Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đèn Cù - Số Phận Việt Nam Dưới Chế Ðộ Cộng Sản Tự Truyện Của Người Từng Viết Tiểu Sử Hồ Chí Minh - Quyển hai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐÈN CÙ
TRẦN ĐĨNH
ĐÈN CÙ
truyện tôi
Quyển Hai
Người Việt Books
ĐÈN CÙ, quyển 2
tác giả Trần Đĩnh
Người Việt Books xuất bản lần thứ nhất
tại Hoa Kỳ, 2014
Biền tập:
Ngô Nhân Dụng
Võ Ngàn Sông
Đinh Quang Anh Thái
Tranh bìa: Nguyễn Thanh Bình
Bìa và Trinh bậy: Trần Minh Triết
ISBN: 978-1-62908-474-5
© Tácqiỏ và Người Việt Books g iữ bân quyền, 2014
ó thế ĐÈN CÙ sẽ không hấp dẫn những độc giả khác
như tôi bởi các nhân vật trong cuốn sách hoàn toàn
xa lạ với họ hoặc vì họ không quan tâm đến chính trị. Nhưng
vó’i tôi, người coi việc chổng Cộng sản Việt Nam như ý nghĩa
chính của cuộc đòi mình thì cuốn sách này vô cùng bổ ích.
Thêm nữa, khá nhiều nhân vật xuất hiện trong đó đã có
những lần gặp gỡ với tôi. Đọc ĐÈN cù là dịp gặp lại họ, cả
người đã khuất núi lẫn những ai đang tồn tại. Một đoạn
đường lịch sử của Việt nam được phản ánh qua các trang
viết. Đọc, để thêm một lần nữa, khẳng định rằng con đường
đấu tranh cho dân chủ là con đường duy nhất có thể thay đổi
vận mạng của dân tộc, và con đường ấy phải đi qua nấm mồ
chôn chủ nghĩa cộng sản cùng các di sản thối rữa cùa nó.
D ương Thu H ương, tác giả Thiên Đ ường Mùế
Trần Đĩnh là một trõng rất ít nhân chứng còn lại có thẩm
quyền nhất để kể những câu chuyện này. Nhưng Đèn Cừ là
một cuốn tự truyện, giá trị ưu tiên của nó không phải là tư
liệu mà là sự chia sẻ những trải nghiệm lịch sử hết sức con
người.
Huy Đức, tác giả Bên Thắng Cuộc.
Trần Đĩnh là nhà văn cung đình, như ông tự nhận. Nhưng
nhờ có ông, người may mắn được "gần mặt tròi" trong lịch
sử Việt Nam cận đại nên mới thấy được những vết đen trên
bề mặt nó, nay hào phóng kế lại cho bàn dân thiên hạ được
biết trong đống rác cung đình nọ có cái gì. Dưới dạng đặc
biệt của thể loại ký mà ông gọi là "truyện tôi/’ người đọc sẽ
được biết nhiều sự líiện, đôi khi là động trời, với những con
người, đôi khi được coi là thánh và á thánh, có hình thù ra
sao. Tác giả dùng lối kê tếu táo của người chứng kiến, không
cần đưa ra dữ liệu, ai tin thì tin, không tin thì thôi, mặc. Thế
nhưng tác phẩm của ông lại rất đáp ứng nhu cầu của người
5
TRẦN ĐĨNH
đọc muốn biết những gì đã xảy ra trong mộl giai đoạn lịch sử
không có lịch sử".
Vũ Thư Hiên, tác giả Đêm Giữa Ban Nqày.
