Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề thi tuyển sinh đại học năm 2011 môn vật lý khối A trường THPT chuyên Lê Hồng Phong pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
Tp HỒ CHÍ MINH
ĐỀ THI THỬ - (Đề thi có 04 trang)
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011
Môn: VẬT LÍ; KHỐI A
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 159
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40):
Câu 1: Tìm phát biểu đúng.
A. Dao động cưỡng bức và dao động duy trì đều phải nhờ tác dụng của ngoại lực độc lập với hệ.
B. Dao động cưỡng bức và dao động tắt dần đều có cơ năng giảm dần do ma sát.
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi nên không phụ thuộc tần số ngoại lực.
D. Dao động cưỡng bức khi cộng hưởng và dao động duy trì của một hệ dao động có chu kì như nhau.
Câu 2: Trong máy quang phổ, chùm tia ló khỏi lăng kính trong hệ tán sắc trước khi qua thấu kính của buồng tối là
A. một chùm sáng song song. B. một tập hợp nhiều chùm tia đơn sắc không song song.
C. một tập hợp nhiều chùm đơn sắc. D. một chùm tia phân kỳ màu trắng.
Câu 3: Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi với hiệu điện thế 2 kV, hiệu suất trong quá trình truyền tải là H = 80%.
Biết công suất truyền tải không đổi. Muốn hiệu suất truyền tải đạt 95% thì ta phải
A. tăng hiệu điện thế lên 6 kV. B. tăng hiệu điện thế lên đến 4 kV .
C. giảm hiệu điện thế xuống 1 kV. D. tăng hiệu điện thế còn 8 kV.
Câu 4: Catốt của một tế bào quang điện có công thoát là 1,8 eV (1eV = 1,6.10-19 J). Chiếu vào catốt của tế bào ánh sáng có
bước sóng λ . Khi UAK = - 0,46 V thì dòng quang điện bắt đầu triệt tiêu. Khi UAK = 0,92 V thì vận tốc cực đại của quang
electrôn khi đến anốt của tế bào là
A. 356 km/s B. 750 m/s. C. 156 km/s D. 697 km/s
Câu 5: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Iâng (Young) với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Người ta đo được khoảng
cách giữa vân sáng và vân tối nằm cạnh nhau là 1,0 mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N ở hai bên so với vân trung tâm,
cách vân này lần lượt là 6,5 mm và 7,0 mm có số vân sáng là
A. 7 vân . B. 9 vân. C. 6 vân. D. 13 vân.
Câu 6: Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đọan mạch RLC nối tiếp có tần số f. Biết cường độ dòng điện sớm pha 450
so với
hiệu điện thế. Giá trị điện dung C tính theo độ tự cảm L, điện trở R và tần số f là
A.
[ ( )]
1
2
−
C = πf πfL + R B. C = [2πf (2πfL+R)]-1
C.
[ ( )]
1
2
−
C = πf πfL − R
D.
[ ( )]
1
2 2
−
C = πf πfL − R
Câu 7: Người ta chiếu ánh sáng có bước sóng 3500 0
Α
lên mặt một tấm kim loại. Các electron bứt ra với động năng ban đầu
cực đại sẽ chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 9,1cm trong một từ trường đều có B = 1,5.10-5 T. Công thoát của kim loại có
giá trị là bao nhiêu? Biết khối lượng của electron là me = 9,1.10-31kg.
A. 4,00 eV. B. 1,50 eV. C. 2,90 eV. D. 3,38 Ev
Câu 8:
Po 210
84 đứng yên, phân rã α thành hạt nhân X. Cho 1u=931,5MeV/c 2
và khối lượng các nguyên tử mPo = 209,982876u;
mα = 4,002603u; mX = 205,974468u. Vận tốc hạt α bay ra xấp xỉ bằng
A. 12.10 6 m/s B. 1,6.10 6 m/s C. 1,2.10 6 m/s D. 16.10 6 m/s
Câu 9: Một tụ điện có điện dung 100 pF được tích điện đến một hiệu điện thế xác định. Nối hai bản tụ điện vào hai đầu một
cuộn dây thuần cảm thì sau 0,5µs tụ vừa phóng hết điện. Bỏ qua điện trở của các dây nối, lấy π
2
= 10. Độ tự cảm của cuộn dây
là
A. 5 µH B. 100 pH C. 10 mH D. 1 mH
Câu 10: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây nối tiếp với tụ điện. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây, hai đầu tụ và hai
đầu đoạn mạch lần lượt là 100 V, 100 2 V và 100V. Độ lệch pha của điện áp u hai đầu đoạn mạch so với cường độ i qua
đoạn mạch là
A. ϕ = -
3
π
B. ϕ = +
6
π
C. ϕ = -
4
π
D. ϕ = +
4
π
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dẫn. B. Dòng điện dịch sinh ra từ trường xoáy.
C. Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dịch . D. Dòng điện dẫn là dòng chuyển động có hướng của các điện tích.
Câu 12: Hai nhạc cụ khác loại khi tấu cùng một nốt nhạc thì tai nghe vẫn có thể phân biệt được vì âm do mỗi nhạc cụ phát ra
khác nhau về
A. mức cường độ âm. B. tần số. C. độ to. D. dạng đồ thị dao động của âm.
Câu 13: Một người đứng cách một nguồn âm N ở khoảng cách L . Nguồn phát sóng âm đều theo mọi hướng và môi trường coi
như không hấp thụ âm. Người đi về phía nguồn 30 m thì thấy mức cường độ âm tăng thêm 3 dB. Khoảng cách L ban đầu là
A. 102,4 m B. 60 m C. 120 m D. 72,4 m
Câu 14: Một hạt sơ cấp chuyển động với vận tốc v. Nếu động năng của hạt lớn gấp đôi năng lượng nghỉ của nó thì tỉ số v / c có
giá trị là
1