Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài: Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX - 1930 ppsx
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
706

Đề tài: Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX - 1930 ppsx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đề tài: Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX - 1930

Đề tài: Tôn Đức Thắng và phong trào

công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX -

1930

MỤC LỤC

Sinh viên: HOÀNG THỊ HƯƠNG HUẾ 1

Đề tài: Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX - 1930

20/8/1888 Sinh tại xã Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, tỉnh Long

Xuyên (nay thuộc thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang)

1906 – 1912 Rời quê lên Sài Gòn học việc, tham gia lãnh đạo cuộc bãi

công của công nhân xưởng Ba Son.

1916 Rời tổ quốc sang Pháp và làm công nhân quân giới ở quân

cảng Toulon (miền nam nước Pháp) và làm thợ máy trên

chiến hạm France.

20/4/1919 Kéo cờ đỏ trên chiến hạm để ủng hộ cách mạng tháng

Mười Nga, tham gia cuộc binh biến của binh sĩ Pháp ở

Hắc Hải, sau đó bị trục xuất ra khỏi nước Pháp.

1920 Lập công hội bí mật ở Sài Gòn. Đây là tổ chức công hội

đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam.

8/1925 Tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh của công nhân Ba

Son.

1927 Tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội và

trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ

Lớn.

12/1928 Bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn.

26/7/1929 Bị tòa án Pháp kết án 20 năm khổ sai.

2/7/1930 Bị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo, tại Côn Đảo, Bác tham

gia vận động thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Đông

Dương, tổ chức các đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao tù.

23/9/1945 Chính quyền cách mạng đưa Bác Tôn cùng anh em tù từ

Côn Đảo trở về đất liền.

6/1/1946 Được bàu vào Quốc hội khóa đầu của nước Việt Nam Dân

Chủ Cộng Hòa.

2/1951 Được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao Động

Sinh viên: HOÀNG THỊ HƯƠNG HUẾ 2

Đề tài: Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX - 1930

Việt Nam.

9/1955 Được bàu làm Trưởng ban Thường vụ Quốc hội.

12/1955 Là người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng Lênin

“Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc”.

1/1960 Được bầu làm Phó Chủ tịch nước.

23/9/1969 Được bầu làm Chủ tịch nước.

30/3/1980 Qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Nguồn: [4, 127].

TÀI LIỆU THAM KHẢ

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Lịch sử đất nước trải qua hàng nghìn năm, đó là quá trình đấu tranh để

dựng nước và giữ nước. Chúng ta đã trải qua một nghìn năm Bắc thuộc cùng

nhiều lần tiến hành cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Con người Việt Nam

Sinh viên: HOÀNG THỊ HƯƠNG HUẾ 3

Đề tài: Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX - 1930

đã anh dũng kiên cường chiến đấu, vượt qua những khó nhăn thử thách để

vươn lên để khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc.

Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh

quật khởi của nhân dân ta chống ách thống trị của bọn thực dân Pháp đã

bùng nổ khắp nơi, nhưng đều bị nhấn chìm trong máu lửa. Tiếp theo thất bại

của các cuộc khởi nghĩa ở Yên Thế, Hương Khê, Hùng Lĩnh, Bãi Sậy, Ba

Đình... nhiều cuộc vận động chính trị, bạo động vũ trang đều tiến hành

không thành công, phản ánh sự bế tắc về đường lối của cách mạng nước ta.

Vì chưa có học thuyết cách mạng khoa học dẫn đường, nên những người yêu

nước Việt Nam chưa tìm được phương hướng đúng đắn để đáp ứng sự

nghiệp đấu tranh cao cả nhằm giải phóng đất nước và nhân dân.

Chính trong thời điểm lịch sử ấy, trên vũ đài chính trị nước ta xuất

hiện những chiến sĩ tiên phong trong lớp thanh niên đầy nhiệt huyết. Nối gót

các nhà ái quốc nhiệt thành tiền bối, tiếp thu tinh hoa tư tưởng yêu nước

truyền thống và mang khí phách anh hùng, họ đã trải qua biết bao phong ba,

bão táp để ra đi tìm đường cứu nước. Mùa hè năm 1911, theo chiếc tàu buôn

Amiral Latouche - Tréville, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Sài Gòn "đi

xem nước Pháp và các nước làm thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào". Thời

gian sau đó, người công nhân thủy thủ trẻ tuổi Tôn Đức Thắng với một tấm

lòng yêu nước và khát khao được học hỏi, được tải nghiệm để về nước đấu

tranh có hiệu quả hơn cũng có mặt trên mảnh đất quê hương của các chiến sĩ

Công xã Pa-ri. Tại đây, Tôn Đức Thắng đã tích cựu hoạt động, luôn tìm mọi

cách để nắm tin tức thời cuộc trên đất Pháp cũng như trong nước.

Ngày 20/4/1919, dưới sự chỉ huy của Ủy ban Cách mạng trên chiến

hạm France, lá cờ đỏ được Tôn Đức Thắng kéo tung bay phấp phới trên cột

cờ chiếm hạm để phản đối cuộc binh biến Hắc Hải và ủng hộ Cách mạng

Sinh viên: HOÀNG THỊ HƯƠNG HUẾ 4

Đề tài: Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX - 1930

tháng Mười Nga, chào mừng nhà nước vô sản đầu tiên trong lịch sử. Vào

năm 1920, Tôn Đức Thắng đã vận động thành lập tổ chức của những người

thợ yêu nước với tên gọi Công hội Đỏ, đây là tổ chức Công hội bí mật đầu

tiên cảu giai cấp công nhân Việt Nam ở sài gòn do Tôn Đức Thắng làm hội

trưởng.