Trung thu này không thấy con nít rước đèn cù mà chì
thấy CU' dân mạng rước sách "Đèn Cù" của Trần ĐĩnhỀ Cụ
Trần Đĩnh vốn Tây học, nên viết lách gãy gọn, linh hoạt và
chính xác. Cụ viết từ gan ruột, hoàn toàn theo ý mình. Trước
nay, những "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên, "Hoa
xuyên tuyết" của Bùi Tín, "Đỉnh cao chói lọi" của Dương Thu
Hương ...mói chỉ tập trung vẽ chân dung một ông...Judas. Nay
cụ Trần Đĩnh chơi tuốt luốt cả 13 ông... ông nào cũng Jưdas
cả nên có thế nói cụ không chỉ lật đồ thần tượng mà cụ đâ
đốt đền.giống Herostratos ngày xưa đốt Artemis. Tất nhiên,
cụ Trăn Đĩnh "đốt đền" không vì háo danh như Herostratos
mà vì ử "trong chăn" cụ biết quá nhiều sự thật về "ngôi đền
cộng sản Việt Nam", và tình thân "sĩ phu Bắc Hà" thục ép cụ
phải nói ra. Đám cháy này nhờ ngọn gió internet nên nó bốc
đùng đùng, cháy lan khắp nơi tới cả "khu m ật viện" của mấy
bác Ba Đình. Không biết cỏ phải gỡ chút sĩ diện mà các bác
[Ba Đình] dại dột cho triển lâm cải Cách Ruộng Đất không?
Nhưng rõ ràng gậy ông lại đập lưng ông.
Nhật Tuân, tác giả Đi Vê Nơi Hoang Dã.
Đế "trục độc" những ai muổn hiểu ra cái ác lại đầu nguồn
của đảng cộng sản Việt Nam, khởi đi tù1 Mao Trạch Đông và
Hồ Chí Minh cho tới sau này thì nên đọc - và đọc l<ỹ - bộ "Đèn
Cù" của Trần Đĩnh. Những ai muốn thế giới nhìn ra sự lẫm
lạc của nhiều người về Việt Nam thì nên phiên dịch bộ sách
ra ngoại ngũ’, vì nội dung còn vượt xa những gỉ Boris
Souvarine đã viết về chế độ Stalin tại Liên Xô.
Nguyễn-Xuân Nghĩa, Chuyên gia Kinh tế.
6
DÈN CÙ
Với một bút pháp linh động và riêng biệt, Trần Đĩnh kể
từng mẩu chuyện của riêng mình suốt cuốn "Đèn cù." Từng
mảng nối tiếp nhau hồn nhiên không theo một bố cục trước.
Nhưng khi nhìn toàn bộ cuốn sách thì những mảng ấy kết
thành một bức tranh vĩ đại mô tả chính xác và nghệ thuật
cảnh vật của chiếc đèn kéo quân ngót 70 năm qua trên đất
nước Việt Nam: Một bức tranh cực tả bản chất của đảng
Cộng sản với các đặc tính bất biến Dối trá, Bạo lực và Vô
nhân.
Phạm Xuân Đài, Chủ bút Thể Kỷ 21 Online.
Ngòi bút Trân Đĩnh với khấu ngữ sắc mạnh, chấm phá,
khoan đục vào xã hội một thời để bật ra cái đồi bại chen lẫn
cái cao quí nhất của con người. Hãy khoan lục bói những giai
thoại "chống cộng" trong tác phẩm, mà hãy mở lòng ra quằn
quại với nổi đớn đau trên từng trang giấy của tác giả và của
dân tộc. Chúng ta thường than vãn về sự thiếu vắng môt tác
phẩm lớn cho một giai đoạn lớn, nhưng thực ra, chúng ta đã
có sẵn tâm và tâm để nhận ra sự xuất hiện của nó hay chưa?
Phan Quốc Tâm, Tiến sĩ Tâm lý
"Đèn Cù" không chỉ là quyến sách nên đọc, mà là quyển
sách cần phải đọc. Trử ngại duy nhất khi cầm quyển sách cần
đọc này là nếu đã giở trang đău, phải đọc một mạch cho đến
trang cuối cùng mới buông ra được.
Nguyễn Văn Khanh, Giám đốc ban Việt ngữ RFA.
Ngoài giá trị lịch sừ, giá trị chính trị và nhất ỉà giá trị văn
học, điều làm cho cuốn sách vượt trên tất cả chính là mỗi
câu chuyện, mỗi giai đoạn, mỗi sự lciện đều được tác giã viết
lại bằng tấm lòng. Dưới tàn bạo và đàn áp, nhân cách con
7
người nhất thời có thể bị chà đạp, vấy bẩn, nhưng tấm lòng
tử tế còn ở lại khiến những trang sách quay vòng của Đèn Cù
gây xúc động và hy vọng.
