Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài chiến lược phát triển kinh tế xã hội của việ nam giai đoạn mới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ Đại hội VI 1986,với sự chuyển hướng nền kinh tế theo hướng cơ
chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước,đất nước ta đã có nhiều chuyển
biến tích cực,nhiều thành tựu to lớn được gặt hái.
Về mặt kinh tế,nước ta đã vươn lên ở nhóm các quốc gia có thu nhập
bình quân đầu người trên 1000 USD,tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng
năm luôn duy trì ở mức trên 6%.
Về mặt xã hội,phúc lợi xã hội của người dân tăng lên đáng kể với hàng
loạt trường học bệnh viện được xây dựng,các dự án 135 đã đem lại những
hiệu quả rõ rệt.Đặc biệt trong những năm gần đây chỉ số HDI của nước ta
luôn có bước vượt lớn trên bảng xếp hạng thế giới.Vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế ngày một nâng cao.
Để đạt được những thành quả ấy là cả sự nỗ lực không ngừng của toàn
Đảng toàn dân ta,trong đó phải kể tới những chính sách định hướng đúng đắn
phát triển đất nước mà Đảng đề ra.
+Đối tượng nghiên cứu : Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt
Nam.
+ Phạm vi : Chiến lược trong giai đoạn mới 2011-2020
+Mục đích :
Nhìn nhận thực tiễn hiện tại và triển vọng phát triển tương lai của đất
nước.
+Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập và tổng hợp tài liệu từ đó có cái nhìn khái quát nhất về kinh tế
Việt Nam và triển vọng.
1.Thuận lợi khó khăn của Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội
1.1 Thuận lợi
-Vị trí địa lý Việt Nam nằm trên các đường hàng không và hàng hải quốc tế
quan trọng.Hệ thống cảng biển là cửa ngõ không những cho nền kinh tế Việt
Nam mà cả quốc gia lân cận.Vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam tạo khả năng
phát triển các hoạt động trung chuyển,tái xuất khẩu và chuyển khẩu hàng hóa
qua các khu vực lân cận.
-Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam rất phong phú đa dạng bao gồm đất
đai,khoáng sản,tài nguyên rừng,tài nguyên biển…cho phép phát triển nhiều
ngành công nghiệp.
-Nguồn nhân lực dồi dào,giá nhân công rẻ,tư chất con người Việt Nam rất cần
cù,sáng tạo,tiếp thu nhanh công nghệ mới,có thể tham gia vào phân công lao
động quốc tế
1.2 Khó khăn
-Tài nguyên nước ta tuy phong phú nhưng phân bố rải rác,điều kiện khai thác
khó khăn,khối lượng không lớn,tài nguyên rừng và biển bị xói mòn,hiệu quả
sử dụng thấp.
-Người lao động Việt Nam bị hạn chế về thể lực,trình độ và ý thức kỷ luật
trong lao động,còn thiếu nhiều việc làm,thiếu tác phong công nghiệp và
chuyên nghiệp,tâm lý hẹp hòi,tản mạn.
-Việt Nam bắt đầu từ một xuất phát điểm thấp do ảnh hưởng nặng nề của hai
cuộc chiến tranh.
2. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn gần đây
2.1 Tăng trưởng kinh tế
Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác
động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hình 1 cho thấy có cải thiện tốc độ
tăng GDP theo các quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%,
quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. GDP
cả năm 2010 tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh
kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó
khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là
một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-
2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm
2010 đạt 1.164 USD.
Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi rõ
rệt. Công nghiệp tiếp tục là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Giá trị
sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2009
và năm 2010 ước tăng 14% so với năm 2009. So với khu vực công nghiệp thì
khu vực dịch vụ cũng có sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới những
ở mức độ thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm là 7,24% và
triển vọng tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cả năm 2010 có thể đạt 7,5%.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, năm 2010 gặp nhiều khó khăn: đầu năm hạn
hán nghiêm trọng, giữa năm nắng nóng gay gắt, cuối năm mưa lũ lớn kéo dài
ở miền Trung và Tây Nguyên. Những khó khăn này đã gây thiệt hại nặng nề
cho sản xuất vụ mùa, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Tuy nhiên, do thực
hiện nhiều chính sách và giải pháp hỗ trợ hộ nông dân và các doanh nghiệp về