Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá sử dụng kháng sinh cho các bệnh viện tại thành phố hồ chí minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THIỆN TRÂM
ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO
CÁC BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THIỆN TRÂM
ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO
CÁC BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 8720212
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan về công trình nghiên cứu khoa học của mình và các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng công
bố trong công trình nào khác.
Công trình nghiên cứu thuộc một phần đề tài nghiên cứu cấp thành phố "Nâng
cao hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh của Sở Y tế TP.HCM thông qua việc thiết
lập hệ thống quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện", do nhóm nghiên cứu của Bộ
môn Quản lý Dược (Đại học Y Dược TP.HCM) phối hợp với Bệnh viện Bệnh Nhiệt
Đới (Theo Quyết định 709/QĐ-SKHCN ngày 10/07/2020 và hợp đồng số
51/2020/HĐ-QPTKHCN ngày 17/7/2020). Tác giả đã được sự đồng thuận, cho phép
tác giả luận văn sử dụng kết quả nghiên cứu báo cáo luận văn (giấy đồng thuận đính
kèm ở phụ lục 9).
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thiện Trâm
.
.
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan……………………………………………………………..……..….i
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………...…..…iv
Danh mục các bảng………………………………………………………………...v
Danh mục các hình……………………………………………………….……..…vii
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… ..……1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN…………………………………………………..….3
1.1. Kháng sinh, đề kháng kháng sinh ……………………………………….…….3
1.2. Chương trình quản lý kháng sinh ………………………………………….….7
1.3. Các nghiên cứu tương tự……………………………………………...……....19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………..…..23
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………....23
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………....…23
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu………...………………………….…..23
2.4. Quy trình nghiên cứu…………………………………………...………...…..35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ……………………………………………………...….36
3.1. Khảo sát việc triển khai quản lý sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện ở thành
phố Hồ Chí Minh….…………………………………………………….……...…36
3.2. Xác định các tiêu chí đánh giá sử dụng kháng sinh ở Việt Nam và thế giới….47
3.3. Khảo sát ý nghĩa thực tiễn và khả năng thực hiện của các tiêu chí đánh giá sử
dụng kháng sinh. ……………………………………………...…………………...69
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………….………….....88
4.1. Thực trạng triển khai quản lý sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện TP.HCM...88
4.2. Xác định các tiêu chí đánh giá sử dụng kháng sinh, khảo sát tính khả thi và ý
nghĩa………………………………..…………………………….…...…………....93
4.3. Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá sử dụng kháng sinh, kiến nghị và giải pháp hoàn
.
.
i
thiện công tác đánh giá sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện…………..……..….93
4.4. Hạn chế của đề tài…………….……………………………………………....97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………...98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích từ viết tắt
APACHE Acute Physiologic Assessment and Chronic Health Evaluation
BV Bệnh viện
CNTT Công nghệ thông tin
CSYT Cơ sở y tế
ĐK Đa khoa
IDSA Infectious Diseases Society of America
ICU Intensive Care Unit
IMI Innovative Medicines Initiative
MeSH Medical Subject Headings
QLSDKS Quản lý sử dụng kháng sinh
QMs Quantity Metrics
QIs Quality Indicators
SOFA score Sequential Organ Failure Assessment
tiab Title and abstract
TDM Therapeutic drug monitoring
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
WHO World Health Organization
.
.
