Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài văn hóa phong tục cưới hỏi của người mường bi hòa bình
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
3.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1720

Đề tài văn hóa phong tục cưới hỏi của người mường bi hòa bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1

NỘI DUNG.......................................................................................................5

CHƯƠNG I ĐÔI NÉT VỀ MƯỜNG BI HÒA BÌNH..................................5

1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội

Mường Bi.......................................................................................................5

1.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................5

1.1.2 Đời sống kinh tế................................................................................8

1.1.3 Đời sống xã hội...............................................................................10

1.1.4. Đời sống tinh thần.........................................................................13

1.2. Phong tục cưới hỏi cổ truyền của người Mường Bi Hòa Bình............19

1.2.1 Quan điểm về hôn nhân và gia đình của người Mường..................19

1.2.2. Trình tự lễ cưới cổ truyền của người Mường.................................22

1.3. Tiểu kết chương I..................................................................................31

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI

MƯỜNG BI....................................................................................................33

2.1. Thực trạng phong tục cưới hỏi của người Mường Bi...........................33

2.1.1. Lễ dạm ngõ (mờ miệng).................................................................34

2.1.2. Đặt vấn đề (Kháo tiếng).................................................................37

2.1.3 Lễ ăn hỏi (Ti nòm)..........................................................................39

2.1.4. Lễ cưới (Ti cháu)...........................................................................44

2.2. Những nét văn hóa đặc sắc trong phong tục cưới hỏi của người Mường

Bi còn được bảo tồn.....................................................................................59

2.3. Những biến đổi trong phong tục cưới hỏi của người Mường Bi hiện nay59

2.3.1 Những biến đổi theo hướng tích cực...............................................59

2.3.2. Những biến đổi theo hướng tiêu cực..............................................61

2.3.3. Dự báo xu hướng biến đổi của nghi lễ cưới xin trong giai đoạn hiện

nay............................................................................................................61

2.4. Tiểu kết chương II.................................................................................62

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT HUY VÀ BẢO TỒN NHỮNG NÉT

VĂN HÓA TRONG PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI MƯỜNG

BI.....................................................................................................................64

3.1. Những vấn đề chung.............................................................................64

3.1.1. Những ýê tố tác động đến phong tục cưới hỏi của người Mường Bi.64

3.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc cưới, việc tang, lễ hội....65

3.2. Kiến nghị và giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những nét văn hóa

trong phong tục cưới hỏi của người Mường Bi...........................................68

3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách.....................................................68

3.2.2Giải pháp về nhận thức.....................................................................68

3.2.3. Hướng hoạt động thực tiễn cụ thể..................................................69

3.3. Tiểu kết chương III...............................................................................70

KẾT LUẬN....................................................................................................71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................73

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Văn hóa Việt Nam được cấu thành bởi văn hóa của 54 dân tộc anh em

cùng chung sống, được tích lũy, bổi đắp qua hơn 4 ngàn năm dựng nước và

giữ nước. Từ thời Văn Lang, Âu Lạc các vua Hùng dựng nước cho đến nay đã

trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, qua hơn nghìn năm đô hộ,

qua 2 cuộc chiến tranh thần thánh chống giặc ngoại xâm nhưng văn hóa Việt

Nam vẫn phát triển không ngừng. Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

gắn bó keo sơn góp phần tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc cùng nhau phát

triển, chính nền văn hóa đa màu sắc nhưng thống nhất ấy chảy trong mỗi

người con đất Việt bám sâu, tồn tại và phát triển không ngừng.

Thời kì đổi mới, đi cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, thời gian

gần đây văn hóa dân gian nói chung và văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng

được chú trọng, nghiên cứu, khai thác, phục hồi. Đó là điều đáng mừng khi đi

cùng thời gian, kết hợp với một số yếu tố khách quan tác động, các thuần

phong mĩ tục, các nét văn hóa, bản sắc riêng đang dần bị biến dạng và mai

một. Sau nữa là các hủ tục lạc hậu, không phù hợp với xu hướng phát triển

của xã hội vẫn tồn tại đã và đang là vấn đề nhức nhối của các nhà quản lý văn

hóa nói chung và các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nói riêng.

