Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài: Khả năng thống nhất tiền tệ khu vực Đông Nam Á từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
------
BÀI TẬP NHÓM
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài:
Khả năng thống nhất tiền tệ khu vực Đông Nam Á từ việc nghiên
cứu quá trỡnh thống nhất tiền tệ của Cộng đồng Châu Âu
Danh sách nhóm: 1 CQ502313 Phạm Khắc Thanh
2 CQ501774 Nguyễn Hải Nam
3 CQ502536 Phạm Bá Thuyết
4. CQ502384 Trần Hương Thảo
5 CQ501237 Nguyễn Thị Minh Hưng
6 CQ503575 Nguyễn Đức Toàn
7 CQ500292 Nguyễn Hưng Công
8 CQ503542 Nguyễn Đình Thiên
9 CQ502799 Đặng Minh Trang
10 CQ506002 Nuôn khăm VI LUONG LAY
1
2
MỤC LỤC
3
CHƯƠNG I :
LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA VIỆC LIÊN MINH
VÀ THỐNG NHẤT TIỀN TỆ KHU VỰC.
1. Lợi ích từ việc thống nhất tiền tệ
1.1.Kích thích phát triển thương mại trong nội bộ khối :
Khi một khu vực tiến tới liên minh về tiền tệ và sử dụng một đồng tiền
chung thì đi cùng với nó là quá trình tự do hóa thương mại và dỡ bỏ các hàng
rào thuế quan. Điều này sẽ đem lại lợi ích là cắt giảm được các khoản chi phí
giao ch, chi phí chuyển đổi tiền tệ (bao gồm chi phí thời gian và chi phí hoa
hồng trả cho ngân hàng) cũng như tạo thuận lợi cho trao đổi buôn bán giữa
các quốc gia trong khu vực, qua đó, kích thích phát triển thương mại trong
nội bộ khối.
1.2.Các yếu tố sản xuất được phân bổ hiệu quả.
Các yếu tố sản xuất của một nền kinh tế bao gồm có : vốn, lao động, tài
nguyên và khoa học công nghệ, trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất là vốn và
lao động. Việc sử dụng hiệu quả hai yếu tố sản xuất này sẽ thúc đẩy và làm
gia tăng năng lực sản xuất của mỗi quốc gia nói riêng và toàn bộ khu vực nói
chung.
Khi sử dụng chung một đồng tiền và đi cùng đó là một chính sách tiền
tệ thống nhất, các biện pháp kiểm soát chu chuyển vốn và phân biệt đối xử
vốn tài chính giữa các quốc gia sẽ được hạn chế, đồng thời các biện pháp
kiểm soát tỷ giá cũng như sự biến động tỷ giá bị xóa bỏ. Nhờ vậy mà nguồn
vốn sẽ được phân bổ hiệu quả hơn nhiều trong nội bộ các nước.
Đồng thời, khi lương và thu nhập được tính bằng đồng tiền chung, lao
động cũng được phân bổ hiệu quả hơn vì có thể tự do di chuyển từ khu vực có
năng suất lao động thấp đến khu vực có năng suất lao động cao.
4
1.3.Tiết kiệm dự trữ ngoại hối và lợi ích từ việc phát hành tiền:
Khi đồng tiền chung ra đời các nước thực hiện thống nhất tiền tệ sẽ cắt
giảm giảm được số dự trữ ngoại hối dùng để giao dịch. Hơn nữa so với các
đồng tiền có mức hoạt động riêng lẻ thì đồng tiền chung có xu hướng biến
động ít hơn do trung bình của nền kinh tế được tính chung bằng một đồng tiền
thường ổn định hơn so với từng nền kinh tế đơn lẻ đối với đồng tiền riêng của
mình, vì vậy nhu cầu dự trữ ngoại hối đối với các nước sử dụng đồng tiền
chung giảm xuống.
Hơn nữa đồng tiền chung khu vực nếu trở thành một ngoại tệ mạnh
đồng nghĩa với đó là tăng thành phần của nó trong dự trữ ngoại hối các quốc
gia bên ngoài và các quốc gia trong khối sẽ thu được lợi từ việc phát hành tiền
1.4. Tiết kiệm chi phí hành chính trong kinh doanh:
Khi các nước sử dụng các đồng tiền khác nhau, chi phí hành chính
trong kinh doanh (liên quan tới quản lý rủi ro ngoại hối) có nghĩa là các công
ty phải sử dụng nguồn lực của mình để kiểm soát rủi ro ngoại hối, biến động
tỷ giá và kiểm tra chiến lược giá cả trên các thị trường khác nhau.
Bằng cách chuyển đổi sang đồng đồng tiền chung, các quốc gia thành
viên thành viên sẽ cắt giảm được một lượng chi phí khá lớn từ tiết kiệm khoản
mục này.
1.5. Tăng cường thanh khoản và hợp lý hóa thị trường tài chính:
Thị trường tài chính có thành phần chính là thị trường trái phiếu chính
phủ và thị trường cổ phiếu công ty.