DANH MỤC CÁC BẢNG Trang
Bảng 1.1. Định nghĩa về quản lý kháng sinh ………………………………….……8
Bảng 1.2. Yếu tố cốt lõi của chương trình QLSDKS tại CSYT theo WHO………....11
Bảng 1.3. Tiêu chí đánh giá sử dụng kháng sinh theo Quyết định 771/QĐ-BYT…...16
Bảng 1.4. Bộ chỉsố chất lượng trong quản lý sử dụng kháng sinh do Úc ban hành........17
Bảng 1.5. Các chỉ số kê đơn kháng sinh theo hướng dẫn triển khai chương trình quản
lllll lý sử dụng kháng sinh tại các nước có thu nhập thấp và trung bình của WHO…18
Bảng 1.6. Một số đề tài có liên quan gần đây………………………………….… ...20
Bảng 2.1. Nội dung khảo sát công tác quản lý sử dụng kháng sinh ……………… 24
Bảng 2.2. Tổng hợp các từ khóa cùng nghĩa và liên quan ……………………….……26
Bảng 2.3. Minh họa cách thức kết hợp từ khóa tìm kiếm ………………………….....27
Bảng 2.4. Biến đo lường của phương diện trên từng nhóm chỉ số …………………31
Bảng 2.5. Trọng số các phương diện chỉsố đo lường số lượng ……………………….33
Bảng 2.6. Trọng số các phương diện chỉsố chất lượng ……………………………….33
Bảng 2.7. Giá trị tính toán đối với các biến số………………………………………... 34
Bảng 2.8. Giá trị tính toán đối với các phương diện………………………………….. 35
Bảng 2.9. Giá trị tính toán đối với các chỉ số …………………………………………36
Bảng 3.1. Đặc điểm cán bộ Y tế thực hiện khảo sát ……..………………………….. 37
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh viện nghiên cứu ……..……………………………………37
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát các hoạt động hỗ trợ sử dụng KS hiệu quả tại BV ...…….39
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát công tác theo dõi chương trình QLSDKS tại BV …..…...40
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát công tác báo cáo thông tin về việc cải thiện sử dụng kháng
ssssssinh tại bệnh viện ……………………………………………………………….40
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát công tác đào tạo nhân lực y tế tại BV…………………… 40
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát công tác hỗ trợ của ban lãnh đạo tại BV …………………41
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá chung bộ tiêu chí theo quyết định 772/QĐ-BYT ………..42
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá từng tiêu chí theo quyết định 772/QĐ-BYT…….………. 42
Bảng 3.10. Điểm thuận lợi, khó khăn trong triển khai thực hiện bộ tiêu chí…………. 45
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát ứng dụng CNTT tính toán các chỉ số………………….. 46
.
.
i
Bảng 3.12. Các chỉ số QMs được tổng hợp từ các bài báo khoa học………………… 49
Bảng 3.13. Các chỉ số QIs được tổng hợp từ các bài báo khoa học…………………... 50
Bảng 3.14. Các chỉ số được đề xuất bởi các hiệp hội, tổ chức ………………………..55
Bảng 3.15. Các chỉ số đánh giá tại các quốc gia khác……………………………….. 58
Bảng 3.16. Nhóm 17 chỉ số đo lường số lượng (QMs) được đánh giá phù hợp ………60
Bảng 3.17. Nhóm 59 chỉ số đo lường chất lượng (QIs) được đánh giá phù hợp ……...64
Bảng 3.18. Đặc điểm bệnh viện tham gia thực hiện khảo sát bộ chỉ số QLSDKS ……69
Bảng 3.19. Đặc điểm chung của cán bộ thực hiện khảo sát ………..…………………70
Bảng 3.20. Đặc điểmcủa cán bộ thực hiện khảo sátliên quan công tác QLSDKS ………..70
Bảng 3.21. Kết quả xếp loại của 17 chỉ số đo lường số lượng………….………….….72
Bảng 3.22. Tỷ lệ đồng ý của các biến số trên các chỉ số QMs cần thảo luận ……….…73
Bảng 3.23. Tỷ lệ đồng ý của các biến số trên các chỉ số QMs cần thảo luận với nhóm
kkkkkhảo sát có trọng số lớn …………………………………………………………74
Bảng 3.24. Kết quả xếp loại phương diện của các chỉ số QMs sau thảo luận …….…...75
Bảng 3.25. Kết quả xếp loại của các chỉ số đo lường chất lượng…………….……… 76
.
.
i
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài……………………………………...…..35
Hình 3.1. Kết quả đánh giá công tác quản lý sử dụng kháng sinh theo quyết định
7777772/QĐ-BYT …..…..…………………………………………………………41
Hình 3.2. Sơ đồ quá trình tìm kiếm dữ liệu Pubmed ………………………………48
Hình 3.3. Radar chart của chỉ số đo lường số lượng đạt ý nghĩa và khả thi………..81
Hình 4.1. Sơ đồ công tác quản lý sử dụng kháng sinh theo quyết định 772 QĐ/BYT.....90
Hình 4.2. Kết quả khảo sát các thành phần công tác quản lý sử dụng kháng sinh… 91
.
.