Với sự ra đời của Công hội Đỏ cùng với sự thắng lợi của cuộc Cách

mạng tháng Mười Nga – 1917 đã làm cho phong trào công nhân Việt Nam

từ đầu thế kỷ XX – 1930 phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả to

lớn làm tiền đề cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Qua các hoạt động của Tôn Đức Thắng ở trong nước cũng như ở nước

ngoài đã làm tôi nhận thức được vai trò to lớn của Tôn Đức Thắng đối với

phong trào công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX – 1930. Vì vậy tôi chọn đề

tài: Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX

– 1930 làm đề tài tiểu luận của mình. Đề tài này vừa mang ý nghĩa khoa học

vừa mang ý nghĩa thực tiễn lớn và có tính thời sự trong giai đoạn hiện nay,

góp phần phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nghiên cứu đề tài này giúp tôi hiểu biết rõ hơn về cuộc đời và sự

nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng - vị anh hùng góp

tay đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi qua hai cuộc kháng chiến chống

Pháp và chống Mỹ thắng lợi hoàn toàn và vai trò của Tôn Đức Thắng đối

với phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX – 1930.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về Tôn Đức Thắng và

Phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX – 1930. Tức tìm hiểu về

tiểu sử và sự nghiệp của Tôn Đức Thắng, qua đó đi sâu tìm hiểu vai trò của

Tôn Đức Thắng trong việc thành lập tổ chức Công hội đỏ - tổ chức Công

Sinh viên: HOÀNG THỊ HƯƠNG HUẾ 5

Đề tài: Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX - 1930

đoàn đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam, phong trào công nhân từ

đầu thế kỷ XX – 1930 và vai trò của Tôn Đức Thắng đối với phong trào

công nhân trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XX – 1930.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những ghi chép, nghiên cứu có liên quan đến Tôn Đức Thắng và

phong trào công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX – 1930 đã được nhiều tác giả

trong và ngoài nước tiến hành như: Nghiên cứu và nhận định trái chiều của

ông Christoph Giebel, giáo sư khoa Sử tại Đại học Washington, Hoa Kỳ và

là tác giả cuốn sách nghiên cứu về ông Tôn Đức Thắng (“Tiền bối tưởng

tượng của những nhà Cộng sản Việt Nam: Tôn Đức Thắng và chính trị của

lịch sử và ký ức” - Imagined Ancestries of Vietnamese Communism: Ton

Duc Thang and the Politics of History and Memory), ở trong nước cũng có

rất nhiều tác giả viết về cuộc đời, sự nghiệp cũng như hoạt động cách mạng

của Tôn Đức Thắng như: Bác Hồ, Bác Tôn và các anh của Lê Duẩn xuất bản

năm 1976; Người thợ máy Tôn Đức Thắng của Lê Minh xuất bản năm 2004;

Bác Tôn của chúng ta của Trần Thanh Phương xuất bản năm 1998. Ngoài ra

còn có các mẫu chuyện, hồi ký của nhiều tác giả kể lại nói về con người và

hoạt động cách mạng của Tôn Đức Thắng như: Tôn Đức Thắng - Người

cộng sản mẫu mực, biểu tượng của đại đoàn kết – Hồi ký nhiều tác giả, xuất

bản năm 2003; Hỏi đáp về chủ tịch Tôn Đức Thắng và lược sử phong trào

công nhân Việt Nam, xuất bản năm 2003.

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Ðức Thắng (20/8/1888

– 20/8/2008), Thư viện tỉnh An Giang đã in hơn 20 tên sách với 6.300 bản

sách về Tôn Đức Thắng như: Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 – 1980) của Sở

Văn hóa thông tin An Giang xuất bản năm 1988, Bác Tôn – cuộc đời và sự

nghiệp của Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ An Giang, xuất bản năm 1988; Chủ

Sinh viên: HOÀNG THỊ HƯƠNG HUẾ 6

Đề tài: Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX - 1930

tịch Tôn Đức Thắng với Cách mạng Việt Nam và quê hương An Giang của

Tỉnh ủy An Giang và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, xuất bản

năm 2004... các tác phẩm đều đề cập đến những sự kiện nổi bật, những dấu

mốc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng của Tôn Đức

Thắng.

Ngày 14 tháng 8 năm 2008, tại Hà Nội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Học viện Chính trị -

Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh uỷ tỉnh An Giang đã phối hợp tổ

chức Hội thảo khoa học về Tôn Đức Thắng, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của

Người (20/8/1888 – 20/8/2008), Các tham luận tại Hội thảo đã khẳng định

Chủ tịch Tôn Đức Thắng không chỉ là nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng

và cách mạng Việt Nam mà còn có những đóng góp to lớn đối với Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc, như các tham

luận: "Đồng chí Tôn Đức Thắng tiêu biểu cho sự nghiệp Đại đoàn kết dân

tộc của Phạm Thế Duyệt - nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam, "Chủ tịch Tôn Đức Thắng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

của Vũ Trọng Kim - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, "Tôn Đức Thắng - Người tiêu biểu nhất thực

hiện tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh của PGS,TS Phạm Hồng Chương -

Viện Hồ Chí Minh, "Tôn Đức Thắng - Người Cộng sản trung kiên mẫu mức,

biểu tượng của Đại đoàn kết của Th.s Văn Thị Thanh Mai - Bảo tàng Hồ

Chí Minh....

Đối với phong trào công nhân Việt Nam cũng có nhiều tác phẩm của

nhiều tác giả nói về lịch sử phong trào công nhân và các phong trào đấu

tranh của công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX – 1930 như: Một số vấn đề

Sinh viên: HOÀNG THỊ HƯƠNG HUẾ 7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!