Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài tiểu luận giáo dục ở hà nội thời kì 1954 1965
PREMIUM
Số trang
87
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1063

Đề tài tiểu luận giáo dục ở hà nội thời kì 1954 1965

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

mở đầu

1.Lý do chọn đề tài.

Trước đây do nhiệm vụ của cuộc cách mạng giải phóng dõn tộc, và

nhiều lý do khách quan, chủ quan khác mà trong suốt một thời gian dài, lịch

sử Việt Nam thiên nghiên cứu về lịch sử ngoại xâm. Mỗi khi nhắc đến lịch

sử, người ta thường chỉ nghĩ đến chiến tranh, xung đột... đến tinh thần kháng

chiến chống ngoại xâm của dõn tộc.

Ngày nay, trong điều kiện thống nhất đất nước, độc lập, hoà bình, phát

triển, đổi mới, trong xu thế hội nhập quốc tế, lịch sử Việt Nam bên cạnh việc

tiếp tục nghiên cứu về lịch sử ngoại xâm, còn đặc biệt quan tâm, chú trọng

đến lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giáo dục. Đảng và nhà nước ta

coi giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu, giáo dục là quốc sách.

Giáo dục - Đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc tồn tại và phát

triển của một quốc gia. Giáo dục đào tạo đang trở thành động lực chính của

sự phát triển kinh tế, xã hội, là nhân tố quyết định vị thế của mỗi con người

trong cuộc sống, của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Vì thế, bất kì quốc gia

nào cũng rất coi trọng giáo dục - đào tạo.

Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo, Hồ Chủ Tịch đã nhấn

mạnh: “Vỡ lợi Ých mười năm thì phải trồng cây, vì lợi Ých trăm năm phải

trồng người”, “khụng có giáo dục, không có cán bộ, thì không nói gì đến kinh

tế, văn hoỏ”.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, để xây dựng và bảo

vệ chế độ dân chủ cộng hoà, việc cấp bách đặt ra cho dõn tộc ta là phải tiêu

diệt ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Bác đã nói: “Một dõn

tộc dốt là một dõn tộc yếu”, trong khi mét trong những hậu quả nặng nề mà

thực dân Pháp để lại cho nước ta sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, là

con số hơn 90% đồng bào ta mù chữ.

1

Từ 1945 đến nay, đất nước ta tiếp tục trải qua muôn vàn khó khăn thử

thách; 9 năm kháng chiến trường kì chống Pháp (1946 – 1954), hơn 20 năm

kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thống nhất nước nhà (1954 – 1975), tiến

hành đổi mới đất nước, khắc phục khủng hoảng,... kiên trì mục tiêu độc lập

dõn tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội..., song bất luận hoàn cảnh nào, Đảng,

Nhà nước ta vẫn luôn chú trọng đến giáo dục - đào tạo.

Hiểu được vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của giáo dục - đào tạo,

cũng như trước khoảng trống về lịch sử giáo dục - đào tạo trong nghiên cứu

lịch sử dõn tộc, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giỏo dục ở Hà Nội thời kì

1954-1965” làm đề tài khoá luận của mình.

Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế – chính trị, văn hoá - giáo dục của

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay, nhân dân Hà Nội, cũng

như nhân dân cả nước ta đang hướng về Hà Nội, chuẩn bị kỉ niệm 1000 năm

Thăng Long – Hà Nội (1010 – 2010). Được sống trong không khí tự hào

chung này, đồng thời lại được gắn bó, học tập dưới mái trường Đại học sư

phạm Hà Nội, đang từng bước thực hiện ước mơ trở thành nhà giỏo…,cho

nờn tìm hiểu về Hà Nội ngàn năm văn hiến,về chặng đường lịch sử giáo dục￾đào tạo Hà Nội ,chính là lÝ do tôi chọn đề tài “Giỏo dục ở Hà Nội thời kì

1954-1965”.

Giáo dục là một trong những điểm mạnh, điển hình của thủ đô, được

coi là bộ mặt giáo dục của cả nước. Giáo dục Hà Nội đã đóng góp lớn lao cho

sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, trên con đường định

hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngay từ 10 năm đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, Hà Nội đã sớm trở thành

tấm gương điển hình, xứng đáng là thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

10 năm đó (1954 – 1965), giáo dục - đào tạo Hà Nội đã được khôi phục, xây

dựng với hệ thống quy mô tương đối hoàn chỉnh. Đó là thời kì có tính chất

đặt nền móng, cơ sở nền tảng cho sự phát triển ở các thời kì sau.