MỞ ĐẦU
Kể từ khi phát hiện ra penicillin vào năm 1928, kháng sinh đã góp phần cải
thiện đáng kể tình hình sức khỏe trên toàn thế giới, giảm gánh nặng bệnh tật và tử
vong do nhiễm trùng gây ra. Kháng sinh còn là nền tảng cho sự phát triển của y học
hiện đại, bao gồm hóa trị trong các bệnh ung thư và những quy trình phẫu thuật tiên
tiến. Nhiều thập kỷ sử dụng và lạm dụng kháng sinh đã đẩy nhanh sự xuất hiện và lây
lan của vi khuẩn kháng thuốc. Vấn đề đề kháng kháng sinh trở nên nghiêm trọng ở
hầu hết các quốc gia [31]. Trong khi đó, sự phát triển kháng sinh mới không đủ để
chống lại vi khuẩn kháng thuốc. Từ tháng 7 năm 2017 đến nay có 8 tác nhân kháng
khuẩn mới được phê duyệt trên thế giới nhưng nhìn chung lợi ích lâm sàng không
đáng kể. Việc phát triển kháng sinh được thực hiện bởi các công ty dược vừa và nhỏ
trong khi các công ty lớn tiếp tục rút ra khỏi lĩnh vực này [32]. Trước thực trạng đó
kháng sinh phải được sử dụng có trách nhiệm hơn và được quản lý cẩn thận để tránh
đề kháng kháng sinh. Tại hội nghị các nước G20 tổ chức năm 2013, Bộ Y tế Việt
Nam đã góp phần tích cực cho chương trình phòng, chống kháng thuốc của hội nghị.
Việt Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ lời kêu gọi trên và là một trong sáu nước đầu tiên
thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương tiến hành xây dựng kế hoạch hành động quốc
gia về phòng và chống kháng thuốc trong giai đoạn từ 2013 cho đến 2020 [5].
Trong giai đoạn 2013 đến nay nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm
tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống kháng thuốc. Tổ chức định kỳ tuần lễ
truyền thông phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam vào tháng 11 hằng năm; xây
dựng hệ thống giám sát kháng thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh; ban hành và khởi
động Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trong giai đoạn
2017 – 2020; tăng cường quản lý sử dụng thuốc kháng sinh; hoàn thiện các quy chế
chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị; quy trình kỹ thuật trong khám, chữa
bệnh. Tháng 3 năm 2016 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định số 772/QĐ-BYT về
việc ban hành tài liệu ”Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh
viện”. Mục đích nhằm tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, giảm hậu quả không
mong muốn khi dùng kháng sinh, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, ngăn
ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh và giảm chi phí y tế [1].
.
.
Trên cơ sở Quyết định 772/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM đã ban
hành khuyến cáo tăng cường triển khai hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh hợp lý
tại các bệnh viện trên địa bàn. Các bệnh viện bước đầu đã triển khai chương trình
quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện [9]. Một trong những nội dung quan
trọng của hướng dẫn quản lý kháng sinh do Bộ Y tế ban hành là xây dựng tiêu chí
đánh giá, trong đó có tiêu chí về sử dụng kháng sinh. Cũng theo hướng dẫn này các
tiêu chí đưa ra có thể sử dụng làm căn cứ khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh,
theo dõi sự thay đổi và xu hướng sử dụng kháng sinh của mỗi cơ sở hoặc làm căn cứ
đánh giá hiệu quả của các can thiệp [1]. Tuy nhiên trong hướng dẫn của Quyết định
772/QĐ-BYT các tiêu chí sử dụng kháng sinh chưa được định nghĩa rõ ràng.
Ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, thường gặp khó khăn trong
việc thực hiện các nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh, một trong những nguyên
nhân là do quá tải công việc và thiếu nguồn lực ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điều
này có nghĩa không phải tiêu chí nào cũng dễ dàng trong việc đo lường. Mặt khác tùy
vào đặc điểm sử dụng kháng sinh, mô hình bệnh tật và mức độ đề kháng của mỗi cơ
sở, mỗi quốc gia mà ý nghĩa và tính ứng dụng mỗi tiêu chí cũng sẽ khác nhau. Việc
thiết lập được các tiêu chí đánh giá sử dụng thuốc một cách cụ thể rõ ràng cũng như
phù hợp với tình hình của mỗi địa phương, sẽ giúp cho việc đánh giá sử dụng kháng
sinh giữa các bệnh viện được thống nhất, dễ so sánh giữa các cơ sở với nhau và đóng
góp nguồn dữ liệu chất lượng vào đánh giá chung của quốc gia.
