Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐỀ TÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ” PHÂN BIỆT IMS TRONG KIẾN TRÚC NGN” CHƯƠNG 2 pps
MIỄN PHÍ
Số trang
27
Kích thước
834.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1025

ĐỀ TÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ” PHÂN BIỆT IMS TRONG KIẾN TRÚC NGN” CHƯƠNG 2 pps

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐỀ TÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ” PHÂN BIỆT

ISM TRONG KIẾN TRÚC NGN”

CHƯƠNG 2

KIẾN TRÚC NGN VÀ PHÂN HỆ IMS

2.1 Kiến trúc NGN

2.1.1 Mạng viễn thông hiện nay

Như phần trên đã trình bày, mạng viễn thông hiện nay được triển khai theo

các ứng dụng thực tiễn đơn lẻ. Ví dụ như trong mạng chuyển mạch điện thoại

công cộng PSTN, một cuộc nối được thiết lập giữa hai thuê bao thông qua quá

trình trao đổi khe thời gian cố định trong suốt quá trình cuộc gọi. Kiểu mạng này

phù hợp cho điện thọai vì chúng có tốc độ bit không đổi và thông tin có tính thời

gian thực cao. Với các ứng dụng truyền dữ liệu thì việc sử dụng riêng một kênh

thông tin để truyền là rất lãng phí về tài nguyên và không phù hợp với yêu cầu sử

dụng.

Với các mạng di động hiện nay (PLMN) mặc dù có tốc độ phát triển rất nhanh

tuy nhiên dịch vụ mà nhà khai thác mạng di động cung cấp cho khách hàng vẫn chỉ

là dịch vụ thoại truyền thống kết hợp với dịch vụ bản tin ngắn (SMS). Vẫn không

đáp ứng được nhu cầu truyền thông đa phương tiện của khách hàng hơn nữa giá cả

đối với thuê bao di động còn cao và với các thuê bao có nhu cầu sử dụng cả dịch

vụ di động và dịch vụ cố định thì họ vẫn phải thanh toán hai hóa đơn cho hai nhà

cung cấp dịch vụ đó.

Tương tự như vậy mạng chuyển mạch gói là rất hữu hiệu cho việc chuyển

thông tin số liệu nhưng lại không phù hợp cho truyền thoại vì độ trễ truyền thông

tin là không kiểm sóat được.

Một giải pháp để giải quyết vấn đề này là tạo ra một mạng tích hợp có thể

cung cấp nhiều loại hình dịch vụ có yêu cầu băng thông, thời gian thực và chất

lượng dịch vụ khác nhau.

Bước đầu tiên trong hướng đi này là phát triển ISDN băng hẹp cung cấp báo

hiệu kênh chung giữa các người sử dụng cho tất cả các dịch vụ thoại và số liệu.

Trong khi đó vẫn duy trì sự riêng biệt giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói

tại trạm trung gian. Người dùng được cung cấp các truy nhập số tốc độ 2B+D cho

cả thoại và số liệu cùng với 16 Bbps cho báo hiệu và các dịch vụ chuyển mạch gói.

Tuy nhiên hướng phát triển này dần dần bộc lộ yếu điểm khi nhu cầu dịch vụ băng

thông rộng ngày càng phát triển. Tốc độ truy nhập 2B+D là quá thấp so với nhu

cầu dịch vụ băng rộng hiện nay.

ISDN ngày càng thể hiện nhược điểm không thể đáp ứng được nhu cầu truyền

thông, trong khi đó công nghệ truyền dẫn và công nghệ điện tử VLSI (Very large

scale intergration) ngày càng phát triển và xuất hiện công nghệ mới có khả năng

truyền tải cao được đánh giá là có nhiều hứa hẹn để truyền dẫn cả thoại và dữ

liệu đó là ATM đã đưa ra một hướng mới để phát triển ISDN băng hẹp thành ISDN

băng rộng (B-ISDN). B-ISDN cung cấp các dịch vụ chuyển mạch kênh, chuyển mạch

gói theo kiểu đơn phương tiện, đa phương tiện, theo kiểu hướng kết nối hay phi

kết nối và theo cấu hình đơn hướng hoặc đa hướng.

Tuy nhiên khi triển khai B-ISDN với công nghệ nền tảng là ATM thì vấn đề giá

thành xây dựng mạng lại quá lớn vì B-ISDN không tận dụng tối đa nền tảng mạng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!