2

Nghiên cứu giáo dục Hà Nội thời kì 1954-1965, sẽ giúp ta hiểu được

về nền giáo dục trước và sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời,

hiểu thêm về Hà Nội, về truyền thống hiếu học của thủ đô, của dõn tộc... Từ

đó ta càng tự hào về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội,thủ đô, trái tim của cả

nước .

Từ việc tìm hiểu giáo dục Hà Nội (1954-1965) còn để lại cho chóng ta

những bài học, những suy nghĩ về sự nghiệp giáo dục ngày nay.

Với những lý do cơ bản trên, chúng tôi quyết định lùa chọn đề tài:

“Giỏo dục ở Hà Nội thời kì 1954-1965” làm khoá luận tốt nghiệp đại học.

2.Lịch sử vấn đề

Lịch sử Giáo dục - Đào tạo ở Hà Nội nói chung, Giáo dục - Đào tạo ở

Hà Nội giai đoạn 1954 đến 1965 nói riêng, đã được các tác giả, các nhà sử

học Việt Nam nghiên cứu, nhưng không nhiều. Số sách báo viết về vấn đề

này còn hạn chế.

Theo thông tin của sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hà Nội, hiện nay

sở chỉ có một cuốn duy nhất viết riêng cho lịch sử ngành. Đó là bản sơ khảo:

Bách khoa thư giáo dục Hà Nội (xưa và nay), do ban biên tập Bách khoa thư

Hà Nội biên soạn năm 1995. Tuy nhiên tư liệu này vẫn chỉ được lưu hành nội

bộ. Hiện nay, sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đang chuẩn bị viết lại, viết hoàn

chỉnh một tác phẩm cho lịch sử của ngành Giáo dục thủ đô xưa và nay.

Trong các nguồn tư liệu, tài liệu có: Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản

Việt Nam thành phố Hà Nội (1954-1975),Lê Mậu Hãn, nhà xuất bản Hà

Nội,1995.; Lịch sử thủ đô Hà Nội, Trần Huy Liệu-Nhà xuất bản Hà

Nội ,2000. Hà Nội 20 năm chiến đấu và xây dựng,... và một số tài liệu khỏc.

Cỏc tài liệu này đều đề cập đến Giáo dục - Đào tạo ở thủ đô Hà Nội (1954 -

1965), nhưng còn sơ lược.

3

Năm 2004, nhà xuất bản chính trị quốc gia, đã xuất bản cuốn Hà Nội

50 năm thành tựu và những thách thức trên đường phát triển ,Viện Khoa học

xã hội Việt Nam. Trong đó, có khá nhiều bài viết về sự nghiệp giáo dục thủ

đô, trong 50 năm xây dựng và phát triển (1954-2004); bài: 50 năm phát triển

sự nghiệp khoa giáo Hà Nội-thành tựu và triển vọng (GS.TS Đỗ Nguyên

Phương Uỷ viên trung ương Đảng, trưởng ban khoa giáo trung ương);bài:

“Ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nội 50 năm xây dựng và trưởng thành” (của

Nguyễn Tiến Đoàn-Uỷ viên thường vụ thành uỷ giám đốc sở Giáo dục - Đào

tạo Hà Nội)…Nhưng những bài báo cáo này chỉ chủ yếu khai thác ,làm nổi

bật thành tựu của nghành giáo dục thủ đô trong thời kì đổi mới, còn ở thời kì

sau năm 1954 đến trước thời kì đổi mới ,thì chỉ nói mấy nét chung chung,

bằng vài con số sự kiện về tình hình khó khăn ,và thành tựu của nó.

Trong tác phẩm Hà Nội thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam ,Trần Quốc Vượng, nhà xuất bản Quân đội nhõn dõn,2004,tỏc giả cũng

chỉ đưa ra một vài nhận xét khái quát những thành tựu bước đầu của ngành

giáo dục Hà Nội, trong giai đoạn 1954-1965. Bởi lẽ, cuốn sách này không

nhằm nghiên cứu cụ thể về hệ thống, chương trình, qui mô đào tạo …,lịch sử

của nghành giáo dục thủ đô.

