Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
87
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1931

Đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

VŨ HUỲNH PHƯƠNG KHANH

ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VỚI CÔNG CHÚNG

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VỚI CÔNG CHÚNG

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ MINH HÙNG

Học viên: VŨ HUỲNH PHƯƠNG KHANH

Lớp: Cao học Luật K23

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn “Đề nghị giao kết hợp đồng với

công chúng theo pháp luật Việt Nam” là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên

cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Pgs.Ts. Lê Minh Hùng.

Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong phần

trích dẫn tài liệu tham khảo; các bản án, thông tin được nêu trong luận văn là trung

thực và hoàn toàn chính xác, đúng sự thật.

Tác giả luận văn

Vũ Huỳnh Phương Khanh

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP

ĐỒNG VỚI CÔNG CHÚNG..................................................................................7

1.1. Khái niệm, đặc điểm của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng.........7

1.1.1. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng.................................7

1.1.2. Đặc điểm của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng .........................10

1.2. Các phương thức đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ...................15

1.2.1. Đề nghị trực tiếp .......................................................................................15

1.2.2. Đề nghị gián tiếp.......................................................................................16

1.3. Hình thức đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ...............................18

1.3.1. Đề nghị bằng lời nói..................................................................................19

1.3.2. Đề nghị bằng văn bản ...............................................................................20

1.3.3. Đề nghị bằng hành vi ................................................................................21

Kết luận chương 1 ...............................................................................................23

CHƯƠNG 2. HIỆU LỰC CỦA ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VỚI

CÔNG CHÚNG.....................................................................................................24

2.1. Điều kiện có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ......24

2.1.1. Điều kiện về chủ thể ..................................................................................24

2.1.2. Điều kiện về nội dung................................................................................27

2.1.3. Điều kiện về hình thức...............................................................................29

2.1.4. Điều kiện về thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ..30

2.2. Thời điểm phát sinh hiệu lực và hiệu lực ràng buộc của đề nghị giao kết

hợp đồng với công chúng ....................................................................................34

2.2.1. Thời điểm phát sinh hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng với công

chúng ..................................................................................................................34

2.2.2. Hiệu lực ràng buộc của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng..........37

2.3. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng khi bên đề nghị

chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự..............................................................44

2.3.1. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng khi bên đề nghị

chết......................................................................................................................44

2.3.2. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng khi bên đề nghị

mất năng lực hành vi dân sự ...............................................................................46

2.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật đối với hiệu lực về thời gian của đề nghị

giao kết hợp đồng với công chúng khi đề nghị không giới hạn thời gian........48

Kết luận chương 2 ...............................................................................................50

CHƯƠNG 3. SỬA ĐỔI, RÚT LẠI, HỦY BỎ VÀ CHẤM DỨT ĐỀ NGHỊ

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VỚI CÔNG CHÚNG ................................................51

3.1. Sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng....................................51

3.1.1. Căn cứ sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng.......................51

3.1.2. Hệ quả của việc sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng.........54

3.2. Rút lại, hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng........................54

3.2.1. Căn cứ rút lại, hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ............54

3.2.2. Hệ quả của việc rút lại, hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng...62

3.3. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ...............................68

3.3.1. Căn cứ chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng....................68

3.3.2. Hệ quả của việc chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng......70

3.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thay đổi, rút lại và hủy bỏ đề nghị giao

kết hợp đồng với công chúng..............................................................................73

3.4.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định về sửa đổi, rút lại đề nghị .........................73

3.4.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định về hủy bỏ đề nghị và sửa đổi đề nghị sau khi

bên được đề nghị nhận được đề nghị (sửa đổi)...................................................74

Kết luận chương 3 ...............................................................................................76

KẾT LUẬN............................................................................................................77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật Dân sự

BLDS 1995 Bộ luật Dân sự năm 1995

BLDS 2005 Bộ luật Dân sự năm 2005

BLDS 2015 Bộ luật Dân sự năm 2015

Bộ nguyên tắc

UNIDROIT hoặc PICC

Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của

UNIDROIT

CISG 1980 Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế

LGDĐT 2005 Luật Giao dịch điện tử năm 2005

NLHVDS năng lực hành vi dân sự

NLPLDS năng lực pháp luật dân sự

PECL Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng Châu Âu

TĐDL thông điệp dữ liệu

TMĐT thương mại điện tử

TNTHĐ trách nhiệm tiền hợp đồng

UCC Bộ luật Thương mại Thống nhất của Hoa Kỳ

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không thể tồn tại nếu không thiết lập

các mối quan hệ xã hội, chúng ta luôn cố gắng tạo dựng các mối quan hệ với nhau

mà trong đó quan hệ vật chất giao dịch là một trong những quan hệ tiền đề và quan

trọng. Chính những mối quan hệ này đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát

triển của chế định hợp đồng nói chung và đề nghị giao kết hợp đồng nói riêng.

