Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề thi hoá học 2022 đề 265
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề thi thử Hoá học 2022
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề)
-------------------------
Họ tên thí sinh: .................................................................
Số báo danh: ......................................................................
Mã Đề: 265.
Câu 41. Cho các este sau: vinyl axetat, metyl axetat, metyl acrylat, metyl metacrylat. Số este tham gia phản ứng
trùng hợp tạo thành polime là
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 42. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. Tính bazơ B. Tính khử
C. Tính axit D. Tính oxi hóa
Câu 43. Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường?
A. Fe. B. Mg. C. Al. D. Na.
Câu 44. Cho hỗn hợp chất rắn gồm CaC2, Al4C3, Ca vào nước thu được hỗn hợp X gồm 3 khí (trong đó có 2 khí
có cùng số mol). Lấy 8,96 lít hỗn hợp X chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: cho vào dung dịch AgNO3 trong
NH3 (dư), sau phản ứng thu được 24 gam kết tủa. Phần 2: Cho qua Ni (đun nóng) thu được hỗn hợp khí Y. Thể
tích O2 vừa đủ cần dùng để đốt cháy hoàn toàn Y là
A. 5,60 lít. B. 8,96 lít. C. 8,40 lít. D. 16,8 lít.
Câu 45. Thủy phân este X có công thức C3H6O2, thu được sản phẩm có tham gia phản ứng tráng gương. Tên gọi
của X là
A. metyl fomat. B. etyl fomat.
C. vinyl fomat. D. metyl axetat.
Câu 46. Công thức của sắt(II) hiđroxit là
A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe(OH)3. D. Fe(OH)2.
Câu 47. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân từ Gly-Ala có 1 liên kết peptit. B. Dung dịch glyxin có phản ứng màu biure.
C. Anilin là chất lỏng tan nhiều trong nước. D. Phân tử valin có 2 nguyên tử nitơ.
Câu 48. Cho các polime: poli(vinyl clorua), polietilen, policaproamit, tơ nilon-7, xenlulozơ triaxetat và cao su
buna-N. Số polime thuộc loại chất dẻo là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 1.
Câu 49. Một học sinh nghiên cứu tính chất của ba dung dịch lần lượt chứa các chất A, B, C như sau:
- A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không
màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.
- B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
- A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.
Các chất A, B và C lần lượt là
A. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3. B. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.
C. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2 D. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
Câu 50. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng
X Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi
trường kiềm
Có màu tím
Y Ðun nóng với dung dịch NaOH Tạo dung dịch màu xanh lam
1