Hòa Bình Lê, nhà báo, California.
Nhận xét tinh tế, chi tiết, bút pháp chắc nịch và đậm ngôn
ngữ điện ảnh, Đèn Cù soi rọi cận cảnh mọi khuôn mặt chính
trị, văn hóa, văn nghệ, một thời thao túng xã hội Việt Nam
mà di hại đến nay vẫn còn mồn một. Đèn Cù là tự truyện
ehính trị khắc họa rõ nét một xã hội lệch trong hành xử và
bệnh trong tư cách - hệ quả của thứ văn hóa cộng sản bắt
nguồn từ thượng tầng. Một tác phẩm cực kỳ quan trọng đê’
tìm hiếu "số phận Việt Nam." Với độc giả: Đừng chò- đợi sẽ có
thêm một Đèn Cù thứ hai.
Phạm Phú Thiện GiaoJ Chủ bút Nhật báo Người Việt
California.
Với lối hành văn khắc họa tài tình, Đèn Cù là sự diễn đạt ý
tường bằng ảo thuật đậm thẫn thái của thư pháp gia. Dứt
khoát, đứt đoạn, tùy ý, dửng dưng...cổt để phác họa một giai
đoạn mông muội máu lửa. Ánh sáng của “Đèn Cù" cứ Iuênh
loang soi tận vào những góc tăm tối nhất của cái bệ thờ được
Trung Quốc dàn dựng nhằm nhát ma dân tộc Việt Nam mấy
chục năm qua. Có thể nói, "Đèn Cù” là tư liệu lịch sử được
viết bằng thứ văn chương nghệ thuật mang tính độc nhất vô
nhị để hoàn thành sứ mệnh làm nhân chứng mà trên mình
đang còn mang đầy thương tích.
Trân Đông Đức, Chủ nhiệm Tuân báo Người Việt Đông
Bác
8
Đèn Cù với tôi như một cuốn Sử văn chương với ngồn
ngộn chi tiết, thú vị như đọc Tu* Mã Thiên phần Liệt truyện
vậy. Dù có nhừng tranh cãi về tính xác thực của nó, nhưng có
điều chắc chắn rằng dù tin hay không vào Đèn Cù người ta
cũng phải nhìn lại về một lớp nguửi đã ảnh hưởng vô cùng to
lớn đến lịch sử cận đại Việt Nam.
Ngô Nhật Đăng, bỉogger Việt Nam.
Đèn Cù vạch ra rất rõ những xung đột về tư tưởng chính
trị và những tranh chấp quyền lợi nhữ nhớp trong nội bộ
Đảng cộng sản Việt Nam. Cùng một lúc, Đèn Cù cũng cho ta
thấy "...một dẻo thung lũng rất êm ả, hết sức êm ả...đã chìm
vào bóng chiều xẫm lại..." trưó'c đêm đánh vào Đông Khê. Và
từ đó, Trần Đĩnh đã cho ta thấy sự phi lý cũa chiến tranh từ
cặp mắt cũa những người Mẹ đã mất con từ phía bên kia.
Đèn Cù hiếm hoi là vì những mẫu chuyện đầy ắp tình ngưcYi
như vậy.
Vũ Minh Hải, khoa học gia chuyên nghiên cứu bệnh
ung thư.
i
9
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
èn Cù cuốn I của Trần Đĩnh xuất hiện giữa mùa Thu
năm nay đâ được chiếu cố và hoan nghênh tù' nước
ngoài về lại trong nước. Cuốn sách, với lối văn nói, trình bày
nội dung phóng khoáng, rất người và rất thực, đã thu hút
người đọc với vô số chuyện xảy ra mà tác giả là vai chính hay
ít ra là nhân chứng. Chuyện "cung đình" cộng sản, điều mà ai
trong chúng ta, tò mò hay không tò mò, cũng đều muốn biết.
