Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh có đáp án THPT Nguyễn trãi mã 1
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
ĐỀ THI THỬ LẦN 1
KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút
Câu 1: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=24. Tế bào sinh dưỡng của thể
một thuộc loài này có số lượng nhiễm sắc thể là?
A. 47 B. 25 C. 23 D. 12
Câu 2: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ: 1 quả vàng?
A. AA x Aa. B. Aa x Aa. C. Aa x aa. D. AA x aa.
Câu 3: Loại acid nucleic nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticodon)?
A. ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN.
Câu 4: Có bao nhiêu quần thể ngẫu phối sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền?
Quần thể 1: 0,36AA + 0,36Aa + 0,28aa.
Quần thể 2: 0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa.
Quần thể 3: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa.
Quần thể 4: 0,36AA + 0,55Aa + 0,09aa.
Quần thể 5: 1aa.
Quần thể 6: 1Aa
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 5: Việc tạo giống lai có ưu thế lai cao dựa trên nguồn biến dị tổ hơp được thực hiện theo
quy trình nào dưới đây?
(1) Tạo ra các dòng thuần khác nhau.
(2) Lai giữa các dòng thuần chủng với nhau.
(3) Chọn lấy tổ hợp lai có ưu thế lai cao.
(4) Đưa tổ hợp lai có ưu thế lai cao về dạng thuần chủng.
Trình tự đúng nhất của các bước là
A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (1) → (2) → (3).
C. (2) → (3) →(4). D. (1)→ (2) → (4).
Câu 6: Ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu quá trình sau đây diễn ra trong nhân tế bào?
(1) Nhân đôi AND. (2) Phiên mã tổng hợp mARN.
(3) Phiên mã tổng hợp tARN. (4) Phiên mã tổng hợp rARN.
(5) Dịch mã tổng hợp chuỗi polipeptid.
Trang 1
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7: Nội dung nào sau đây khi nói về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực là sai?
A. Mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự nucleotid đặc biệt gọi là tâm động, các
trình tự nucleotid ở 2 đầu tận cùng của nhiễm sắc thể gọi là đầu mút và trình tự khởi đầu nhân
đôi ADN.
B. Nhiễm sắc thể đơn chứa một hoặc một số phân tử ADN mạch kép.
C. Ở phần lớn các loài sinh vật lưỡng bội, bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào cơ thể thường tồn
tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen.
D. Nhiễm sắc thể có cấu trúc xoắn qua nhiều mức xoắn khác nhau giúp cho nhiễm sắc thể có
thể nằm gọn trong nhân tế bào cũng như điều hòa hoạt động của các gen và nhiễm sắc thể dễ
dàng di chuyển trong quá trình phân bào.
Câu 8: Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ F1 là : 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa.
Theo lý thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F4) là:
A. 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. B. 0,425AA : 0,050Aa : 0,525aa.
C. 0,375AA : 0,100Aa : 0,525aa. D. 0,35AA : 0,20Aa : 0,45aa.
Câu 9: Khi nói về nuối cấy mô và tế bào thực vật, có mấy phát biểu sau đây là đúng?
(1) Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô là dựa trên sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm
sắc thể trong nguyên phân.
(2) Phương pháp nuối cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng.
(3) Phương pháp nuối cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.
(4) Phương pháp nuối cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 10: Loại biến dị nào sau đây có thể làm tăng số loại alen của một gen trong quần thể?
A. Đột biến gen. B. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
C. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến.
Câu 11: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ
thì tỉ lệ nucleotid loại A của phân tử AND này là:
A. 10%. B. 20%. C. 25%. D. 12,5%.
Câu 12: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đột biến điểm là dạng đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nucleotid.
B. Phần lớn đột bến điểm là dạng đột biến thay thế một cặp nucleotid.
Trang 2