Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn năm 2022 2023 đề số (57)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỐC OAI
(Đề thi gồm 01 trang)
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I (7,0 điểm):
Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt
trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô.
Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…”. Đó là dân ca Ý trữ tình
giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm
cáu với chi Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa
mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa
cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như
bằng chứng của một sự tự nhục mạ.
(Trích “Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê)
1. Nêu hoàn cảnh ra đời, phương thức biểu đạt chính, tác dụng việc chọn ngôi kể của tác phẩm
chứa đoạn trích trên? (1.0đ)
2. Em hiểu “lúc này” trong câu “Nhưng tôi không muốn hát lúc này” là lúc như thế nào? Tại
sao nhân vật tôi thích hát nhưng lại không muốn hát vào lúc đó? Chi tiết “Nước mắt đứa nào
chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục
mạ” cho em hiểu gì về vẻ đẹp của các nhân vật? (1.0đ)
3. Chỉ ra cụ thể một câu rút gọn được sử dụng trong đoạn văn. Việc sử dụng các câu rút gọn
như vậy có tác dụng gì? (0,5đ)
4. Từ tác phẩm trên và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, em
hãy khái quát vẻ đẹp chung của những người lính trong kháng chiến trong vòng không quá 7
dòng (1,0đ)
5. Dựa vào đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết về toàn tác phẩm, em hãy viết đoạn văn
diễn dịch khoảng 15 câu làm rõ vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, lạc quan và giàu tình đồng chí
đồng đội của nhân vật “tôi” (Phương Định). Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và thành
phần phụ chú. (gạch chân và chỉ rõ một câu ghép và một thành phần phụ chú) (3,5đ)
Phần II (3,0 điểm):
Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, lòng ta cứ xao xuyến, vấn vương trước vẻ đẹp
của những con người, trước những tình cảm chân tình, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin
yêu. Viết về một mảng hiện thực trên miền đất Sa Pa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã
hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thiên truyện như muốn nói với ta rằng: Bên
trong vẻ lặng lẽ của núi rừng, cuộc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng yêu, đang có không ít sự
hi sinh thầm lặng. Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của
“Lặng lẽ Sa Pa” cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm
công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu- nhân vật chính của tác phẩm- đã để lại cho chúng ta ấn
tượng khó phai mờ.
1. Đoạn văn trên nêu vấn đề gì? Ghi ra câu chứa nội dung chính của đoạn văn? (0.5đ)
2. Nếu viết một đoạn tiếp theo đoạn văn trên, em sẽ viết về vấn đề gì? Tại sao? (0.5đ)
3. Từ đoạn trích trên kết hợp những hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn khoảng một
trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về đức hi sinh thầm lặng của con người trong cuộc
sống? (2,0đ)
---------------------------- Hết -----------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................. SBD:.....................