Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài: Hệ thống di tích lịch sử Thanh Hóa với việc phát triển du lịch doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài
Hệ thống di tích lịch sử Thanh Hóa
với việc phát triển du lịch
MỤC LỤC
BÁO CÁO THỰC TẬP.........................................................................................................1
Đề tài......................................................................................................................................1
Hệ thống di tích lịch sử Thanh Hóa với việc phát triển du lịch.............................................1
MỤC LỤC..............................................................................................................................2
Lời Mở Đầu
Mới nghe em chớ vội cười
Cây rau má “sâm” của người xứ Thanh
Miền quê bão lụt nắng hanh
Vươn lên để sống chỉ nhành má thôi….
Hãy còn văng vẳng đâu đây một lời tâm huyết, xứ Thanh một miền “địa linh,
nhân kiệt”, như một người mẹ đôn hậu và thông minh đã sản sinh cho đất nước biết
bao anh hùng và danh nhân văn hóa. Đây còn là quê hương của ba dòng vua (tiền
Lê, Nhà Hồ, Hậu Lê), là nơi hai dòng chúa: Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn.
Thanh Hóa có bề dày về lịch sử đấu tranh cách mạng từ bao đời và truyền
thống văn hóa, lại có địa hình thiên nhiên sông núi phong phú đa dạng. Vì thế di
tích và thắng cảnh xứ Thanh rất thơ mộng và đặc sắc. Từ lâu bạn bè gần xa vẫn thiết
tha đến với cái đẹp say lòng, với những miền quê vừa duyên dáng, vừa oai hùng của
Hàm Rồng kỳ tú, rung động lòng người trong thập cảnh huyền ảo mộng mơ: Từ
Thức gặp tiên, của Ngàn Nưa lịch sử, Cửa Hà giàu niềm thi cảm, của suối cá Cẩm
Lương có một không hai và Sầm Sơn đón gió đại dương, của vườn Quốc gia Bến
En, ... Thanh Hóa đã vang danh tên tuổi bởi văn hóa Núi Đọ, văn hóa Đông Sơn,
mảnh đất của Bà Triệu cưỡi voi đánh giặc và Lam Sơn tụ nghĩa của Lê Lợi mười
năm làm rạng rỡ non sông đất nước…
Bên cạnh những truyền thống quý báu của con người xứ Thanh cùng với
những tài nguyên mà thiên nhiên ưu đãi. Những người nông dân nơi đây đang từng
giờ, từng ngày lao động sản xuất hăng say để xây dựng quê hương đất nước. Cũng
chính từ những ưu đãi đó, đã tạo cho xứ Thanh những tiềm năng du lịch phong phú,
tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Vì vậy, trong nội dung bài này sẽ
giới thiệu những tiềm năng du lịch và đồng thời đưa ra định hướng phát triển du
lịch trên địa bàn tỉnh.
Nội Dung
1. Khái quát về Thanh Hóa
1.1. Khái quát Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội
khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về hướng
Bắc. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số
trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa
điểm sinh sống đầu tiên của người Việt.
Cách đây khoảng 6000 năm con người đã sinh sống tại đây. Các di chỉ khảo
cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời
đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước
văn hóa Đông Sơn. Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn
văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa
Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn
minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm tiêu biểu văn hoá Đông Sơn. Để hiểu được
hệ thống các di tích lịch sử ở Thanh Hóa thì chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về
Thanh Hóa.
1.1.1. Vị trí địa lý
Theo thiên văn cổ xưa đo đạc năm 1831 (năm Minh Mệnh thứ 10) thì tỉnh
Thanh Hóa thuộc về sao Dực, sao Chẩn, tinh thứ sao Thuần Vĩ, múc cao nhất là 19
độ 26 phân, lệch về phía tây 1 độ 40 phân. Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại
của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18’ Bắc đến 20°40’ Bắc, kinh
tuyến 104°22’ Đông đến 106°05’ Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và
Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn
nước Lào với đường biên giới 192km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của
vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102km. Diện tích tự nhiên của
Thanh Hóa là 11.106km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi.
1.1.2. Lịch sử hình thành
Vùng đất xứ Thanh có lịch sử hình thành lâu đời. Đây là một trong những
nơi hình thành nên các nền văn hóa cổ của nước ta và của khu vực Đông Nam Á.
Các di chỉ khảo cổ cho thấy người Việt đã sống ở đây cách nay 6000 năm.
