Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề thi và gợi ý trả lời Thi tìm hiểu Công đoàn Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC ĐIỆN BÀN
CĐCS TRẦN QUÝ CÁP
CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI THI TÌM HIỂU
“CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM – 80 NĂM, NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ”
Câu 1. Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào
ngày tháng năm nào? Do ai sáng lập?
Tổ chức Công đoàn sơ khai đầu tiên ở Việt Nam được hình thành vào những năm 1919
- 1925 tại xưởng Ba Son - Sài Gòn, do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập
Người Việt Nam đầu tiên gia nhập Công đoàn là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Người gia
nhập CĐ Kim khí, Quận 17 Pa- ri - Pháp năm 1919.
Ngày 28-7-1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội đã tiến hành Đại hội thành lập
Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ.
Tham dự Đại hội này có đại biểu của Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông
Triều, Mạo Khê...
Đại hội đã bầu Ban chấp hành lâm thời Tổng Công hội Đỏ do đ/c Nguyễn Đức Cảnh, uỷ
viên Ban chấp hành Đông Dương Cộng sản Đảng lãnh đạo.
Câu 2. Đồng chí hãy cho biết từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua
mấy kỳ Đại hội? Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ Đại hội?
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1/1/1950 và làm việc
đến hết ngày 15/1/1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ nhất tiến hành nhằm kiểm điểm và tổng kết kinh
nghiệm đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam từ
khi hình thành, nhất là từ sau Cách mạng tháng Tám thắng lợi đến thời điểm Đại hội.
Đại hội đã nghe bài phát biểu quan trọng của đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của
Đảng về nhiệm vụ của Công đoàn và của giai cấp công nhân. Đại hội đã thảo luận sôi
nổi bản báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam “Công nhân
Việt Nam chiến đấu cho độc lập, dân chủ và hòa bình”, do đồng chí Trần Danh Tuyên
trình bày.
Đại hội đề ra mục tiêu: “Động viên công nhân, viên chức cả nước, nhất là ngành Quân
giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến
thắng lợi”.
Đại hội đã đề ra nhiệm vụ mới của giai cấp công nhân và Công đoàn trong kháng chiến,
Nghị quyết Đại hội đã nêu rõ: “Tích cực cùng toàn dân chuẩn bị chuyển sang tổng phản
công, tiêu diệt thực dân Pháp và bù nhìn tay sai, đánh bại âm mưu can thiệp của đế
quốc Mỹ, giành độc lập, thống nhất thật sự cho Tổ quốc, góp phần cùng lao động và
nhân dân các nước đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới”.
Đại hội đề ra nhiệm vụ hoạt động quốc tế: “Chung sức với lao động và các lực lượng
dân chủ thế giới đấu tranh chống phản động quốc tế, nhất là phản động Mỹ, để bảo vệ
hòa bình, dân chủ cho nhân loại. Liên kết và ủng hộ Liên Xô và các nước dân chủ mới.
Tích cực hoạt động để góp phần thống nhất lao động thế giới. Đoàn kết chặt chẽ với lao
động và các dân tộc bị áp bức, đánh đổ chế độ thực dân xâm lược, giành quyền tự do,
độc lập thực sự cho các quốc gia. Giúp đỡ và phối hợp với công nhân, lao động Miên,