Mọi khoản vay của chính phủ thành viên đểu được thực hiện bằng đồng
tiền chung làm cho thị trường trái phiếu chính phủ trở nên linh hoạt hơn, giảm
chi phí giao dịch. Thị trường cổ phiếu công ty hợp lý hóa hơn khi tất cả chính
phủ của công ty đều được niêm yết bằng một đồng tiền chung khiến giao dịch
5
trên thị trường cổ phiếu được hiệu quả, kích thích doanh số giao dịch trên thị
trường.
Do đó, thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn, chính phủ và công
ty giảm được chi phí tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính.
1.6.Giá cả trở nên trung thực rõ ràng và ổn định hơn:
Khi tất cả hàng hóa và dịch vụ trong khu vực đều được yết giá bằng
một đồng tiền, các nhà sản xuất sẽ không thể duy trì chênh lệch giá giữa các
thị trường khác nhau. Đồng thời, quy luật canh tranh buộc các công ty đa
quốc gia phải áp dụng chính sách định giá hàng hóa thống nhất trên cơ sở
mức giá thấp nhất trong khu vực tiêu thụ. Do đó, người tiêu dùng sẽ được lợi
trong khi đó các công ty đa quốc gia giảm lợi nhuận.
1.7. Lợi ích riêng nếu thực hiện liên minh tiền tệ Đông Nam Á:
Những lợi ích trên có thể dễ dàng nhận thấy khi tiến hành liên minh
tiền tệ và hình thành sử dụng một đồng tiền chung ở một khu vực. Tuy nhiên,
xét trong điều kiện cụ thể của Đông Nam Á, việc hợp tác về tiền tệ còn có thể
thu được một số lợi ích khác.
Thứ nhất, khi có sự thống nhất về tiền tệ đồng nghĩa với đó là việc các
quốc gia sẽ quan tâm hơn đến chính sách vĩ mô của các quốc gia khác và có
thể đạt được sự hợp tác nhất định. Điều này có tác dụng ngăn ngừa, kiểm soát
và hạn chế tác hại khi khủng hoảng xảy ra tại một quốc gia.
Thứ hai, gần đây các nước ASEAN tăng tỷ lệ thương mại nội bộ và
cũng do các sản phẩm xuất khẩu của họ thường cạnh tranh với nhau trên các
thị trường thứ ba. Điều này khiến cho một số nước có động cơ để phá giá
nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Do đó thay vì phá giá để tăng khả năng cạnh
tranh cho riêng hàng hoá nước mình, một cơ chế phối hợp tỷ giá hối đoái
trong khu vực có thể sẽ mang lại thế cân bằng hợp tác tốt hơn và đem lại lợi
ích cho cả các bên.
6
Thứ ba, thống nhất tiền tệ sẽ hỗ trợ các quốc gia trong việc tiếp cận
nguồn vốn từ các nước khác khi gặp khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ 1997 đã cho thấy rằng các cơ chế quốc tế để hỗ trợ tài chính hiện có
(do IMF phối hợp) là không đủ đối với các nước. Các nguồn vốn do IMF nỗ
lực cung cấp chưa đủ về quy mô, tốc độ giải ngân quá chậm và thường đi kèm
với những điều kiện kinh tế vĩ mô không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của
các quốc gia bị khủng hoảng. Do đó, thay vì tích luỹ các nguồn dự trữ ngoại
tệ lớn - một việc làm rất tốn kém, các nước ASEAN có thể tiết kiệm các
nguồn vốn đó bằng cách kết hợp các quỹ dự trữ của các nước trong khu vực
với nhau.
Bên cạnh đó, liên minh tiền tệ cũng khắc phục được những hạn chế
của chế độ tỷ giá cố định hay thả nổi mà các nước Đông Nam Á hiện nay
đang sử dụng. Đó là chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi. Khi sử
dụng đồng tiền chung, không cần thiết phải neo giá theo đồng tiền theo đồng
tiền lớn khác mà sử dụng trực tiếp đồng tiền chung này, các nước cùng nhau
điều hành chính sách tỷ giá nên khắc phục được hạn chế hai chế độ tỷ giá kia:
không bị ảnh hưởng khi đồng tiền yết giá biến động, vừa có thể ổn định và
kiểm soát được giá cả, đánh giá đúng giá trị đồng tiền theo quy luật cung cầu
2.Chi phí của việc thống nhất tiền tệ:
2.1. Mất quyền tự chủ trong hoạch định chính sách tiền tệ
Tại một thời điểm thì mỗi quốc gia có một tình trạng phát triển của nền
kinh tế khác nhau: Ở giai đoạn tăng trưởng nóng và có nguy cơ lạm phát cao,
NHTW muốn tăng lãi suất ngắn hạn để kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế
lại.Còn ngược lại,ở giai đoạn suy thoái, NHTW lại muốn hạ lãi suất ngắn hạn
để kích thích kinh tế.
Nhưng khi có đồng tiền chung với một hệ thống tỷ giá cố định không
điều chỉnh và không hạn chế trong chu chuyển vốn sẽ dẫn đến hình thành
7