Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề thi TN THPT 2008
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ 1 VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CÁCH LÀM ĐỀ 1
- MÔN NGỮ VĂN
Câu 1 (2 điểm): Theo anh/chị, Enxa Tơriôlê có vai trò như thế nào trong cuộc đời và thơ ca của Lui
Aragông?
Câu 2 (3 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh
Châu?
Câu 3 (5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm:
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thắm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngã
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
(Theo Văn học 12, tập một, tr. 79 - 80, NXB Giáo dục - 2006)
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1: Vai trò của Enxa Triôlê trong cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông:
- Lui Aragông (1897-1982) là nhà thơ, nhà văn lớn của nước Pháp vào thế kỷ XX. Ông đam mê, theo đuổi văn
chương trong những năm tháng đầu theo khuynh hướng siêu thực, có tính nổi loạn. Nhưng sau đó tìm thấy
cái đẹp ở lí tưởng cộng sản. Năm 1928 ông gặp và yêu Enxa Triôlê, cô gái Nga gốc Do Thái và năm 1932 thì
cưới nàng làm vợ.
- Enxa Triôlê là chỗ dựa trong cuộc đời của Lui Aragông và nàng đã chắp cánh thơ, lý tưởng đẹp cho nhà thơ
Lui Aragông, động viên nhà thơ trong chiến đấu chống phát xít Đức ở thế chiến thứ 2 cũng như sáng tạo nên
những vần thơ sáng ngời lý tưởng cộng sản qua hai tập thơ "Đôi mắt Enxa" và "Anh chàng say đắm Enxa",
ông đã thể hiện nổi đau đầy bi kịch của nước Pháp và niềm tin tưởng mãnh liệt của các chiến sĩ anh hùng
vượt qua cuộc sống bi thảm ấy.
Câu 2: Suy nghĩ về nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu:
Truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh, nhưng ngay từ nhan đề, tác phẩm đã gợi lên ở tâm hồn người đọc về
hình ảnh đẹp, lãng mạn, thơ mộng. Tác phẩm in lần đầu có tên là "mảnh trăng". Sao không nói là "vầng trăng"
mà chỉ là "mảnh trăng" thôi? Vầng trăng gợi lên sự tròn đầy, hạnh phúc viên mãn. Còn hình ảnh "mảnh trăng"
ẩn chứa cảm xúc lãng mạn của nhà văn. Để tăng sức lãng mạn, tác giả đã thêm vào hai từ "cuối rừng";
"Mảnh trăng cuối rừng": hình ảnh đẹp mỏng manh, ánh sáng dịu, nhỏ nhắn và khiêm nhường lại như còn e ấp
xa lấp sau những táng lá ngút ngàn của rừng đêm.
Hình ảnh "Mảnh răng cuối rừng" ấy (chứ không phải vầng trăng vằng vặc giữa trời) đã nói lên tình yêu trong
thời chiến ác liệt, phải vượt qua bao thử thách, gian nan, tình yêu ấy như đóa hoa mới vừa chớm nở, còn e
ấp, đợi chờ, nó thanh cao, trong trẻo và đẹp đến lạ lùng như một bản tình ca khắc khoải, mộng mơ, biêng biếc
một màu xanh hi vọng đợi chờ: Câu chuyện tình đẹp lãng mạn như trò chơi ú tim trong cổ tích. Qua vẻ đẹp,
lãng mạn của "mảnh trăng cuối rừng", nhà văn như muốn nói lên vẻ đẹp duyên dáng, lấp lánh "chất ngọc"
trong sâu kín nơi tâm hồn cô gái trẻ mang tên Nguyệt, nhân vật trọng tâm của tác phẩm, người đọc phải dõi
tìm thật lâu mới thấy.