Như vậy, các tác phẩm trờn đó giành một phần bàn về lĩnh vực Giáo

dục - Đào tạo thủ đô từ sau năm 1954 , nhưng giai đoạn (1954-1965) còn rất

khái lược và chủ yếu nêu lên thành tựu và vấn đề cơ bản của Giáo dục - Đào

tạo thời kì đổi mới.

Nhìn chung, Giáo dục - Đào tạo Hà Nội nói chung và lịch sử Giáo dục

- Đào tạo Hà Nội ở thời kì 1954-1965 nói riêng ,đã được một số cơ quan, tập

thể, cá nhân nghiên cứu. Họ đã để lại một số tài liệu quan trọng để có thể tiếp

tục tìm hiểu về vấn đề này. Song chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ,

có hệ thống, khách quan, cụ thể về giáo dục ở Hà Nội thời kì 1954-1965 -

4

mười năm đầu hoà bình tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền

móng, cơ sở cho sự phát triển ở các giai đoạn sau.

Chúng tôi hy vọng với việc nghiên cứu: “Giỏo dục ở Hà Nội thời kì

1954-1965” của mình sẽ là một sự đóng góp , dù rất nhỏ, vào những trang sử

về giáo dục ở Hà Nội, về nền giáo dục xã hội chủ nghĩa trong 10 năm đầu

tiên thực hiện, của thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển, thành tựu, khó khăn

của giáo dục Hà Nội từ 1954-1965.

3.2.Phạm vi nghiên cứu.

- Về nội dung:Với đề tài này chúng tôi đi vào tìm hiểu những vấn đề

sau:

+ Bối cảnh lịch sử của Hà Nội, thực trạng của nền giáo dục thủ đô

trong những năm đầu hoà bình lập lại.

+ Sù quan tâm chỉ đạo của Đảng , Nhà nước và ban lãnh đạo thành phố

đối với sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo Hà Nội - thủ đô nước Việt Nam

dân chủ cộng hoà.

+Tìm hiểu quá trình xây dựng bước đầu của nghành giáo dục thủ đô về

;chương trỡnh,qui mụ,chất lượng đào tạo,hệ thống giáo dục và hệ thống cỏc

trưũng, cựng đội ngò giáo viên. Quá trình xây dựng đú luụn bám sát vào chủ

trương đường lối của Đảng và Nhà nước,phự hợp với điều kiện của từng giai

đoạn lịch sử cụ thể.

+Đề tài còn đề cập đến những thành tựu , hạn chế và những bài học

kinh nghiệm rót ra từ thực tiễn giáo dục Hà Nội (1954-1965).

- Về thời gian:Trong khoá luận này ,chúng tôi tập trung tìm hiểu nền

giáo dục- đào tạo của Hà Nội , từ sau 10 /10 /1954 đến năm 1965.

5

- Về không gian: Đề tài tìm hiểu về các nghành ; bình dân học vụ – Bổ

túc văn hoá; nhà trẻ – mẫu giáo, phổ thông cấp I, II, III, trung học chuyên

nghiệp và dạy nghề (các trường trực thuộc thành phố Hà Nội quản lí).

4. Nhiệm vụ của đề tài

Qua việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, dùa vào các

nguồn tài liệu, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Khôi phục và dựng lại quá trình phát triển của hệ thống giáo dục ở

Hà Nội từ 1954-1965.

- Trình bày những kết quả, thành tích cũng như những khó khăn, hạn

chế của Giáo dục - Đào tạo ở Hà Nội thời kì 1954-1965. Tác động của nó

đối với quá trình xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, trong 10 năm đầu xây

dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu “thủ đô Hà Nội phải là thành phố

gương mẫu”. Đồng thời là sự tác động của nó đối với sự phát triển giáo dục

thành phố Hà Nội nói riêng và với cả nước nói chung.

5.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1.Nguồn tư liệu

- Các tư liệu có tính chất lý luận:

+ Các tác phẩm của các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước như: Hồ Chủ

Tịch, Trường Chinh...

+ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960), nghị quyết Hà

Nội trung ương Đảng.

+ Những chỉ thị, nghị quyết về công tác giáo dục của Bộ Giáo dục -

Đào tạo, của sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hà Nội.

