Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề trắc nghiệm lịch sử 12 số 5 (30)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
(Đề thi có 08 trang)
Đề thi ôn tập học kỳ môn Lịch Sử 12
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN Lịch sử – Khối lớp 12
Thời gian làm bài : 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ...................
Câu 1. Điều gì được thỏa thuận tại Hội nghị Ianta đã đưa đến sự phân cực trong quan hệ quốc tế?
A. Thỏa thuận đóng quân tại các nước, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
B. Thành lập Liên Hợp quốc.
C. Liên Xô sẽ tham gia chiến chống Nhật ở châu Á.
D. Quyết định tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Câu 2. Lực lượng tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước
Nhâm Tuất (1862) là
A. các sĩ phu yêu nước. B. quan lại triều đình.
C. triều đình. D. thủ lĩnh nông dân.
Câu 3. Trong giai đoạn 1950-1973, thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới được đánh dấu
bằng việc:
A. đế quốc Mĩ thất bại trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
B. Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông và Ma Cao.
C. nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập.
D. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
Câu 4. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng
đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp là do
A. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.
B. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.
C. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.
D. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.
Câu 5. Việt Nam có thể học tập được gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản Tây Âu từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
B. Xây dựng các khu công nghiệp, các đặc khu kinh tế.
C. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước.
D. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 6. Sự kiện nào sau đây đã mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Đức đánh chiếm Ba Lan. B. Đức đánh chiếm Tiệp Khắc.
C. Đức đánh chiếm Liên Xô. D. Đức đánh chiếm Pháp.
Câu 7. Sự ra đời của khối NATO và Vác sa va tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế sau chiến
tranh thế giới thứ hai?
A. Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai nước.
B. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai cường quốc về quân sự.
C. Mở màn cho sự xác lập hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới.
D. Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
1/8 - Mã đề 330
Mã đề 330