Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề Thi Chuẩn Cấu Trúc-Đề Thi 004.Pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trang 1/4 - Mã đề thi 004
ĐỀ THI CHUẨN CẤU TRÚC
ĐỀ MINH HỌA 2023
ĐỀ THI THAM KHẢO
Mã đề thi: 004
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2023
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
(đề thi gồm: 04 trang, 40 câu)
Họ tên thí sinh:................................................ Số báo danh:...................... Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi KHÔNG giải thích gì thêm. Câu 1. Sau khi Hiệp định Giơnevơ (1954), về Đông Dương được kí kết, đế quốc Mĩ thực hiện âm mưu
biến miền Nam Việt Nam thành
A. Một nước xã hội chủ nghĩa. B. Căn cứ quân sự của Mĩ. C. Thuộc địa kiểu cũ. D. Đồng minh duy nhất ở châu Á. Câu 2. Một trong số những tỉnh giành chính quyền đầu tiên trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) là
A. Hà Tiên. B. Đồng Nai Thượng. C. Hà Tĩnh. D. Châu Đốc. Câu 3.Đại hội VI (12-1986) đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của Đường lối đổi mới ở Việt Nam là đổi
mới về
A. Kinh tế. B. Giáo dục. C. Văn hóa. D. Chính trị. Câu 4. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi mới thành lập phải đối mặt với khó khăn nào sau đây?
A. Nạn đói, nạn dốt đe dọa. B. Chiến tranh thế giới lan rộng. C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện. D. Chủ nghĩa tư bản hình thành. Câu 5. Trong nữa sau những năm 40 của thế kỉ XX, sản lượng công nghiệp nước nào chiếm hơn một
nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới?
A. Mĩ B. Pháp. C. Liên Xô. D. Nhật Bản. Câu 6. Ý nào sau đây góp phần lí giải nhận định: Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế
không thể đảo ngược?
A. Sự thay đổi của cơ cấu lao động. B. Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế các nước. C. Sự phát triển của lực lượng sản xuất. D. Sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia. Câu 7. Phong trào đấu tranh ở Nghệ-Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào 1930-1931 là vì
A. Hình thành liên minh công-nông. B. Cuộc tập dợt đầu tiên cho cách mạng tháng 8. C. Thành lập chính quyền Xô Viết. D. Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng. Câu 8. Thắng lợi quân sự nào dưới đây góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” của Mĩ ở miền Nam?
A. Bình Giã. B. Ấp Bắc. C. Vạn Tường. D. An Lão. Câu 9. Năm 1975, quân dân Việt Nam giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Chiến dịch Biên giới. B. Chiến dịch Tây Nguyên. C. Chiến dịch Tây Bắc. D. Chiến dịch Việt Bắc. Câu 10. Đâu không phải là điểm mới của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở Việt Nam?
A. Thủ đoạn chiến tranh. B. Tính chất chiến tranh. C. Quy mô chiến tranh. D. Lực lượng quan đội tham chiến. Câu 11. Phan Bội Châu chủ trương đánh Pháp giành độc lập bằng phương pháp
A. Bạo động. B. Bất bạo động. C. Cải cách. D. Bất hợp tác. Câu 12. Quốc gia nào sau đây là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?
A. Trung Quốc. B. Việt Nam. C. Mĩ. D. Anh. Câu 13. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội nào sau đây của Việt Nam tăng nhanh về số
lượng, tha thiết canh tân đất nước?
A. Nông dân. B. Tiểu tư sản. C. Địa chủ. D. Tư sản. Câu 14. Trong giai đoạn 1945 -1950, một trong những hoạt động đối ngoại của các nước Tây Âu là
A. Viện trợ cho các nước châu Á. B. Viện trợ cho các nước châu Phi. C. Tham gia Định ước Henxinki. D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. Câu 15. Từ thu-đông năm 1953, ở chiến trường Đông Dương thực dân Pháp tập trung quân lớn nhất ở
địa điểm nào sau đây?
A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Tây Bắc. C. Thượng Lào. D. Các thành phố.