- Các tài liệu tham khảo

+Các bài viết về lịch sử giáo dục- đào tạo Việt Nam .

+ Các tài liệu lịch sử có liên quan đến Giáo dục - Đào tạo ở Hà Nội từ

1954-1965 như: Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội, Lịch sử thủ đô Hà Nội

6

(Trần Huy Liệu), Bách khoa thư giáo dục Hà Nội (xưa và nay) của sở Giáo

dục - Đào tạo thành phố Hà Nội...

+ Các thông tin từ sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hà Nội (phòng

truyền thống của sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội).

+Thông tin trờn cỏc trang website trên mạng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu.

Khi nghiên cứu đề tài ,chúng tôi dựa trờn phương luận Macxớt trong

nghiên cứu lịch sử .Phương pháp lịch sử và phương pháp lụgic là hai phương

pháp chủ đạo trong nghiên mà chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu khoá luận này.

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp :phõn tớch,tổng hợp

để thấy được mối liên hệ ,sự tác động qua lại giữa giáo dục với tình hình

kinh tế ,xã hội và bối cảnh lịch sử ở Hà Nội ,miền Bắc nước ta thời kỡ đú.

- Các phương pháp: thống kê, đối chiếu, so sánh cũng được sử dụng, để

thấy được quá trình phát triển của Giáo dục Hà Nội qua các giai đoạn 1954-1965.

- Chúng tụi cũn dựng phương pháp phỏng vấn khi đến sở Giáo dục -

Đào tạo Hà Nội tra cứu thông tin tư liệu.

6. Những đóng góp của đề tài

Thực hiện nghiên cứu đề tài này,với mục đích khôi phục lại bức tranh

khái quát về giáo dục ở Hà Nội, trong 10 năm đầu hoà bình tiến lên chủ nghĩa

xã hội (1954-1965),luận văn còn nhằm tìm hiểu về nội dung, chương trình,

biện pháp giáo dục, hệ thống trường líp, qui mô đào tạo, cùng những thuận

lợi, khó khăn và kết quả, hạn chế của nú.Tỡm hiểu vị trí, vai trò của giáo dục

Hà Nội ở giai đoạn này, đối với sự nghiệp giáo dục của Hà Nội trong mấy

chục năm qua, cũng là một vấn đề được luận văn đề cập đến. Từ đó, rót ra bài

học kinh nghiệm, nhằm làm tốt hơn công tác Giáo dục - Đào tạo ngày nay.

7. Bố cục bài luận văn

7

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Bối cảnh lịch sử của Hà Nội và những chủ trương lớn của

Đảng và Nhà nước, của thành phố Hà Nội về phát triển văn hoá giáo dục sau

khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

Chương II: Giáo dục Hà Nội trong những năm khôi phục và bước đầu

phát triển kinh tế – văn hoá, xã hội (1954-1960).

Chương III: Giáo dục Hà Nội từ 1961-1965.

Chương I

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA HÀ NỘI VÀ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG LỚN

CỦA ĐẢNGVÀ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ PHÁT

TRIỂN VĂN HOÁ GIÁO DỤC SAU KHI MIỀN BẮC

HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG

1. Kháng chiến chống Pháp kết thúc. Hiệp định Giơnevơ về việc

lập lại hoà bình ở Việt Nam, thủ đô được giải phóng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) và hiệp định Giơnevơ về việc

lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết (21/7/1954), đã đánh dấu sự kết thúc

thắng lợi cuộc kháng chiến trường kì 9 năm chống Pháp của nhân dân ta.

Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kì cách mạng

mới: Thời kì thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: tiến hành cách mạng xã hội

chủ nghĩa ở Miền Bắc, làm hậu phương lớn cho miền Nam hoàn thành cách

mạng dõn tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà, tiến tới cả

nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Đồng thời Việt Nam còn làm nghĩa vụ quốc tế

với Lào và Campuchia.

Theo qui định của Hiệp định Giơnevơ, Hà Nội còn nằm trong vùng tập

kết 80 ngày của quân đội Pháp. Cũng như trên toàn miền Bắc, trước khi rút

quân, thực dân Phỏp đó cướp bóc, phá hoại Hà Nội về mọi mặt. Song cùng

8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!