Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề dự đoán hóa 2022 đề số 328
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bộ đề dự đoán 2022 - Môn thi Hóa học
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề)
-------------------------
Họ tên thí sinh: .................................................................
Số báo danh: ......................................................................
Mã Đề: 328.
Câu 41. Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa?
A. CuCl2. B. Al(NO3)3. C. Ba(NO3)3. D. NaCl.
Câu 42. Để hòa tan vừa hết 24,4 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 cần vừa đủ 700 ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng được m gam muối. Giá trị của m là
A. 67,8 B. 80,4. C. 93,0. D. 91,6.
Câu 43. Ở điều kiện thường kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Cu B. Zn C. Ag D. Cr
Câu 44. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit bảo vệ.
B. Nhúng dây thép vào dung dịch NaCl có xảy ra ăn mòn điện hoá học.
C. Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O.
D. Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong cồn 96o
.
Câu 45. Nhiệt phân Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là
A. Fe3O4 B. Fe2O3 C. FeO D. Fe(OH)2
Câu 46. Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 28,65 gam
muối. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. B. C4H11N. C. C3H9N. D. CH5N.
Câu 47. Cho các phát biểu sau:
(a) Gang là hợp kim của sắt có chứa từ 0,01 – 2% khối lượng cacbon.
(b) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+
.
(c) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch K2CrO4 thấy dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu
da cam
(d) Hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 dùng hàn đường ray.
(e) Các thức ăn có chất chua không nên đựng hoặc đun nấu quá kĩ trong nồi bằng kim loại vì nó ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 48. Hợp chất nào sau đây là chất lưỡng tính?
A. Al2(SO4)3 B. Al2O3 C. NaAlO2 D. AlCl3
Câu 49. Một học sinh nghiên cứu tính chất của ba dung dịch lần lượt chứa các chất A, B, C như sau:
- A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không
màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.
- B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
- A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.
Các chất A, B và C lần lượt là
A. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3. B. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3.
C. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3. D. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2
1