn Sơn Xuyên
Lịch sử các triều đại phong kiến nước ta trước thời Nguyễn chưa thấy
nguồn tư liệu nào nhắc đến việc xây dựng đàn Sơn Xuyên. Dưới triều Nguyễn,
mãi đến năm Minh Mạng thứ 21 (1840), các đàn tế “danh sơn đại xuyên” mới
được thiết lập. Ở mỗi tỉnh, hằng năm mỗi khi triều đình tổ chức cúng tế xong là
triệt giải chứ không làm kiên cố như đàn Sơn Xuyên ở Huế.
Riêng về đàn Sơn Xuyên ở phủ Thừa Thiên, địa điểm xây dựng, quy tắc
xây dựng cũng như tế lễ được viết rõ ràng hơn trong sách Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ tục biên: “Năm Tự Đức thứ 5 (1852): Chuẩn tấu, về việc xây dựng đàn
Sơn Xuyên, nay đã chọn được một khu đất tại xứ Bộ Hóa thuộc địa phận hai xã
Dương Xuân Thượng, Hạ. Đây là chỗ rộng rãi, thoáng đãng, có thể đắp đàn. Vậy
nên theo mẫu đàn Xã Tắc mà liệu xây dựng. Về tầng thứ nhất qui chế hình vuông,
mỗi bề đều 5 trượng 4 thước, đắp nền đất cao lên 2 thước 5 tấc; chung quanh
dựng lan can cao 9 thước, tầng thứ 2 qui chế hình vuông, mỗi bề đều 10 trượng 4
thước 4 tấc, đắp nền đất cao lên 1 thước 3 tấc, chung quanh lan can cao 1 thước 8
tấc đều xây bằng gạch vuông loại xây thành. Nền bên dưới quy chế cũng vuông,
mỗi bề đều 21 trượng 6 thước, đều trên đất bằng; chung quanh lan can xây bằng
đá núi cho vững chắc. Nhưng đợi đến tháng 3 tháng 4 sang năm, thu hoạch lúa
xong, Bộ Công sẽ tư phát cấp của công và điều động thợ đến. Lại giao cho phủ