Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

"Đêm hội Long Trì" từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN TỐ VIỆT HƯƠNG
“ĐÊM HỘI LONG TRÌ”
TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên – 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN TỐ VIỆT HƯƠNG
“ĐÊM HỘI LONG TRÌ”
TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.220.121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Phương Thái
Thái Nguyên - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Tố Việt Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học, Trường
Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng
dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn PGS.TS. Phạm Thị Phương Thái đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong
suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Tố Việt Hương
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................ ii
MỤC LỤC..................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài--------------------------------------------------------------------- 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề---------------------------------------------------------- 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------12
4. Nhiệm vụ và nhiệm vụ nghiên cứu -----------------------------------------------13
5. Phương pháp nghiên cứu:----------------------------------------------------------14
6. Cấu trúc của luận văn:--------------------------------------------------------------14
7. Đóng góp của luận văn:------------------------------------------------------------14
NỘI DUNG ...................................................................................................16
Chương 1. CỐT TRUYỆN TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐÊM HỘI
LONG TRÌ VÀ TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH CÙNG TÊN...........................16
1.1. Nghệ thuật chuyển thể cốt truyện Đêm hội Long Trì ------------------------16
1.1.1. Khái niệm Cốt truyện trong văn học và điện ảnh................................16
1.1.2. Sự tiếp thu và sáng tạo đường dây cốt truyện chuyển thể Đêm hội Long
Trì.........................................................................................................22
1.2. Thời gian và không gian nghệ thuật chuyển thể Đêm hội Long Trì--------29
1.3. Đêm hội Long Trì - Từ văn bản truyện đến kịch bản phim -----------------40
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................47
Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ48
2.1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đêm hội Long Trì ----------------------48
2.1.1. Chúa Trịnh Sâm...................................................................................50
2.1.2. Quận chúa Quỳnh Hoa.........................................................................52
2.1.3. Tuyên phi Đặng Thị Huệ .....................................................................54
iv
2.1.4. Quận mã Đặng Lân..............................................................................55
2.1.5. Các nhân vật hư cấu: Nguyễn Mại và Bảo Kim..................................58
2.2. Hệ thống nhân vật trong phim điện ảnh Đêm hội Long Trì -----------------62
2.2.1. Tuyên phi Đặng Thị Huệ .....................................................................64
2.2.2. Quận mã Đặng Lân..............................................................................66
2.2.3. Chúa Trịnh Sâm...................................................................................68
2.2.4. Quận chúa Quỳnh Hoa.........................................................................70
2.2.5. Các nhân vật khác: Bảo Kim và Nguyễn Mại .....................................73
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................75
Chương 3. NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH
TRONG ĐÊM HỘI LONG TRÌ.................................................................77
3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Đêm hội Long Trì ------------------77
3.1.1. Ngôn ngữ miêu tả ................................................................................78
3.1.2. Ngôn ngữ đối thoại..............................................................................82
3.2. Ngôn ngữ điện ảnh trong phim dã sử Đêm hội Long Trì--------------------87
3.2.1. Ngôn ngữ thị giác (hình ảnh)...............................................................88
3.2.2. Ngôn ngữ thính giác (âm thanh)........................................................107
3.2.3. Montage (Dựng phim) .......................................................................111
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................113
KẾT LUẬN.................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................116
PHỤ LỤC
v
Hình 1: Bìa sách Đêm hội Long Trì do Nhà xuất bản
Kim Đồng ấn hành
Tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì
Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng
Năm ra mắt: 1942
Năm xuất bản: 1944
Bản khảo sát: Năm 2016 - Nhà xuất bản Kim Đồng - Hà Nội.
