Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

de cuong kinh te vi mo ppsx
MIỄN PHÍ
Số trang
39
Kích thước
200.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1444

de cuong kinh te vi mo ppsx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

 Câu 1. Đồng chí hãy nêu quy luật giá trị, phân tích tác động của nó đối với nền kinh

tế ở nước ta hiện nay ?

Trả lời:

1. Nêu nội dung chính của quy luật.

Dẫn dắt: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định

bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng

hóa.

Nội dung: Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao

phí lao động xã hội cần thiết.

* Biểu hiện nội dung quy luật giá trị trong sản xuất

Lấy ví dụ:

- Đối với lao động cá biệt:

+ Người thứ nhất có thời gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết, thực

hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều hơn lợi nhuận trung

bình.

+ Người thứ hai có thời gian lao động cá biệt = thời gian lao động xã hội cần thiết, thực

hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị, nên họ thu được lợi nhuận trung bình.

+ Người thứ ba có thời gian lao động cá biệt > thời gian lao động xã hội cần thiết, vi

phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ.

- Đối với tổng hàng hóa:

+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt = tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, phù hợp

với yêu cầu của quy luật giá trị, nên có tác dụng góp phần cân đối và ổn định thị trường.

+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt > tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, hoặc khi

tổng thời gian lao động cá biệt < tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy

luật giá trị nên dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng hóa trên thị trường.

Kết luận: Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao

cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp (≤)với mức hao phí lao động xã hội

cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được.

* Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong lưu thông

- Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa tham gia

lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá. Cần phải hiểu nguyên tắc ngang

giá một cách biện chứng. Ngang giá không có nghĩa là giá cả cụ thể của từng loại hàng

hóa phải luôn luôn ngang bằng với giá trị của nó. Ngang giá không phải là ngang bằng.

Ngang giá hiểu theo nghĩa tổng giá cả bằng tổng giá trị.

- Quy luật giá trị hoạt động có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó, “biên độ”

của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa và dịch vụ.

+ Khi cung > cầu  giá cả < giá trị

+ Khi cung < cầu  giá cả > giá trị

+ Khi cung = cầu  giá cả = giá trị

- Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá

trị hàng hóa.

2. Tác động của quy luật giá trị

a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:

+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và

lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất

và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang

sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy

mô sản xuất càng được mở rộng.

+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình

hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang

sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở

ngành khác lại có thể tăng lên. Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người

sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.

Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao

động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tác động điều tiết

lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá

cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các

vùng có sự cân bằng nhất định.

b. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.

Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí

lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi

theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức

hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi

và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ

thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng

suất lao động, hạ chi phí sản xuất để có thể thu được lợi nhuận cao hơn.

Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người

sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã

hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.

c. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người lao động thành kẻ giàu, người

nghèo.

Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao

phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần

thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất,

mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.

Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao

phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi,

thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.

Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng

thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để

phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền

kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Vận dụng vào tình hình kinh tế ở Việt Nam hiện nay:

Một xã hội tiến bộ là xã hội có những chính sách về phát triển kinh tế ngày một toàn diện

và hiệu quả hơn sao cho đời sống tinh thần và vật chất của con người trong xã hội đó

ngày một ổn dịnh phong phú. Nhưng để có được một xã hội như vậy không phải tự nhiên

mà có .Thực tế đã chứng minh rằng việc phát triển kinh tế là một việc vô cùng khó khăn,

đó là cuộc chạy đua sôi động giữa các nước trên thế giới nhằm đạt được một vị trí cao

hơn trên trường quốc tế mà trước hết đó là phát triển nền kinh tế. Muốn thực hiện điều đó

thì nhất quyết trong chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải được dựa

trên một nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc về các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật

giá trị.

Vì sao lại nói quy luật giá trị là quy luật quan trọng nhất ? và đối với nứơc ta hiện nay

nền kinh tế thị trường liệu có chịu ảnh hưởng của quy luật này ? Nếu trả lời được câu hỏi

trên hay nói cách khác là nghiên cứu quy luật giá trị thì ta nhận định đươc thực trạng của

nền kinh tế Việt Nam hiện nay từ đó có được những lý luận chung về những tồn tại,

những tiến bộ cũng như những hướng phát triển khác nhau, thậm chí là đối lập nhau.

Mặt khác tác dụng của quy luật giá trị tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản

suất, mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất XHCN và vào khả năng nhận thức vận

dụng và tổ chức các hoạt động kinh tế thực tiễn của nhà nước. Hơn nữa tác dụng của quy

luật giá trị là tác dụng khách quan, khả năng con người nhận thức và vận dụng quy luật sẽ

quy định tính chất tiêu cực hay tích cực mà việc vận dụng nó sẽ mang lại cho xã hội.

Về mặt lý thuyết , quy luật giá trị được phát biểu như sau : “sản xuất trao đổi hàng hoá

phải dựa trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay thời gian lao động cần thiết “. Trên thực tế

thì quy luật giá trị mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng do mang các tính chất sau :

+ Điều tiết và lưu thông hàng hoá: trong sản xuất quy luật giá trị điều tiết việc phân phối

tư liệu sản xuất và sức lao động giưa các ngành sản xuất thông qua sự biến động của giá

cả hàng hoá.

+ Kích thích lực lượng sản xuất phát triển: người sản xuất muốn đứng vững phải liên tục

đổi mới kỹ thụât vì kỹ thuật tiên tiến thì giá trị cá biệt của hàng hoá sẽ thấp hơn giá trị xã

hội của hàng hoá như vậy người sản xuất mới có lãi nhất.

+ Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên: sự tác động của quy luật giá trị bên cạnh những tích

cực kể trên còn dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá

nhất là những người sản xuất nhỏ.

Vì nền kinh tế Việt Nam cung được xây dựng trên cơ sở của quy luật giá trị nên tất yếu

các khía cạnh của nền kinh tế cũng mang dáng dấp của những đạc điểm trên và dù được

thể hiện trực tiếp hay gián tiếp nó cũng nói lên được một phần nào đó thực trạng của quá

trình vận dụng ,thấy được những ưu khuyết điểm để từ đó có những phương pháp khắc

phục ,nhằm đạt được nhưng hiệu quả tốt hơn trong quá trình phát triển.

Các biện pháp cụ thể:

Nền kinh tế nước ta đang từ nền sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn XHCN, từ sản xuất tự

cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá XHCN. Quy luật giá trị gắn liền nền sản xuất hàng hoá

đó còn hoạt động trên một phạm vi rộng và lâu dài. Vai trò và phạm vi hoạt động của nó

biến đổi từng thời kỳ cùng với sự chuyển biến của QHSX, LLSX với sự phát triển của sự

phân công lao động xã hội. Vì vậy trong khi xác định vai trò chủ đạo của quy luật kinh tế

XHCN chúng ta cần nhận thức đúng quy luật giá trị, tự giác vận dụng quy luật giá trị và

những phạm trù kinh tế gắn liền với quy luật đó như tiền tệ, giá cả, tín dụng, tài chính …

để kích thích sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, thúc đẩy nền kinh tế nước ta tiến

nhanh trên con đường đi lên CNXH.

Theo văn kiện Đại hội IX, Đảng ta khẳng định: Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực

hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,

vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”.

Với các đặc trưng của mô hình này như đã nói ở trên các quy luật kinh tế được phép phát

huy tác dụng trong đó quy luật giá trị đóng vai trò là quy luật kinh tế căn bản chi phối

toàn bộ nền kinh tế nước ta.

Vậy trong thời gian qua chúng ta đã vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế ở nước ta

như thế nào ? Chúng ta cùng điểm lại những mặt chính sau:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!