"Truyện tôi" của Trần Đĩnh kế lại với cái tôi của người
viết, đương nhiên, và chỉ một; người viết này mới có cái tôi
như thế... "Một lối kế tếu táo của người chứng kiến, không
cằn đưa ra dữ liệu, ai tin thì tin, không tin thì thôi... " như
nhận xét của nhà văn Vũ Thư Hiên.
Trần Đĩnh cho biết từ ngày Đèn Cù I xuất hiện, cuộc sống
(của ông) quả có gặp “khó khăn." Các mối giao dịch xưa nay
trử nên "lạ lùng, kỳ quái," theo lời của tác giả. Cũng còn là
may vì đừng quên rằng tác giả vẫn còn sổng dưới chế độ "lcỳ
quái" được mô tẳ rành rọt trong cuốn sách. Vì may mắn nào
mà Đèn Cù II vẫn còn được tiếp tục xuất hiện và hy vọng tới
lay bạn đọc?
Không, không có gì thay đổi cả. vẫn giọng văn ấy, vẫn "lội
kế tếu táo" ấy, và với những muộn phiền ấy trong cuộc sống
của chế độ mà tác giả cố gắng luồn lách qua ngày... Những
11
điều trống thây mà đau đớn lòng... Trải dài trên mấy trăm
trang giấy, đọc mệt luôn!
Cuốn II tiếp tục tiết lộ nhiều chuyện ly kỳ... xin trirng dẫn
vài chuyện:
Chuyện ông Hồ, đúng ra chuyện giả cụ Hồ. Ở nước nào,
cộng sản hay không cộng sản, lãnh tụ nào cũng sự bị ám sát,
chết không kịp ngáp. Thế nên mới có chuyện nhờ người giả
dạng lúc xuất hiện trước công chúng, chuyện nghe cũng bình
thường thôi và không có chi lạ. Vậy lạ ở đây là cái gì? Xin
nghe tác giả thuật lại chuyện của người đã giả ông Hồ theo
lời kể của Xương.
"Chuyện của Xương nói chung rẩt khác người. Rất bông
phèng:"
"Có lần anh hỏi tôi năm 1946, lúc còn là thiếu niên tiền
phong... có ra ga Hàng cỏ đón ông Bác đi tàu thủy ử Pháp về
Hải Phòng rồi lên Hà Nội bằng xe lửa. À, có đón hả?
"Xương cười nói tiếp: Thế thì cậu hoan hô với vẫy hão rồi.
Hôm ấy xe lửa xuống, cụ lên dự cuộc đón tiếp công khai
xong là có người dắt đi, bịt râu, đi tắt trong sân ga đến chỗ
thằng Qua, thằng này sau là cục trưởng cục trại giam, chò’
sẵn lái đưa cụ đi.
"Sợ phản động nó xơi mà. Còn Bác trên xe chính thức giễu
phố là một cậu iâu ngày tớ quên tên nó mất rồi, thằng này
giống ông cụ kinh khủng, nó đeo râu giả làm ông cụ, nhòm ra
vẫy đồng bào. Phàn động phơ thì thằng này hứng...
"Đến cải cách ruộng đất, tay hình nhân này bị đấu tố là
địa chủ phản động gian ác, suýt ngỏm. Nó khóc: Tôi từng
đóng thay Bác Hồ để phản động có bắn thì tôi chết thay bác,
thế nhưng phản động không bắn mà nay Đảng lại bẳn tôi, ôi
bác Hồ ơi, hu hu..."
Chuyện thứ hai liên quan đến cuộc sống của công nồng
trong cái "thiên đường cộng sản" đó. Ly kỳ lắm vì rằng lương
12
của họ chỉ đủ sõng 10 ngày... mà vẫn sống. Lương chỉ đủ
sống 10 ngảy, người nói câu đó không phải là "một tên phản
động, tàn dư Mỹ ngụy... ” mà là Trường Chinh, Tổng bí thư
đảng.
Trần Đĩnh viết:
"Tái xuất giang hồ, Trường Chinh có một câu quá hay:
Lirơng của công nhân viên chức chỉ đủ đế sống trong mười
ngày.