vi
Hình 2: Bìa đĩa phim truyện Đêm hội Long Trì do Phương
Nam Phim phát hành
Phim điện ảnh: Đêm hội Long Trì
Đạo diễn: Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh
Biên kịch: Lê Phương - Hoàng Nhuận Cầm
Diễn viên: Thế Anh vai Chúa Trịnh Sâm Tĩnh Đô Vương
Lê Vân vai Tuyên phi Đặng Thị Huệ
Thu Hà vai Quận chúa Quỳnh Hoa
Hoàng Thắng vai Quốc cữu Đặng Lân
Trọng Phan vai Nguyễn Mại
Vũ Đình Thân vai Bảo Kim
Và các diễn viên khác…
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong các loại hình nghệ thuật, có thể nói, văn học và điện ảnh là hai
loại hình tiêu biểu và mang tính tổng hợp cao. Chất liệu của văn học là ngôn từ,
hay nói chính xác hơn, văn học sử dụng ngôn ngữ của con người làm phương
tiện xây dựng hình tượng phản ánh cuộc sống. Với lợi thế của ngôn từ, có tính
phi vật thể, miêu tả thế giới một cách gián tiếp, văn học có thể đề cập tới mọi
phương diện của đời sống xã hội một cách linh hoạt, đầy đủ và chính xác. Với
khả năng phản ánh cả hiện thực thế giới bên ngoài và nội tâm bên trong con
người, văn học giống như là một điểm giao thoa của nhiều loại hình nghệ thuật,
có tác động đến các loại hình nghệ thuật khác, trong đó có điện ảnh. Xuất hiện
vào cuối thế kỷ XIX, điện ảnh là loại hình nghệ thuật trẻ, đã nhanh chóng trở
thành loại hình quan trọng bậc nhất xét về tính quần chúng rộng lớn của nó, đáp
ứng cao nhu cầu thẩm mỹ của thời đại. Cũng như văn học, điện ảnh được xếp
vào loại hình nghệ thuật tổng hợp. Theo Henri Bernac, nó mang đến cho hàng
triệu người xem “ngôn từ của nhà văn, tranh của họa sĩ, diễn xuất của diễn viên
trên sân khấu, giai điệu của nhạc sĩ trong bản nhạc”[60]. Chất liệu của điện ảnh
mang tính chất vật thể, là hình ảnh và âm thanh, là sự hòa hợp của những thứ có
thể nghe thấy và nhìn thấy, giống như tái hiện thế giới cụ thể để kể một câu
chuyện. Bởi vậy, điện ảnh đã tiếp thu của văn học các yếu tố như: cốt truyện,
nghệ thuật kể chuyện, hệ thống tu từ… để tạo nên những tác phẩm độc đáo, hấp
dẫn. Ngược lại, văn học cũng tiếp nhận nhiều khái niệm, thủ pháp từ điện ảnh
như: điểm nhìn, cắt - ghép (montage) để cách tân nghệ thuật văn chương. Giữa
văn học và điện ảnh, có mối quan hệ vừa khác biệt, vừa tương đồng, trong khả
năng tái hiện lại bức chân dung muôn mặt của đời sống và chiều sâu nội tâm của
con người. Nhà phê bình điện ảnh Pháp Jean Miltry từng nói: “Tiểu thuyết là
một truyện kể tự cấu tạo mình trong thế giới, còn điện ảnh là một thế giới tự cấu
tạo mình thành chuyện kể”[62]. Với đặc tính chịu ảnh hưởng của các loại hình
2
khác và giữa chúng có sự thâm nhập, ảnh hưởng lẫn nhau, cả văn học lẫn điện
ảnh đều có thế mạnh riêng trong việc tạo dựng lại thế giới và làm cho hình tượng
nghệ thuật trở nên sống động, hữu hình. Hay nói một cách đơn giản, trong văn
học có yếu tố điện ảnh, và ngược lại, trong điện ảnh có yếu tố của văn học.
Ngày nay, tác phẩm văn học chuyển thể điện ảnh đang là xu hướng trong
ngành công nghiệp phim ảnh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mối lương duyên
giữa văn học và điện ảnh đã tạo nên nhiều tác phẩm kinh điển trong lịch sử điện
ảnh thế giới nói chung và lịch sử điện ảnh Việt Nam nói riêng.