Đồng thời, cùng với sự phát triển đó là vai trò ngày càng được nâng cao của pháp

luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Có thể nói, chế định hợp đồng càng

cần được hoàn thiện và coi trọng khi kinh tế ngày càng phát triển và xã hội ngày

càng văn minh. Và theo tác giả, một vấn đề quan trọng, cần phải được quan tâm và

hoàn thiện ở đây chính là quy định về “đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng”.

Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng vượt bậc của công nghệ thông tin,

của phương tiện thông tin đại chúng thì hình thức đề nghị giao kết hợp đồng với

công chúng ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng. Đối tượng đề nghị và chấp nhận

đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng ngày càng đông và phức tạp. Do đó, cần

tăng cường hoàn thiện pháp luật để đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên cũng như

thực hiện công tác quản lý trật tự xã hội.

Trong những năm qua, pháp luật dân sự Việt Nam nói chung, đặc biệt là Bộ

luật Dân sự và pháp luật về hợp đồng nói riêng đã có những đóng góp tích cực đối

với sự phát triển của nền kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên

trong quan hệ dân sự. Tuy nhiên, bản chất của các quan hệ dân sự là năng động, đa

dạng và phong phú, sự phát triển không ngừng nghỉ của các quan hệ xã hội, nhất là

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã gia nhập WTO như hiện nay

thì cơ hội và thách thức đối với đất nước là ngang nhau. Điều này buộc pháp luật

cũng không thể đứng yên, trì trệ mà phải luôn được điều chỉnh và hoàn thiện cho

phù hợp với tình hình mới.

Để hình thành hợp đồng, các bên phải tiến hành giao kết hợp đồng. Điều này

cũng không ngoại lệ đối với đề nghị giao kết với công chúng. Hành vi đầu tiên của

việc giao kết hợp đồng đó là đề nghị giao kết hợp đồng. Đây chính là cơ sở đầu tiên

để thiết lập quan hệ hợp đồng, do đó việc hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn

đề này là yêu cầu đầu tiên và cần thiết. Trước đây, pháp luật Việt Nam chưa có các

quy định về đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng như các quốc gia khác trên

2

thế giới (đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng đã được đề cập trong các bộ

nguyên tắc hợp đồng thế giới như Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của

UNIDROIT, Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng Châu Âu). Tiếp thu những quy định tiến

bộ của pháp luật quốc tế, để kịp thời điều chỉnh các quan hệ dân sự phù hợp với

thực tiễn phát triển tại Việt Nam, lần đầu tiên những quy định về đề nghị giao kết

hợp đồng với công chúng đã xuất hiện trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên,

chưa có các văn bản pháp luật cụ thể hướng dẫn thi hành trong khi thực tế đã phát

sinh khá nhiều các vụ việc đề nghị giao kết với công chúng tác động cả tích cực lẫn

tiêu cực đến nhiều mặt trong đời sống.

Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đề nghị giao kết hợp

đồng với công chúng theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao

học luật của mình nhằm phân tích rõ hơn những quy định về vấn đề này và kiến

nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống những quy định pháp luật về đề nghị giao

kết hợp đồng với công chúng tại Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Giao kết hợp đồng là vấn đề rộng và phức tạp, cả về lý luận, quy định pháp

lý cũng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Do vậy, vấn đề này cũng đã được nhiều

nhà khoa học pháp lý và các tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên

cứu này chỉ dừng lại ở việc đề cập vấn đề về đề nghị giao kết hợp đồng nói chung

mà không đề cập về đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng, cụ thể như:

Trong các sách về bình luận khoa học Bộ luật Dân sự, có thể nói quyển bình

luận được coi là hoàn thiện sớm nhất ở Việt Nam là quyển Bình luận Bộ luật Dân sự

năm 1995 của nhóm tác giả do Hoàng Thế Liên chủ biên (Nxb. Chính trị Quốc gia

xuất bản hai tập vào các năm 1999 – 2001). Sau đó, nhóm tác giả này tiếp tục biên

soạn quyển Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005 (Nxb. Tư pháp, năm 2013).

Trong đó (tập II) có nghiên cứu về đề nghị giao kết hợp đồng, chủ yếu bình luận dưới

góc độ kiến thức khoa học ở mức độ thường thức phổ thông để những người học luật

ở mức độ cử nhân và cấp độ khác có thể tham khảo, tham chiếu. Các bộ sách này đều

chưa đề cập đến nội dung đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng.

Thêm vào đó là các giáo trình giảng dạy về pháp luật hợp đồng của trường

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như Giáo trình Luật dân sự Việt

Nam, tập I (Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2014) do các tác giả Đinh Văn

Thanh và Nguyễn Minh Tuấn làm chủ biên. Trong sách này, các tác giả đã đề cập

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!