"Hoàng Ước, thư ký của Trường Chinh bảo tôi là một hôm
Trường Chinh nói với mấy người giúp việc rằng ta trả cho
người lao động đồng lương hóc lột. Hoàng ước bèn nói
lương chúng tôi chỉ đủ sống mười ngày. Trường Chinh cau
mày khó tin - bóc lột thì có nhưng sao lại có thể ác nghiệt
hơn cả đế quốc đến thế?
"Hôm sau [Trường Chinh] bảo Hoàng Ước: Tôi đã hỏi nhà
tôi, nhà tôi nói không có chế độ cung cấp đặc biệt thì lương
ông cũng chỉ đủ cho nhà này ăn mười ngày.
"Sau đó Trường Chinh đến nhà máy thuốc lá Thăng Long
nói Phải cứu giai cẩp công nhân!
"Hay thật! Ở một nước do giai cấp cồng nhân lãnh đạo mà
đảng phải cứu giai cẩp công nhân ra khỏi đòng lương bóc
lột? Tôi thấy ở đó một khẩu lệnh hành động. Trường Chinh
rất giỏi đề khẩu lệnh. Nhưng ông không nói cứu công nhần
khỏi tay ai? Và thằng khốn nào nó bóc lột công nhân?
"Song dân biết rất rõ cái CO' chế gà què mổ lẫn nhau nó
cho phép bộ máy với lương sống mười ngày vẫn cù cưa được
cả tháng, tất nhiên ở mức khốn nạn..."
Thế là xong, hết thắc mắc. Nói chung cho cả nước.
Gia đình Trần Đĩnh còn gặp khó khăn hơn với nạn đánh
Hoa Kiều sau khi đirơng sự bị đ|ỉổi. Tại sao? Bà Trần Đĩnh ]à
người Hoa.
13
TRĂN ĐĨNH
"Tôi bị đuổi việc so với cái họa của Hồng Linh vợ tôi, còn
sướng hơn nhiều. Một sáng, phó phòng tồ chức Nhà hát giao
hưởng - hợp xướng - Nhạc vũ kịch Việt Nam gọi Linh đến
bảo:
"Chị phải đi khỏi Việt Nam. Và đi một mình, vì Trần Đĩnh
không được phép đi đâu cả, còn con gái chị là người Việt
Nam nên phải ở lại. ChỊ không đi, mai kia phòng tuyến Bắc
Giang vỡ là sẽ tập trung các người Hoa như chị vào một khu
vực xa lắm, khổ ra."
Tại sao Trần Đĩnh tiếc nuối chế độ? BỊ cho nghỉ việc,
không lương, vợ bị trục xu ất "Trong biên bản khai cung năm
1968, tôi (tác giả) viết:
"Chân lý Mác Lê nay như một vòm pha lê vở vụn, mỗi anh
nhận một mãnh và bào đó là chân lý chung.
"Tôi nhìn đàng như một quái vật hai đầu. Một đầu của cô
gái xinh đẹp là cuộc tống khỏi nghĩa và một đầu nghiệt ngã
dũ’ dằn là đảng hiện nay. cỏ khi muốn đẩy cái đầu dữ đi thì
đầu cô gái mà tôi mê lại khuyên ráng chịu."
Một chế độ công an trị đang vây bủa. Một lưới trời [thiên
võng) đang chụp trên đầu cả nước, chỉ có internet, họa hoằn
lắm, mới qua lọt.
vẫn từng đó người trong từng đó chức vụ, của đảng, của
chính phủ, của quốc hội, của đoàn... nối tiếp nhau... Voi giây
Ối a, ngựa giấyơi tít mù nó chạy vòng quanh...
Nhà xuất bản N gười Việt
14
"ĐÈN CÙ" MỘT NỖ LỰC "TRỤC ĐỘC"
Gỉới thiệu của Nguyễn-Xuân Nghĩa
ế "trục độc", ai muôn hiểu ra cái ác tại đầu nguồn của
đảng Cộng sản Việt Nam, khởi đi từ Mao Trạch Đông và
Hồ Chí Minh cho tới mãi sau này, thì nên đọc - và đọc kỹ - bộ Đèn
Cù của Trăn Đĩnh.