1.2. Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng,
đã khẳng định được vị trí trên văn đàn Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng
Tám (1945). So với các tác giả cùng thời, Nguyễn Huy Tưởng cầm bút muộn
hơn, từ khoảng đầu những năm 1940, nhưng với lối viết tài hoa, bút lực đĩnh
đạc, dồi dào và nhiệt huyết, di sản văn học mà ông để lại thực sự đáng trân trọng,
không chỉ đa dạng về đề tài, thể loại, mà còn được đánh giá cao về mặt tư tưởng
và nghệ thuật. Ông viết nhiều thể loại: truyện ký, tiểu thuyết, kịch… với nhiều
đề tài: từ đề tài lịch sử, Thăng Long - Hà Nội, cuộc chiến tranh vệ quốc đến đề
tài dành cho thiếu nhi. Thể loại nào, đề tài nào của Nguyễn Huy Tưởng cũng tạo
được dấu ấn riêng với những tác phẩm xuất sắc, thể hiện niềm khát khao mãnh
liệt, muốn mượn văn chương để bày tỏ lòng yêu nước, “tô điểm cho non sông
những tòa đài hoa lệ lộng lẫy nhất trần gian” (kịch Vũ Như Tô). Trong đó, các
tác phẩm về đề tài lịch sử của ông có ảnh hưởng lớn trên văn đàn, được công
chúng yêu thích bởi lối tiếp cận, miêu tả, phản ánh lịch sử một cách độc đáo, tạo
nên âm hưởng sử thi hùng tráng hòa quyện với cảm thức lãng mạn, trữ tình. Ông
được mệnh danh là “nhà chép sử bằng các tác phẩm văn học”. Nhà nghiên cứu
- nhà phê bình văn học, tiến sĩ Nguyên An từng nhận xét: “Nếu không có Nguyễn
Huy Tưởng thì văn học hiện đại Việt Nam, nhất là ở mảng lịch sử - truyền thống,
sẽ vơi đi sự bề thế, vẻ kỳ vĩ, tráng lệ và chất bi thương hào hùng” [64]. Có ý kiến
cho rằng, Nguyễn Huy Tưởng “đã mở đầu một cách thích đáng cho dòng văn
3
chương viết về truyền thống, về lịch sử trung đại Việt Nam trong nền văn chương
hiện đại Việt Nam”[69]. Ông là một trong những nhà văn vinh dự được nhận
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (Đợt I) năm 1996.
1.3. Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng và bộ phim
điện ảnh Đêm hội Long Trì của đạo diễn Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh đều được
coi là những tác phẩm kinh điển của văn học và điện ảnh Việt Nam. Tiểu thuyết
Đêm hội Long Trì là câu chuyện về bi kịch trong gia đình chúa Trịnh Sâm với
sự thao túng của Tuyên phi Đặng Thị Huệ, đã đẩy cơ đồ đến họa suy vong. Dẫu
chỉ là một lát cắt lịch sử, song tác phẩm đã phản ánh một góc tối của lịch sử
nước nhà trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài hơn một thế kỷ.
Đây là giai đoạn khá phức tạp khi trong bộ máy cầm quyền vừa có vua Lê, vừa
có chúa Trịnh, và cũng là một thời kỳ báo trước sự sụp đổ của chế độ phong kiến
Việt Nam. Tiểu thuyết đầu tay Đêm hội Long Trì được đăng tải trên tạp chí Tri
tân năm 1942 và xuất bản năm 1944 đã trở thành tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng
nhất của Nguyễn Huy Tưởng. Nhắc đến tác phẩm này, giáo sư Hà Minh Đức
viết: “Trong các tác phẩm về đề tài lịch sử, "Đêm hội Long Trì" cũng gây một
ấn tượng đặc biệt… Chất lãng mạn của ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng có khả
năng tạo nên những bức tranh hoành tráng về đề tài lịch sử, tái hiện sinh hoạt
ở cung đình đan xen giữa những yếu tố truyền thống dễ chấp nhận và những mặt
tiêu cực của lối sống xa hoa, đan xen giữa những người tốt, quan lại liêm chính
với những kẻ gian thần độc ác, xảo trá”[58]. Năm 1989, khi được chuyển thể
thành tác phẩm điện ảnh, Đêm hội Long Trì đã gây tiếng vang lớn, được đánh
giá là bộ phim dã sử kinh điển nhất trong thế kỷ XX của điện ảnh Việt Nam.
