Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề thi thử đại học môn sinh học năm 2009 - Đề số 5 potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
§Ò luyÖn thi ®¹i häc n¨m 2009
Bài 1. Cách li sinh sản đã dẫn đến một kết quả quan trọng là
A. Từ cách li sinh sản đến cách li di truyền.
B. Làm cho mỗi loài giao phối trở thành một tổ chức tự nhiên, có tính toàn vẹn.
C. Từ cách li sinh sản dẫn đến cách li địa lí hoặc sinh thái.
D. Tạo nên ranh giới sinh học giữa các loài.
Bài 2. Phát biểu nào dưới đây liên quan đến quá trình hình thành loài là không đúng?
A. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ trong hàng vạn hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra
tương đối nhanh trong một thời gian không dài lắm.
B. Loài không xuất hiện với một đột biến mà thường là có sự tích luỹ một tổ hợp nhiều đột biến, loài
mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể tồn tại, phát triển
như là một khâu trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động
vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp và việc đa bội hoá thường không thành công.
D. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý và bằng con đường sinh thái luôn luôn diễn ra
hoàn toàn độc lập với nhau.
Bài 3. Sự khác biệt quan trọng trong việc gây đột biến bằng tác nhân vật lí và tác nhân hoá học là:
A. Tác nhân hóa học gây ra đột biến gen mà không gây đột biến NST.
B. Tác nhân hoá học có khả năng gây ra các đột biến có tính chọn lọc cao hơn.
C. Tác nhân hóa học gây ra đột biến NST mà không gây đột biến gen.
D. Tác nhân hóa học có thể sử dụng thuận lợi ở vật nuôi.
Bài 4. Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp
A. Phân tích cơ thể lai. B. Tạp giao.
C. Lai phân tích. D. Lai thuận nghịch.
Bài 5. Gen D: quả dài, trội hoàn toàn so với gen d: quả ngắn. Gen N: hạt nâu, trội hoàn toàn so với gen n: hạt
trắng. Hai cặp gen nói trên nằm cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Số kiểu gen dị hợp về một cặp gen là
A. 1 kiểu. B. 2 kiểu. C. 3 kiểu. D. 4 kiểu.
Bài 6. Đột biến gen trong tự nhiên được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá do:
A. Phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể.
B. Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể
C. Mặc dù đa số là có hại trong những điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi.
D. Tất cả đều đúng.
Bài 7. Mỗi phần tử prôtêin trung bình có
A. 100 đến 30.000 phân tử axit amin. B. 10.000 đến 25.000 phân tử axit amin.
C. 1.000 đến 30.000 phân tử axit amin. D. 100 đến 3000 phân tử axit amin.
Bài 8. Hãy tìm các dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtít làm thay đổi cấu trúc của gen trong
trường hợp số liên kết hyđrô của gen tăng thêm 1 liên kết?
A. Thay cặp A- T thành cặp T- A. B. Thay cặp G - X thành cặp X- G.
C. Thay cặp X- G thành cặp A - T. D. Thay cặp A - T thành cặp G - X.
Bài 9. Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micrômet . Số liên
kết hoá trị giữa các đơn phân của gen là
A. 798 liên kết. B. 898 liên kết. C. 1598 liên kết. D. 1798 liên kết.
Bài 10. Kiểu tác động gen không alen mà trong đó mỗi gen có vai trò như nhau và sự phát triển của cùng một
tính trạng được gọi là
A. Tác động cộng gộp. B. Tác động át chế.
C. Tác động bổ trợ. D. Tác động át chế và tác động bổ trợ.
Bài 11. Hiện tượng được xem là ứng dụng định luật đồng tính của Menđen trong sản xuất là
A. Sử dụng con lai F1 làm giống cho các thế hệ sau.
B. Lai giữa cặp bố mẹ thuần chủng mang gen tương phản, để thu F1 là thể dị hợp có nhiều ưu thế lai.
C. Lai xa giữa hai loài bố mẹ để thu con lai có nhiều phẩm chất tốt.
D. Tự thụ phấn ở thực vật để tạo ra các dòng thuần chủng.