Hòa Bình được xem là “cái nôi văn hóa” của cả một miền Tây Bắc

rộng lớn, một vùng văn hóa của các dân tộc thiểu số cùng phát triển và thể

hiện đậm nét. Trong khảo cổ học thế giới, cụn từ “văn hóa Hòa Bình” đã trở

thành một thuật ngữ, đó là niềm tự hào không chỉ riêng của người dân Hòa

Bình.

Trên vùng đất thấm đậm chất văn hóa ấy có 6 dân tộc anh em cùng

chung sống: Kinh, Mường, Tày, Dao, Thái, Mông. Trong đó, người Mường

chiếm đến hơn 60% dân số cả tỉnh và góp phần chủ đạo làm nên nét đặc sắc

của văn hóa Hòa Bình. Nhưng cũng như văn hóa các dân tộc thiểu sổ khác,

1

những nét văn hóa đặc sắc của người Mường cũng đang có nguy cơ bị mai

một. Vì vậy công tác phát huy và bảo tồn vốn văn hóa dân gian ngưởi Mường

đã và đang là vấn đề cần được chú trọng và đẩy mạnh.

Cấu thành nên văn hóa dân gian nói chung và văn hóa dân gian người

Mường Hòa Bình nói riêng gồm nhiều yếu tố, trong đó các phong tục , tập

quán nằm trong văn hóa phi vật thể góp phần lớn tạo nên bản sắc của dân tộc.

Trong các phong tục của người Mường, phong tục cưới hỏi có nhiều nét đặc

sắc riêng, chứa đựng trong đó nhiều yếu tố văn hóa truyền thống.

Câu ví “nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” là người Hòa Bình

chắc hẳn không ai là không biết, đó là tên những bản Mường trù phú, nơi cô

đọng của những yếu tố văn hóa dân gian người Mường. Mường Bi huyện Tân

Lạc, tỉnh Hòa Bình là Mường lớn nhất, trù phú nhất, nơi mà các yếu tố văn

hóa dân gian đặc trưng còn thể hiện khá đậm nét. Trong đợt thực tập vừa qua

tại sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình, tôi đã được đến thực tế, khảo sát tại Mường

Bi.

Với mong muốn thông qua việc khảo sát nghiên cứu về văn hóa dân

gian người Mường nói chung và phong tục cưới hỏi của ngưởi Mường Bi Hòa

Bình nói riêng sẽ bổ sung thêm kiến thức nghiệp vụ, tìm ra cái mới trong kho

tàng văn hóa dân gian dồi dào, đồng thời phát hiện những nhược điểm không

phù hợp trong văn hóa Mường nói chung, mà cụ thể là trong tục cưới hỏi của

người Mường ở Mường Bi Hòa Bình để có những giải pháp thích hợp trong

công tác quản lý văn hóa, xây dựng nếp sống mới, văn minh, lành mạnh cho

đồng bào các dân tộc thiểu số. Chính vì thế , tôi chọn đề tài “Phong tục cưới

hỏi của người Mường Bi Hòa Bình” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

 Mục đích

Nghiên cứu, tìm hiểu phong tục cưới hỏi của người Mường Bi Hòa

Bình. Chắt lọc những nét đặc sắc trong văn hóa dân gian dân tộc thiểu số cần

2

được phát huy và bảo tồn, đồng thời phát hiện những yếu tố không phù hợp,

những hủ tục cần được sửa đổi. Từ đó đưa ra những giải pháp tác động nhằm

bảo tồn và phát huy những yếu tố tích cực và bài trừ những yếu tố tiêu cực.

 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu sơ lược về văn hóa, xã hội cổ truyền của người Mường,

trong đó chú trọng vào phong tục cưới hỏi.

