Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Để gia đình là tế bào lành mạnh của xã hội docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Để gia đình là tế bào lành mạnh của xã hội - Minh Ngọc
Hẳn gia đình có vai trò quan trọng như thế nào thì thế giới mới chọn ngày 15/5 hàng năm
làm ngày Quốc tế Gia đình. Đối với Việt Nam- một nước xuất phát từ nông nghiệp đi lên,
với truyền thống Á Đông, gia đình lại càng quan trọng.
Gia đình thực sự là tế bào của xã hội. Tế bào có tốt, có lành mạnh, thì xã hội mới tốt, mới
lành.
Gia đình là tế bào của xã hội không đơn thuần chỉ xét theo đơn vị tổ chức của cộng đồng,
mà còn được xét dưới các góc độ khác nhau, cả về đạo đức, văn hóa, lối sống, từ trong
giai đoạn đầu đời hình thành nhân cách tác phong… đến quá trình gắn bó với nhau, đến
cuối cuộc đời của con người; từ đời này đến đời khác. Câu châm ngôn “phụ mẫu như
đầu, mục”, “Huynh, đệ như thủ túc”,…
Việt Nam hiện có khoảng 23 triệu hộ, trong đó số hộ ở nông thôn cao gấp hơn 2 lần số hộ
ở thành thị. Số nhân khẩu bình quân một hộ của cả nước là 3,8, trong đó của nông thôn
cao hơn của thành thị (3,9 người so với 3,7 người). Trong 63 tỉnh, thành phố, có 37 tỉnh,
thành phố có số nhân khẩu bình quân một hộ cao hơn mức trung bình của cả nước, trong
đó có 22 tỉnh, thành phố có từ 4 nhân khẩu trở lên (cao nhất là Lai Châu, tiếp đến là Điện
Biên, Hà Giang); có 26 tỉnh, thành phố thấp hơn mức trung bình (thấp nhất là Bình
Dương, tiếp đến là Thái Bình, Hải Dương,…). Về hộ gia đình của Việt Nam hiện nay có
một số đặc điểm đáng lưu ý.
Điều dễ nhận thấy nhất là số hộ đã tăng lên nhanh chóng trong hơn hai mươi năm nay.
Những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ở nông thôn có “phong trào
tách hộ” để nhận khoán ruộng đất khi khoán hộ.
Những năm gần đây, khi thu nhập khá hơn và do nhiều yếu tố khác (như tính độc lập và
sự khá giả của con cái, tách hộ để giảm giá điện, giảm giá nước, điều kiện mua nhà,
đất,…), nên việc tách hộ mạnh hơn.
Do số hộ tăng nhanh hơn số nhân khẩu, nên số nhân khẩu bình quân một hộ đã giảm
xuống so với những năm trước kia. Những tỉnh miền núi, những tỉnh có thu nhập thấp
thường có số nhân khẩu bình quân một hộ cao hơn những tỉnh/thành phố ở đồng bằng,
những tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao hơn.