Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

đề thi thử đại học lần 1 năm 2013 môn hóa - mã đề 212
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
371.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1328

đề thi thử đại học lần 1 năm 2013 môn hóa - mã đề 212

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trang 1/6 – Mã đề 212

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2012 – 2013

MÔN : HÓA HỌC

https://www.facebook.com/Hienpharmacist Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Ngày thi: 09 – 06 - 201

Họ, tên thí sinh :......................................................

Số báo danh :......................................................

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64;

Zn=65; Br=80; Ag=108; Sn=119; I=127; Ba=137.

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

1) Các xilen tham gia phản ứng nitro hóa ( HNO3 /H2SO4 ) dễ dàng hơn benzen

2) Trong y học người ta dùng clorofom để gây mê

3) Trong phân tử phenol, mật độ electron tại tất cả các vị trí trên vòng đều cao hơn so với benzen

4) Axetandehit có thể làm mất màu thuốc tím ngay điều kiện thường

5) Từ CH4 có thể điều chế axit axetic bằng 3 phản ứng hóa học có mặt xúc tác

6) Cacbon đều ở trạng thái lai hóa sp2

trong xiclopropan và etilen

Số phát biểu đúng là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hơi của hidrocacbon A và khí oxi lấy dư, thu được hỗn hợp khí và hơi.

Làm lạnh hỗn hợp khí này thể tích giảm 50%. Nếu cho hỗn hợp còn lại qua dung dịch KOH dư, thể tích giảm 83,3%

số còn lại. Công thức của hidrocacbon A là ?

A. C3H4 B. C3H8 C. C4H8 D. C5H12

Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm metanol và hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit fomic tác dụng hết với Na

dư giải phóng 6,72 lít H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X có xúc tác thì các chất trong hỗn hợp X tác dụng với nhau

vừa đủ thu được 25g hỗn hợp este. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc thì

khối lượng bình tăng m gam. Gía trị của m là ?

A. 18,9 B. 26,5 C. 25,2 D. 19,8

Câu 4: Cho phản ứng hóa học sau:

CH3-C(CH3)=C(CH3)-CH3 + K2Cr2O7 + H2SO4 → CH3-CO-CH3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phương trình với hệ số cân bằng tối giản là ?

A. 25 B. 31 C. 27 D. 20

Câu 5: Từ quả cây vanilla người ta tách được 4-hidroxy-3-metoxibenzanđehit (vanilin) dùng làm chất thơm cho bánh

kẹo. Từ quả cây hồi tách được 4-metoxibenzanđehit. Từ hạt cây hồi hoang tách được p-isopropylbenzanđehit.

Chọn phát biểu đúng ? Biết : -O-CH3 là nhóm thế có tên: metoxi

A. Trong 3 chất thì vanilin có nhiệt độ sôi thấp nhất

B. Cả 3 chất đều là hợp chất tạp chức

C. Cả 3 chất đều có khả năng tác dụng với Br2/Fe hoặc Br2/H2O

D. p-isopropylbenzanđehit tác dụng với clo chiếu sáng cho ba sản phẩm thế monoclo

Câu 6: Công thức đơn giản nhất của một anđehit no mạch hở là C2H3O. Từ anđehit này điều chế cao su Bu-na cần tối

thiểu bao nhiêu phản ứng ?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 7: Cho các chất sau: CH3COOH, CH3OH, C2H5OH, anilin (C6H5NH2), C6H5ONa. Chỉ dùng axit H2SO4 loãng,

dung dịch KMnO4 loãng và được phép đun nóng (các dụng cụ có đủ) có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu chất ?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 8: Cho các dung dịch sau: C2H5ONa, C6H5COONa, HCOOH, NaOH, C2H5OH, HCl tác dụng với nhau từng đôi

một. Có bao nhiêu cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thích hợp ?

A. 5 B. 7 C. 8 D. 9

Câu 9: Cho các dung dịch sau: Na2SiO3, KClO, KNO3 , NH4Cl, Na3PO4, K2CO3, BaZnO2, KF, LiOH. Có bao nhiêu

dung dịch làm quỳ tím hóa xanh ?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Mã đề: 212

GIẢI ĐÁP HÓA HỌC

ĐỀ CHÍNH THỨC

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!