Trên cơ sở đó, đề tài “Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá sử dụng kháng sinh cho các
bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với các mục tiêu sau đây:
1. Khảo sát việc triển khai công tác quản lý sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn
của Bộ Y tế tại các bệnh viện ở TP.HCM giai đoạn quý IV 2020.
2. Xác định các tiêu chí đánh giá sử dụng kháng sinh ở Việt Nam và thế giới.
3. Đánh giá ý nghĩa thực tiễn và khả năng thực hiện của các tiêu chí đánh giá sử
dụng kháng sinh tại các bệnh viện tại TP.HCM.
.
.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 . Kháng sinh, đề kháng kháng sinh
1.1.1. Khái niệm kháng sinh và đề kháng kháng sinh
Theo quan niệm truyền thống kháng sinh được định nghĩa là những chất do
các vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn…) tạo ra có khả năng ức chế sự phát triển
hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Ngày nay kháng sinh không chỉ được tạo ra bởi các vi sinh
vật mà còn được tạo ra bằng quá trình bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học, do đó
định nghĩa kháng sinh cũng thay đổi, hiện nay kháng sinh được định nghĩa là những
chất có nguồn gốc vi sinh vật, được bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học. Kháng sinh
có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển hoặc tiêu diệt vi sinh vật khác [31].
Đề kháng kháng sinh là việc các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, vi rút và ký
sinh trùng thay đổi khi tiếp xúc với các loại thuốc chống vi trùng như kháng sinh,
thuốc chống nấm, thuốc chống vi rút, thuốc chống sốt rét và thuốc chống giun. Kết
quả là các loại thuốc trở nên mất hiệu quả [31].
1.1.2. Thực trạng đề kháng kháng sinh
Đề kháng kháng sinh đã và đang trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu.
Mặc dù vào đầu những năm 1980, nhiều kháng sinh mới được phát hiện nhưng trong
30 năm trở lại đây, không có kháng sinh nào được tìm ra. Điều này có nghĩa là, tốc
độ phát minh kháng sinh mới có dấu hiệu tụt lùi so với sự phát triển bất thường của
vi sinh vật, kéo theo đó là sự gia tăng tất yếu của đề kháng kháng sinh và nguy cơ
không còn kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn trong tương lai. Nguy cơ này đã được
ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới.
Tổ chức giám sát đề kháng kháng sinh toàn cầu GLASS đã xuất bản 3 báo cáo
từ 2018 đến nay về đề kháng ở quy mô toàn cầu. Báo cáo mới nhất trong năm 2019
ghi nhận tỷ lệ kháng với ciprofloxacin, một loại kháng sinh thường được sử dụng để
điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, dao động từ 8,4% đến 92,9% đối với E. coli và
từ 4,1% đến 79,4% đối với K. pneumonia. Đối với nhiễm trùng máu có 12,11% S.
aureus kháng methicillin, 36,0% E. coli kháng với cephalosporin thế hệ thứ ba. Phạm
vi tần suất nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn kháng thuốc rất khác nhau giữa các
.
.
quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực. Tỷ lệ đề kháng cao hơn ở các quốc gia có mức
thu nhập thấp và trung bình thấp so với các quốc gia có thu nhập mức trung bình và
cao [33].
Theo báo cáo trên các tình trạng đề kháng gia tăng hay xuất hiện mới trong
năm 2019 bao gồm:
- Tăng số lượng các trường hợp Enterobacteriaceae kháng carbapenem.
- Bùng phát các bệnh nhiễm trùng do K. pneumoniae kháng thuốc mở rộng.
- Tăng số lượng các trường hợp Enterobacteriaceae kháng carbapenem do sản xuất
metallo-β-lactamase..
- Bùng phát P. aeruginosa kháng carbapenem ở một số bệnh viện.
- Tăng số lượng các trường hợp Salmonella không nhạy cảm với azithromycin.
- Lần đầu tiên phát hiện kháng với daptomycin trong phân lập S. aureus kháng
methicillin.