1.4. Là một nhà báo công tác tại bộ phận chuyên về sản xuất phim của cơ
quan truyền hình, người viết luận văn chọn đề tài Đêm hội Long Trì - Từ tác
phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh để nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu hơn về
tiểu thuyết lịch sử Đêm hội Long Trì và bộ phim chuyển thể cùng tên. Thông
qua đó, người viết luận văn có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào cả hai lĩnh vực yêu
4
thích, cũng là hai lĩnh vực liên quan đến công việc của mình là văn học và điện
ảnh để khám phá những điều còn ẩn sâu trong mỗi tác phẩm, bổ sung thêm kiến
thức mới cho chính mình. Từ việc nghiên cứu những đặc trưng riêng biệt của
văn học và điện ảnh, chúng tôi muốn tìm hiểu một cách hệ thống và sâu sắc
hơn mối quan hệ qua lại, sự tương tác lẫn nhau của văn học và điện ảnh, góp
phần tìm ra tiếng nói chung giữa nhà văn và các tác giả điện ảnh trong việc bổ
sung, hỗ trợ nhau trong quá trình sáng tác.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Điểm lược một số công trình nghiên cứu về chuyển thể văn học và điện
ảnh ở Việt Nam và trên thế giới
Ngày 22/3/1895, khi anh em nhà Lumière tổ chức buổi chiếu phim đầu
tiên cho khán giả trong Salon Indian tại Grand Café ở Paris với những hình ảnh
về một chiếc xe lửa đang lăn bánh vào ga, cũng là lúc cả một ngành kỹ nghệ
phôi thai. Buổi chiếu này được coi là ngày khai sinh của điện ảnh, với tư cách
một môn nghệ thuật - nghệ thuật thứ bảy, và cũng với tư cách một ngành công
nghiệp - công nghiệp điện ảnh. Điện ảnh nhanh chóng trở thành loại hình nghệ
thuật lớn của thế kỷ XX và đến hôm nay vẫn đầy sức hấp dẫn, đúng như lời
Maxim Gorky, nhà văn Nga nổi tiếng đã từng nhận định về sức lôi cuốn của
nghệ thuật điện ảnh: “Không nghi ngờ gì nữa, tương lai nó sẽ chiếm một địa vị
xuất sắc trong đời sống” [63, tr.32].
Trong hành trình phát triển của mình, ngay từ những ngày đầu tiên, điện
ảnh đã có mối liên hệ chặt chẽ, tương tác với văn học. Mối quan hệ giữa văn học
và điện ảnh thể hiện rõ nhất qua hiện tượng chuyển thể. Từ những trích đoạn văn
học ban đầu, rồi dần dần là toàn bộ tác phẩm văn học được chuyển thể trở thành
tác phẩm điện ảnh, nhiều bộ phim từ những liên văn bản đã trở thành tác phẩm
nghệ thuật kinh điển, được công chúng đón nhận với nhiều giải thưởng danh giá.
Văn học luôn được coi là kho tàng vô giá cho các nhà điện ảnh khai thác, chuyển
thể, cải biên, xây dựng thành những kịch bản phim có giá trị. Trong cuốn sách
5
Film and Literature (Điện ảnh và văn học) của Timothy Corrigan, đã được
dịch và xuất bản vào năm 2013, tác giả cho rằng: “Lịch sử quan hệ giữa phim
ảnh và văn chương là một lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đương đầu và phụ
thuộc lẫn nhau. Từ cuối thế kỉ XIX cho tới nay, hai cách nhìn và mô tả thế
giới này đã nhiều lần khinh thường nhau, cứu rỗi nhau, và làm méo mó bản
ngã tự phong của nhau... Các cuộc tranh luận về việc điện ảnh đồng nghĩa
với văn học hay đi cùng với văn học đang tiếp diễn” [7, tr.4-8]. Dẫu có các
cuộc tranh luận, song vẫn phải khẳng định rằng: điện ảnh đã kế thừa rất nhiều
từ văn học, mà rõ nét nhất là muốn có một bộ phim, trước hết phải có kịch bản
văn học. Từ khi điện ảnh mới ra đời trong kỷ nguyên phim câm, đã có hàng
loạt các tác phẩm văn học được chuyển thể sang điện ảnh, có thể kể ra như: Ben
Hur, một bộ phim có độ dài chỉ 15 phút, sản xuất năm 1907, phiên bản điện
ảnh đầu tiên của cuốn tiểu thuyết của Roch Wallace mang tên: Ben - Hur: A
tale of the Christ, một trong những cuốn sách bán chạy nhất vào thời điểm
đó; Hoặc The count of Monte Cristo (Bá tước Monte Cristo) do hai nhà đạo
diễn Francis Boggs, Thomas Persons thực hiện năm 1908, được chuyển thể từ
tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Alexandre Dumas; Hay một bộ phim sử thi
rất nổi tiếng của đạo diễn D. W. Griffith có tên gọi: The birth of a nation (Sự ra
đời của một quốc gia, ban đầu còn được gọi là The Clansman), sản xuất năm
1915, được chuyển thể từ tiểu thuyết và vở kịch “The Clansman: An historical
romance of the Ku Klux Klan” đều của tác giả Thomas Dixon Jr….
