Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề và gợi ý dạng văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí
MIỄN PHÍ
Số trang
23
Kích thước
198.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1244

Đề và gợi ý dạng văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

Có 2 kiểu đề:

- Kiểu đề đưa ra một nhận định: một câu nói, danh ngôn, châm ngôn, tục ngữ, ca dao…

- Kiểu đề yêu cầu luận về 1 phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lí… của con người.

Dàn ý: (cần viết hàm súc trong khoảng 600 từ)

1. MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cần đảm bảo 2 điều

- Dẫn dắt vấn đề.

- Giới thiệu được luận đề.

2. TB:

a. Giải thích khái niệm (nếu có): Là gì?

b. Lí giải vấn đề: Tại sao?

c. Biểu hiện: Vấn đề đó được thể hiện ntn trong cuộc sống hằng ngày (chứng minh)?

d. Đánh giá, luận bàn vấn đề (đề mở, thể hiện rõ bản lĩnh của người viết, quan niệm của người viết đối với vấn

đề đó là đúng hay sai, có thể lật ngược vấn đề hay không…).

3. KB:

- Rút ra bài học về nhận thức và hành động.

ĐỀ 1: Trong thư gởi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809 – 1865) viết: “xin

thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi.” (Theo Ngữ văn 10, Tập 2,

NXBGD, 2006, tr.135). Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ

của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. (Đề thi ĐH khối C năm 2009)

Gợi ý:

1. Giải thích ý kiến: (0.5đ)

- Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự

hơn thi đỗ nhờ gian dối.

- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người.

2. Bàn luận về trung thực trong khi thi và trong cuộc sống: (2.0đ)

- Trong khi thi (1.0đ)

+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là

làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.

+ Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận.

Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.

- Trong cuộc sống (1.0đ)

+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thật với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì

mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức

tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc

cao quý.

+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê

tiện mà còn khiến cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không

phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy

hại cho xã hội.

3. Bài học nhận thức và hành động: (0.5đ)

- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi đối diện với

thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.

- Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này là trung

thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hoạt động thiếu trung

thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.

ĐỀ 2: Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội. Từ ý kiến

trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn bàn về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong

cuộc sống hiện nay. (Đề thi ĐH khối C năm 2010)

Gợi ý:

1. Giải thích: (0.5đ)

1

- Về nội dung, ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh giác của thói vô trách nhiệm; nó

xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn xã hội.

- Về thực chất, ý kiến này là một sự cảnh báo về vấn nạn đạo đức mang tính thời sự: thói vô trách nhiệm và hậu

quả khôn lương của nó.

2. Luận bàn về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người: (2.0đ)

- Tinh thần trách nhiệm (1.0đ)

+ Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình. Nó biểu hiện cụ thể,

sống động trong ba mối quan hệ cơ bản: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản

thân mình.

+ Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con người; là cơ sở để xây dựng hạnh

phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã hội tốt

đẹp, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

- Thói vô trách nhiệm (1.0đ)

+ Thói vô trách nhiệm là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ở ý thức và hành động không làm tròn

phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Hiện nay, do nhiều

nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội.

+ Tác hại của thói vô trách nhiệm: làm băng hoại đạo đức con người; gây tổn hại hạnh phúc gia đình; gây tổn

thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội.

3. Bài học nhận thức và hành động: (0.5đ)

- Bản thân cần nhận thức sâu sắc tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá con người; không ngừng nâng cao

ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực đời sống.

- Cần ý thức rõ tác hại và có thái độ kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong xã

hội.

ĐỀ 3: Viết bài văn nghị luận bà về ý kiến: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan

trọng hơn. (Đề thi ĐH khối C năm 2011)

Gợi ý:

1. GT:

- Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc

sống; biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác.

- Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình.

2. Luận bàn ý kiến:

- Khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào: biết tự khẳng định mình, giúp bản thân tự tin hơn trong cuộc

sống và trong công việc, có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn.

- Phê phán thái độ tự cao, tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì thế mà trở nên hợm hĩnh).

- Khẳng định sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp

với những chuẩn mực đạo đức; biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn

toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâng cao năng lực và hoàn thiện nhân cách.

- Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin).

3. Bài học nhận thức và hành động:

- Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Nghiêm khắc đối với chính mình; không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách.

ĐỀ 4: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn

lập nên thành tựu. (Đề thi ĐH khối C năm 2012)

Gợi ý:

1. GT:

- Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm đúng hay sai; người chân

chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù hợp với những giá trị xã hội; thành tích là những kết

quả được đánh giá tốt; thành tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, đạt được sau một quá trình phấn đấu bền bỉ.

- Về nội dung, ý kiến này chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử trong công việc giữa loại người cơ hội

và người chân chính.

2. Bàn luận:

- Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích:

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!