- Tăng số lượng các trường hợp Enterobacteriales sản xuất metallico-metalllactamase.
- Nhiễm trùng máu do S. aureus, Spa-type t11164 trong ICU sơ sinh.
- Phát hiện E. coli đề kháng mở rộng với gen blaKPC và mcr-1.
- Phát hiện N. meningitidis serogroup Y không nhạy cảm với cefotaxime.
- Phát hiện Enterococcus faecalis có khả năng kháng linezolid do sự hiện diện của
gen optrA.
- Hai trường hợp nhiễm thương hàn do kháng thuốc mở rộng.
- Cụm nhiễm trùng gây ra bởi Acinetobacter baumannii kháng thuốc.
- Hai trường hợp chẩn đoán nhiễm trùng do N. gonorrhoeae kháng thuốc mở rộng.
Những kết quả ở trên cho thấy xu hướng đề kháng trên thế giới vẫn không
ngừng gia tăng, đồng thời các chủng vi khuẩn đề kháng mới liên tục được phát hiện.
Tại Việt Nam, do điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển vi sinh vật cùng với
việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý sử dụng kháng sinh
chưa hiệu quả nên đề kháng kháng sinh có dấu hiệu trầm trọng.
.
.
Tình hình sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện trong nước tương đối lạm dụng
và thiếu phù hợp. Một nghiên cứu trên 36 bệnh viện đa khoa năm 2008 cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân nhập viện có sử dụng kháng sinh lên đến 67,4%. Tỷ lệ này tương đồng với
các báo cáo tại các nước đang phát triển (62,8% - 77,8%), nhưng cao hơn nhiều so
với các nước châu Âu (17,8 – 32%). Tỷ lệ kê đơn thuốc kháng sinh cao nhất được ghi
nhận ở các đơn vị phẫu thuật lên tới 93,2% và thấp nhất là 48,2%. Trong số các bệnh
nhân được dùng kháng sinh, các thuốc được kê toa phổ biến nhất bao gồm
cephalosporin (70,2%), penicillin (21,6%) và aminoglycoside (18,9%). Khoảng một
phần ba số bệnh nhân (30,8%) có chỉ định không phù hợp để kê đơn, đồng thời có
đến 36,6% các đơn kê kháng sinh phối hợp [30].
Bên cạnh đó, việc kê đơn kháng sinh bất hợp lý tại các cơ sở bán lẻ thuốc rất
đáng báo động, góp phần làm gia tăng tình hình đề kháng kháng sinh. Tình trạng bán
kháng sinh không đơn đã được ghi nhận trong một số nghiên cứu trước đây và tình
trạng này đến nay vẫn chưa được cải thiện. Mới đây một nghiên cứu năm 2019 tiến
hành tại 360 nhà thuốc và quầy thuốc, trên 9 tỉnh thành, thông qua phương pháp đóng
giả khách hàng. Kết quả cho thấy 100% các nhà thuốc, quầy thuốc bán kháng sinh
khi được yêu cầu cho triệu chứng ho, đau rát cổ họng mặc dù không có đơn. Đối với
tình huống mẹ mua thuốc cho bé bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp độ nhẹ, người bán
thuốc đã tự chỉ định 19 hoạt chất kháng sinh (chủ yếu thuộc nhóm cephalosporin và
penicillin) với 86,1% các trường hợp có thời gian sử dụng kháng sinh được bán dưới
5 ngày [7].
Việt Nam được ghi nhận là cao nhất trong số 11 nước trong mạng lưới giám
sát các căn nguyên kháng thuốc châu Á năm 2000 - 2001. Từ năm 2000, tỷ lệ
Haemophilus influenza kháng ampicillin đã được ghi nhận là vào khoảng 57% tại
bệnh viện Nhi Trung Ương và tại các bệnh viện ở Nha Trang. Vào năm 2000 - 2001,
một nghiên cứu khác chỉ ra rằng tới 25% số chủng vi khuẩn phân lập được tại một
bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh đề kháng với kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.
Theo báo cáo khác năm 2009 thực hiện tại bệnh viện và ngoài cộng đồng, tỷ lệ vi
khuẩn gram âm kháng ceftazidim là 42%, kháng gentamicin là 63% và kháng acid
.
.