- Khảo sát thực tế tại địa phương về thực trạng phong tục cưới hỏi của

người Mường Bi Hòa Bình

- Đề xuất các phương án, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những

nét văn hóa trong phong tục cưới hỏi của người Mường ở Mường Bi thuộc

huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu là phong tục cưới hỏi của người Mường Bi Hòa

Bình

Phạm vi

Tập trung nghiên cứu khảo sát khu vực Mường Bi- huyện Tân Lạc, Hòa

Bình

4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ

nghĩa duy vật lịch sử, đường lối của Đảng, nhà nước về văn hoá, bám sát nội

dung cuộc vận động “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, chính sách của

Đảng và Nhà nước về "Xây dựng, thực hiện việc cưới, việc tang theo nếp

sống văn hoá văn minh".

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu bằng phương pháp:

3

1. Điều tra điền dã

2. Tranh thủ ý kiến của các chuyên gia , các nhà nghiên cứu văn hoá.

3. Phương pháp lưu trữ hình ảnh.

4. Phương pháp xã hội học, dân tộc học

5. Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hoá tư liệu

5. KẾ HOẠCH, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Đề tài được tiến hành nghiên cứu khảo sát trong thời gian thực tập.

6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung đề

tài chia làm 3 chương:

CHƯƠNG I- ĐÔI NÉT VỀ MƯỜNG BI HÒA BÌNH

1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội

Mường Bi

1.2. Phong tục cưới hỏi cổ truyền của người Mường Bi Hòa Bình

1.3. Tiểu kết chương I

CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI

MƯỜNG BI

2.1. Thực trạng phong tục cưới hỏi của người Mường Bi

2.2. Những nét văn hóa đặc sắc trong phong tục cưới hỏi của người

Mường Bi

2.3. Những hạn chế trong phong tục cưới hỏi của người Mường Bi

2.4. Tiểu kết chương II

CHƯƠNG III- GIẢI PHÁP PHÁT HUY VÀ BẢO TỒN NHỮNG NÉT

VĂN HÓA TRONG PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỞI MƯỜNG

BI

3.1. Những yêu cầu chung

3.2. Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những nét văn hóa trong

phong tục cưới hỏi của người Mường Bi

4

3.3. Tiểu kết chương III

NỘI DUNG

CHƯƠNG I

ĐÔI NÉT VỀ MƯỜNG BI HÒA BÌNH

1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội

Mường Bi

1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Ngày 15/10/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập

huyện Tân Lạc, trên cơ sở tách ra từ huyện Lạc Sơn. Huyện lị của Tân Lạc

cách Thành phố Hoà Bình 34 km, huyện Tân Lạc nằm ở tọa độ 21’27’’ đến

20’35’’ vĩ bắc và 105’23’’ đến 105’23’’ kinh đông. Là một trong bốn vùng

Mường lớn của tỉnh Hòa Bình (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng,

Mường Động). Mường Bi Tân Lạc vốn được coi là một trong những cái nôi

của nền văn hóa Hòa Bình. Với vị trí khá biệt lập: Phía đông giáp huyện Cao

Phong, phía nam giáp huyện Lạc Son, phía tây giáp huyện Mai Châu và

huyện Bá Thước (Thanh Hóa), phía bắc giáp huyện Đà Bắc. Xưa kia do điều

kiện địa hình chi phối nên việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng rất khó

khăn. Nhưng nay huyện Tân Lạc đã có quốc lộ 6 và đường tỉnh lộ chạy qua

nên tình hình giao thông, đời sống kinh tế, văn hóa của người dân nơi đây đã

có nhiều biến chuyển, thuận lợi cho việc tiếp cận, giao lưu kinh tế văn hóa với

các tỉnh vùng Tây Bắc và thủ đô Hà Nội.

Với diện tích tự nhiên 52.300 ha, địa hình huyện Tân Lạc khá phức tạp,

có dãy Trường Sơn chạy dọc theo chiều dài huyện, đất đai bị chia cắt bởi hệ

thống sông suối chằng chịt, đồi núi có hướng thấp dần về phí đông nam hình

thành nên ba vùng tự nhiên:

-Vùng cao bao gồm các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Quyết Chiến, Lũng

Vân, Ngổ Luông nằm trên dãy Trường Sơn. Vùng này có nhiều lớp núi trùng

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!