Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Di chúc Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển đất nước và các mô hình về CNXH
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
97.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1321

Di chúc Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển đất nước và các mô hình về CNXH

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Di chúc Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển đất nước và các mô hình về CNXH

Bài viết này, nhân nhận thức sâu sắc thêm mô hình mục tiêu về CNXH ở nước ta từ trong Di chúc Hồ Chí Minh, suy

nghĩ về mô hình CNXH hiện nay ở nước ta, mà theo tác giả là loại mô hình CNXH thứ 3, khi tham khảo về mô hình

Thụy Điển qua “Báo cáo khảo sát” của chuyên gia Trung Quốc, đã dịch đăng/ trích đăng trên tạp chí nước ta gần

đây.

Vấn đề cần lưu ý là phương pháp tiếp cận, xem xét tình huống các loại mô hình phát triển như thế nào cho đúng,

trúng với thực tế. Cần đổi mới tư duy, nhận thức lại về các mô hình XNCN hiện nay trên thế giới, chứ không chỉ là đối

với mô hình XHCN tập trung và bao cấp, như mô hình Xô Viết.

I- Về mô hình định tính – Mục tiêu về CNXH trong di chúc (Mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí

Minh)

Trong Di chúc của mình Hồ Chí Minh, viết: “Mong muốn cuối cùng của tôi là Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn

đấu xây dựng một nước Việt Nam Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào

sự nghiệp cách mạng thế giới”

Theo chúng tôi, xét về định tính thì có thể coi công thức “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập,

dân chủ và giàu mạnh…” (tất nhiên còn là vấn đề tự do và hạnh phúc nữa) là “mô hình” mục tiêu- động lực và bản

chất của CNXH.

Tất nhiên xét về phương thức, thì mô hình CNXH lúc đó còn là mô hình CNXH thời chiến, tập trung bao cấp. Và Hồ Chí

Minh cũng không bàn tới mô hình CNXH về mặt này.

Sang thời kỳ đổi mới, Đảng và nhân dân ta đã phủ định mô hình cũ, khi nó khủng hoảng, hết sức sóng, tận cùng của

nó và sáng tạo nên mô hình mới về CNXH và phát triển theo CNXH. Nhưng vẫn kế thừa và làm sáng tỏ thêm mô hình

định tính, về bản chất và mục tiêu của CNXH của Hồ Ch1i Minh: Xây dựng đất nước theo mô hình mục tiêu “dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vững bước tiến lên CNXH. Đó cũng là nội dung cơ bản định hướng

xã hội chủ nghĩa.

Tất nhiên, trong các mục tiêu đó, tuy Đảng ta nhiều lần và nhất là ở HCM có đề cập đến dân chủ, nhưng mãi đến Đại

hội IX của Đảng mới bổ dung khái niệm dân chủ vào công thức mô hình định tính nói trên. Và trật tự dân chủ ở đâu

là đúng trong công thức ấy cần phải nhận thức lại và sắp xếp lại cho hợp lý.

Điều đó chứng tỏ trong Đảng ta trước đó đã hiểu vấn đề dân chủ còn rất khác nhau, chưa thất chính xác, thậm chí có

lúc có mặt còn ấu trĩ, định kiến, không đúng.

Chúng ta biết rằng Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa Mác Lênin sáng tạo, và không tách rời sự nghiệp, tư tưởng

của Ăngghen khỏi các vị kinh điển này. Với hoàn cảnh lịch sử tưởng tự, Hồ Chí Minh và Đảng ta cũng đi theo con

đường cách mạng Tháng Mười Nga.

Nhưng với mô hình chủ nghĩa xã hội nhà nước, tập trung và bao cấp đã không phát huy được tác dụng, cuối cùng đi

vào khủng hoảng. Từ trong cuốc sống dần dần đã xuất hiện mô hình mới. Mô hình cũ là mô hình phi thị trường, thành

phần kinh tế sỡ hữu đơn nhất, kinh tế xã hội và chính trị nặng vè tập trung, kế hoạch trực tiếp, bao cấp, dân chủ tối

thiểu, tập trung tối đa…

Chúng ta cũng đã có thời phê phán và loại trừ mô hình “chủ nghĩa xã hội dân chủ”, kể cả mô hình Thũy Điển. Mặc dù

mô hình CNXHDC là khá phức tạp và có nhiều biến thể, nhưng rõ ràng nó vẫn có sức sống của nó (Chúng tôi chỉ

muốn nói khái quát về phong trào xã hội dân chủ ở Tây Âu, và chỉ nói rất vắn tắt (vấn đề đó cần nói chi tiết ở một

bài viết khác).

Sau Đại chiến I, năm 1919, thành lập "Quốc tế III" (tức Quốc tế Cộng sản); năm 1923, "Quốc tế II" khôi phục hoạt

động, và đổi tên là "Quốc tế đảng Xã hội" 5. Từ đó trở đi, trong phong trào công nhân Tây Âu hình thành sự đối lập

giữa hai thế lực nói trên (tức giữa một bên là các đảng Cộng sản với một bên là các đảng XHDC và các đảng Xã hội),

nhưng ưu thế và ảnh hưởng chủ yếu là ở phía các đảng XHDC và đảng Xã hội, vì các đảng này không những chỉ lôi

kéo được tuyệt đại đa số công nhân, mà lý luận và hoạt động của họ tương đối hợp với tâm lý của quảng đại các

tầng lớp trung gian và trí thức ở các nước tư bản; giai cấp tư sản cũng tương đối có thể tiếp thu.

Ở đây, ta chưa nói về tình hình phức tạp vừa đấu tranh vừa hợp tác giữa hai thế lực nói trên (trong thời gian chiến

tranh chống phát xít, hợp tác là chủ yếu), mà chính bản thân các đảng tham gia phong trào xã hội dân chủ trong

phạm vi của Quốc tế Xã hội (các đảng XHDC và các đảng Xã hội) cũng rất phức tạp. Chủ trương của các đảng này

không hoàn toàn nhất trí với nhau, ngoại trừ việc tất cả đều phủ định cách mạng bạo lực và nói chung đều tiếp thu

CNXH dân chủ. Lúc đầu, nhìn chung còn tuân theo cương lĩnh của đảng XHDC Đức được soạn thảo dưới sự chỉ đạo

của Ang-ghen năm 1889, khi thành lập Quốc tế II.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!