Thời kì dựng nước nó là bộ Cửu Chân và bộ Quân Ninh của nước Văn Lang. Thời
Nhà Hán chính quyền đô hộ Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân. Thời kì tự chủ thì
Thanh Hóa được đổi tên nhiều, Nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa gọi là đạo Ái
Châu, Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, về sau vào năm Thuận Thiên 1 thì gọi
là Phủ Thanh Hóa (Thanh: trong sáng; Hóa: biến hóa).
Năm 1430, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên Xương.
Sau khi nhà Hồ thất thủ, nhà Minh cai trị Đại Việt, lại đổi lại làm phủ Thanh Hóa
như cũ, đặt thêm hai huyện: Lôi Dương, Thụy Nguyên. Về địa giới vẫn không đổi.
Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà hậu Lê cầm quyền. Năm Thuận
Thiên thứ nhất (năm 1428), Lê Thái Tổ chia nước làm 5 đạo, Thanh Hóa thuộc Hải
Tây đạo, đến năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên Thanh
Hóa, năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa,
tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo “Thiên Nam dư hạ tập” lãnh
4 phủ, 16 huyện và 4 châu. Thời Nhà Lê, Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hóa, gồm
phần đất tỉnh Thanh Hóa ngày nay và tỉnh Ninh Bình (thời kỳ đó là phủ Trường
Yên, trực thuộc) và tỉnh Hủa Phăn (Sầm Nưa) của Lào (thời kỳ đó gọi là châu Sầm).
Sau khi nhà Nguyễn lên nắm quyền, Thanh Hóa thuộc quyền cai trị của nhà
Nguyễn. Năm Gia Long thứ nhất (1802), gọi là trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mệnh
thứ 12 (1831), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa).
Đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa. Tên gọi Thanh
Hóa không đổi từ đó cho tới ngày nay.
1.1.3. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình, địa mạo
Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ tây bắc xuống đông nam. Ở phía tây bắc,
những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía
đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm
nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh
Hóa ra làm các vùng miền.
Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng miền đồi
trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở
Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh
Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần
không tách rời của miền núi nói chung.
Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, nó được chia làm 3 bộ phận khác
nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá
Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lạc, Cẩm Thủy và Thạch Thành.
Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào,
lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện
thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp,
đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản
và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như
Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý.
Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả
nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do
phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp.
Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn,
Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn
và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tương đối
bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận
lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công
nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).
b. Khí hậu, thủy văn
Thanh Hóa nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùa
gió. Gió Bắc do không khí lạnh từ vùng áp cao Siberi qua Trung Quốc thổi xuống.
Gió Tây Nam từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, rất nóng, gọi là gió Lào
hay gió phơn Tây Nam. Gió Đông Nam thổi từ biển vào đem theo không khí mát
mẻ.
Mùa nóng ở đây bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này nắng,
mưa nhiều thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên
tới 39 - 40°C. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa
này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô.
Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 1730-1980mm, mưa nhiều tập trung vào
thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng
mưa chỉ dưới 15%.
Hàng năm Thanh Hóa có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7,
tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3. Thành phố Thanh Hóa chỉ cách bờ biển Sầm
Sơn 10km đường chim bay, vì thế nó nằm vào tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven
biển, chính nhờ có gió biển mà những ngày có gió Lào, thời gian không khí bị hun
nóng chỉ xảy ra từ 10 giờ sáng đến muộn nhất là 12 giờ đêm. Thanh Hóa cũng như
các tỉnh miền Trung Việt Nam thường hay chịu các trận bão từ Thái Bình Dương.
Theo chu kỳ từ 3-5 năm lại xuất hiện một lần từ cấp 9 đến cấp 10, cá biệt có năm
cấp 11 đến cấp 12.
1.1.4. Điều kiện kinh tế, xã hội
a. Điều kiện kinh tế
Là tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng nhưng nhìn chung nguồn tài nguyên có
trữ lượng không lớn, và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc xi
măng Nghi sơn, phân bón Hàm rồng,... Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoát
phát triển công nghiệp khai khoáng. Thanh Hóa hiện tại mới chỉ có một số nhà máy
đang tiến hành khai thác nguồn tài nguyên, như: nhà máy xi măng Bỉm sơn, do
kiểm soát không chặt chẽ.
Về công nghiệp, Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa không
phát triển. Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp tập
trung và phân tán. Một số khu công nghiệp: Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã
Bỉm Sơn; Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện
Tĩnh Gia; Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa; Khu công nghiệp
Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa; Khu công nghiệp Lam Sơn -
Huyện Thọ Xuân
Hiện tại Thanh Hóa đang xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Khu kinh tế này
được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động
số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006. Khu kinh tế này nằm ở phía Nam
của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và đường sắt quốc gia chạy
qua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến. Khu kinh