Cuối những năm 1920, những bộ phim có âm thanh và tiếng nói bắt đầu
được sản xuất. Năm 1930, tuyển tập kịch bản điện ảnh đầu tiên của điện ảnh
Liên xô được xuất bản, đã khẳng định vai trò của kịch bản văn học trong sản
xuất tác phẩm điện ảnh. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Iecgi Teplix trong
cuốn sách Lịch sử điện ảnh thế giới đã viết: “Điện ảnh với hình thức phổ biến
nhất của nó là phim truyện,…là giai đoạn hiện đại của sự phát triển nghệ thuật
kể chuyện,… là người kế thừa chủ yếu của tiểu thuyết” [32, tập 2, tr.9]. Trong
6
các giai đoạn phát triển của điện ảnh, người ta đều nhận thấy sự tác động tích
cực và tầm ảnh hưởng của văn học. Năm 1935, trong bài viết Văn học với điện
ảnh, nhà văn Maxim Gorky cho rằng nhà văn và đạo diễn là “hai lực lượng
không thể riêng biệt mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau” [63, tr.33]. Những phương
thức cơ bản khi xây dựng tác phẩm của các tác giả văn học là tiền đề và trở thành
kinh nghiệm quan trọng cho các tác giả điện ảnh vận dụng trong việc xây dựng
kịch bản điện ảnh, tái hiện những câu chuyện, nhân vật từ trang sách lên màn
ảnh. Nếu như ngôn ngữ văn học có thể tác động trực tiếp đến người đọc để mang
lại cảm giác, trí tưởng tượng về nhân vật một cách vật chất, thì những điều đó
cũng là cơ sở khởi nguồn để các nhà làm phim tạo dựng nên những nhân vật
sống động trên màn ảnh. Các tác giả điện ảnh đã kế thừa, tiếp nhận những yếu
tố đặc sắc của tác phẩm văn học nguồn như: cốt truyện, nhân vật, tình tiết vào
phim chuyển thể, nhưng bên cạnh đó, dựa những yếu tố đặc thù của nghệ thuật
thứ bảy, họ còn sáng tạo thêm những yếu tố mới cho đứa con tinh thần để gửi
gắm nhân sinh quan, làm nên dấu ấn cá nhân riêng biệt. Chính những sự sáng
tạo này giúp một tác phẩm điện ảnh hiện hữu trên màn ảnh mang một diện mạo
hoàn toàn mới mẻ và đặc sắc. Chúng ta có thể kể đến những tác phẩm xuất sắc
trở thành kinh điển ngay cả khi là tác phẩm văn học hay một bộ phim điện ảnh,
như: Cuốn theo chiều gió, Ben Hur, Bố già, Những người khốn khổ, Không gia
đình, Đồi gió hú, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm, Cao lương đỏ...
Cho tới nay, cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và
vấn đề chuyển thể điện ảnh từ văn học. Trong đó, có thể nói đến cuốn sách của
David Bordwell mang tên Lịch sử điện ảnh [4]; cuốn sách Lịch sử điện ảnh thế
giới [33] của Georges Sadoul; hoặc sách Lịch sử điện ảnh thế giới (3 tập) của
Iecgi Teplix [32]… với những thông tin, phân tích về sự hình thành và phát triển
của điện ảnh thế giới. Kế tiếp là những công trình về lý luận, phê bình, kiến thức
chuyên ngành… được coi là những giáo trình bắt buộc cho sinh viên, hoặc những
người yên thích nghệ thuật điện ảnh, học tập viết kịch bản phim, viết về phim