Trong cả ngàn cuốn sách mà người Việt Nam và ngoại quốc
đã viết về hiện tượng Cộng sản tại Việt Nam, cuốn Đèn Cù của
Trần Đĩnh có một vị trí riêng. Đó là sách thuộc loại bán chạy
trong năm dù ử trong nước còn là bán chui và bị tịch thuế Mãi
sau này, Đèn Cù sẽ là tài liệu tham chiếu của rất nhiều người.
Đọc hết quyển I cuốn Đèn Cù, mỗi độc giả lại có một cách
thẩm định. Chỉ riêng phân ứng "không thế đọc chơi rồi bỏ" của
nhiều độc giả cũng đủ nói lên giá trị đặc biệt của tác phẩmế
Chẳng những vậy, đọc rồi, không ít người đã viết ra và lưu
truyền nhận xét của mình.
Trong số này, một số độc giả còn mau mắn... hài tội tác giả
để nói về sự khôn ngoan tinh tế của họ. Nhẹ là "sao giò’ này mới
viết cái chuyện ai cũng biết?". Nặng hơn thì "có ý chạy tội cho
Hồ Chí Minh"ẽ Thậm chí còn chạy tội cho Trung Cộng. Hoặc
cuốn sách ra đời trong một âm mưu m ờ ám đê’ cho thấy là so
15
với các lãnh tụ cộng sản Việt Nam ờ đâu nguồn thì thế hệ ngày
nay đã đổi mới, v.v...
Đôi ba người tinh quái lại xoáy vào nội tâm tác giả - hay của
chính mình. Họ nói đến phản ứng tình dục lồng trong chính trị.
Biểt đâu chừng, bản năng thâm sâu ấy khiến một người bị kết
tội "chống đảng" như Trần Đĩnh lại chỉ đi cải tạo thay vì bị tù
đầy như các "đội bạn" của nhóm "Nhân văn Giai phẩm", hoặc
các nhân vật lãnh tội "xét lại chống đảng" ngày xưaế
vẫn biết rằng khi đã xuất bản, tác phẩm hết còn là của tác
giả, mọi người đều có quyền phán xét khen chê như vậy.
Nhưng sự khen chê ấy cũng tùy trình độ - và cả giác độ - của
người đọc. Được một cái là càng bị đây đó dị nghị thì cuốn sách
lại bán càng chạy...
Thế rồi, do nhà xuất bản Người-Việt ưu ái yêu cầu - có thể
là với sự đồng ý của tác giả - người viết này may mắn được đọc
bản thảo của quyển hai. "May mắn" cũng là một phán xét! Cái
giá phải trả là.ế. viết đôi lời giới thiệu.
Cung kính bất như tuân lệnh.
Giữa đám đông còn om xòin về quyển I, người viết xin chỉ
vạch ra hai tội của Trần Đĩnh: một là mê văn hóa Trung Hoa,
như nhiều người có học khác. Hai là mê lý tưởng cộng sản, ban
đầu kết tinh vào Hồ Chí Minh hay Trường Chinh.
Là người uyên bác - làm không ít độc giả hụt hơi khi đọc và
phải đọc lại - Trần Đĩnh có biệt tài ngôn ngữ của một nhà văn
lớn. Nhưng trước hết, ông hiển nhiên biết nhiều ý của chừ
"mê".
Ban đầu, ông chỉ là con mê, một loại nai, bị khớp đèn của các
lãnh tụ trên rừng xanh khi họ chưa có dân trong tay để xiết.
Trong tuổi thanh xuân ấy, mê có thể là thích, ai chẳng biết vậy?
Những mê quá cũng làm ta m ờ trí, chẳng mê tín thì mê thất ỉà
lạc đường, đầu óc mụ mị. Trong cõi mê hoang m ờ mịt ấy, người
ta khó thấy được thụ c hư và có khi là đòng lõa eủa tội ác.
16