Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

De kt tviet
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
43.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
864

De kt tviet

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. BIÊN HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC ……….. Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM – NĂM HỌC 2007-2008

MÔN: TIẾNG VIỆT ĐỌC - LỚP 5

Ngày thi: Ngày … tháng … năm …

Thời gian: …. phút

I. Đọc thầm:

A. Đọc thầm bài “Cây sồi”

Cây sồi

Bên vệ đường, sừng sừng một cây sồi. Có lẽ nó già gấp mười lần những cây

bạch dương mọc thành khóm rừng này, nó to gấp mười ta cao gấp đôi mấy cây

bạch dương ấy. Đó là cây sồi rất lớn hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ

đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy những vết sẹo. Với những cánh tay to sù sì không

cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng nó như một con quái vật già nua

cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. Chỉ có cây sồi là

không chịu khuất phục cái phép mầu nhiệm của mùa xuân, không chịu đón lấy

mùa xuân và ánh nắng. Dưới gốc cây sối cũng có hoa, có cỏ, nhưng nó vẫn thế, cau

có, lầm lì, què quặt và kiên gan đứng im giữa đám hoa cỏ ấy.

Bấy giờ đã là giữa tháng sáu. Cây sồi già bây giờ đã đổi mới hẳn, tỏa rộng

thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa

trong ánh nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo nứt

nẻ, vẻ ngờ vực và buồn rầu trước kia không còn dấu vết. Xuyên qua lớp vỏ cứng

già hàng thế kỷ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó

lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn

ấy.

L.TÔNXTÔI

(Trích tiểu thiết chiến tranh và hòa bình)

B. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy chọn câu trả lời đúng nhất:

1. Những chi tiết nào cho thấy cây sồi bên vệ đường đã có từ lâu đời ?

a) Cây to gấp mười ta, cao gấp đôi và già gấp muời lần những cây bạch dương.

b) Cây lớn hai người ôm không xuể, vỏ cứng già hàng thế kỷ.

c) Cánh tay to xù xì, ngón tay quều quào.

d) Cả a, b, c đều đúng.

2. Tác giả so sánh cây sồi như:

a) Những cánh tay to xù xì không cân đối.

b) Những ngón tay quều quào xòe rộng.

c) Một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi

cười.

d) Cả 3 ý trên đều đúng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!