Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Để cạnh tranh xuất nhập khẩu hiệu quả daonh nghiệp cần nhận được những đảm bảo về tài chính vững
MIỄN PHÍ
Số trang
75
Kích thước
349.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
799

Để cạnh tranh xuất nhập khẩu hiệu quả daonh nghiệp cần nhận được những đảm bảo về tài chính vững

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lời nói đầu

Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước những

năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và

ổn định, kiềm chế lạm phát ở mức một con số, thị trường trong nước và quốc tế ngày càng

được mở rộng… Có được những kết quả này là nhờ một phần không nhỏ vào sự thành

công trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam thông qua việc thực hiện tốt

chính sách kinh tế mở và tiến hành các biện pháp cải cách kinh tế trên nhiều mặt theo xu

hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá.

Nhiều năm trước đây, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam chưa phát triển

đúng với khả năng và phát huy tốt vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Có nhiều

nguyên nhân dẫn đến hạn chế này và một trong những nguyên nhân cơ bản là chúng ta

thiếu những nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu trong đó đặc biệt phải kể đến là

nguồn tín dụng ngân hàng.

Việc phát triển hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng không chỉ

mang lại lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội và

ngay cả bản thân ngân hàng bởi tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng.

Nhận thức rõ vấn đề đó, từ năm 1997 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với vai

trò là một ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực Đầu tư và Phát triển đã bắt đầu triển khai hoạt

động tín dụng xuất nhập khẩu và bước đầu đã có những thành công nhất định.

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam nói chung và của Sở giao dịch I nói riêng còn nhiều hạn chế, doanh

số còn thấp, loại hình dịch vụ này chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, việc thúc đẩy

hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu trở thành một đòi hỏi bức xúc đối với Sở giao

dịch I-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay.

Trước yêu cầu trên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm mở thị lối đi mới cho hoạt

động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Chuyên đề được kết cấu theo 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân

hàng thương mại.

Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I-Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu

tại Sở giao dịch I-NHĐT&PTVN.

chương i: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân

hàng thương mại

i. khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

1. Khái niệm về tín dụng:

Danh từ tín dụng dùng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như:

Bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc.

Trong mỗi hành vi tín dụng vừa nói, chúng ta thấy hai bên cam kết như sau:

- Một bên thì trao ngay một số tài hoá hay tiền bạc còn bên kia cam kết sẽ hoàn lại

những đối khoản của số tài hoá đó trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện

nhất định.

Như vậy chúng ta có thể hiểu về tín dụng như sau:

- Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả lẫn nhau.

- Theo các nhà kinh tế: tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ sử dụng

vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá.

- Một định nghĩa khác về tín dụng: Đó là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một

bên (trái chủ hay người cho vay) chu cấp tiền hoặc hàng hoá hoặc dịch vụ dựa vào lời hứa

thanh toán lại trong tương lai ở phía bên kia.

Từ các định nghĩa trên ta thấy có yếu tố thời gian vì vậy sẽ có rủi ro, bất trắc và cần có sự

tín nhiệm của hai bên đương sự đối với nhau. Hai bên dựa vào sự tín nhiệm, sử dụng tín

nhiệm của nhau nên có danh từ tín dụng.

2. Tín dụng ngân hàng:

Tín dụng ngân hàng (TDNH) là một khái niệm kinh tế hơn là pháp lý, các hành vi TDNH

có cùng một logic kinh tế: hứng chịu rủi ro cho một người mà ngân hàng đã tin tưởng ứng

vốn cho vay, nhưng nó không chỉ gồm một giao dịch về pháp lý mà nhiều loại (cho vay,

bảo lãnh, bảo chứng…). Luật ngân hàng các nước định nghĩa tín dụng như sau: “Cấu

thành một nghệp vụ tín dụng bất cứ tác động nào mà qua đó, một người đưa hoặc hứa đưa

vốn cho một người khác dùng hoặc cam kết bằng chữ ký cho một người này như bảo

đảm, bảo chứng hay bảo lãnh mà có thu tiền”. Định nghĩa này nêu ra 3 trường hợp:

+ Cho vay tiền.

+ Tín dụng dựa trên việc nhượng trái quyền.

+ Tín dụng chữ ký.

Có thể hiểu tổng quát: TDNH là hình thức tín dụng có sự tham gia của các ngân hàng

trung gian, đóng vai trò là người trung gian trong hoạt động tín dụng này các ngân hàng

sẽ thực hiện hoạt động huy động vốn (vốn này là vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền

kinh tế) sau đó sử dụng vốn huy động đó cho vay.

Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai thực hiện, chẳng hạn 2 người thường có thể

cho nhau vay tiền. Tuy nhiên, với thời gian chúng ta thấy một sự chuyên nghiệp đã xảy

ra, và ngày nay khi nói đến tín dụng người ta nghĩ ngay tới các ngân hàng. Vì đơn giản

đây là một tổ chức có những nghiệp vụ cụ thể, được trang bị hiện đại với sự đáp ứng nhu

cầu nhanh nhất.

3. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu:

Tín dụng tài trợ xuất khẩu: là việc cung cấp cho vay để giúp doanh nghiệp thực hiện việc

sản xuất, kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu.

Mục đích của tín dụng tài trợ xuất khẩu là đẩy mạnh sản xuất trong nước, khuyến khích

xuất khẩu. Đây còn là một kênh tái tạo ngoai tệ để phục vụ hoạt động nhập khẩu của ngân

hàng.

Tín dụng tài trợ nhập khẩu: là việc cung cấp các khoản vay (ngắn, trung, dài hạn) để giúp

doanh nghiệp thực hiện việc nhập khẩu cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh.

Mục đích của tín dụng tài trợ nhập khẩu là cho vay để giúp các doanh nghiệp nhập

nguyên liệu , vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất…

II. Sự ra đời và phát triển của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất nhập khẩu trở thành vấn đề quan trọng. Thị

trường thương mại thế giới mở rộng không ngừng, nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng

hoá, thị trường đầu tư trở thành nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đủ vốn thu

mua chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh ra quan hệ vay mượn và sự giúp đỡ tài trợ

của các ngân hàng.

Quan hệ giao thương quốc tế đặt ra những vấn đề tế nhị, đôi khi phức tạp, nên những

nghiệp vụ thương mại đòi hỏi sự tham gia của ngân hàng đem lại cho các nhà hoạt động

ngoại thương sự hiểu biết kỹ thuật và chỗ dựa tài chính trong lĩnh vực quan trọng này.

Có thể nói sự ra đời của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một yêu cầu tất yếu khách

quan, gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với nhau.

Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển

của ngoại thương cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước. Cùng với sự phát triển của

ngoại thương và hệ thống ngân hàng, hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng phát

triển ngày càng đa dạng và phong phú:

- Hình thức đơn giản đầu tiên là ngân hàng cho vay trực tiếp đối với các đơn vị nhập

khẩu như cho vay để bổ sung vốn lưu động, thu mua chế biến sản xuất hàng xuất khẩu

theo các hợp đồng đã được ký kết, cho vay để thanh toán các nguyên liệu, hàng hoá, vật

tư nhập từ nước ngoài.

- Từ hình thức cho vay ngắn hạn là chủ yếu, ngân hàng đã mở rộng trung, dài hạn để

hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngân hàng cho vay để mua

sắm máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng

cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Ngân hàng còn thực hiện cho vay gián tiếp, đứng ra bảo lãnh để vay vốn nước

ngoài cho các đơn vị xuất nhập khẩu, nhờ đó các doanh nghiệp có thể vay vốn mà không

phải thế chấp hay cầm cố tài sản, bảo lãnh mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu, bảo lãnh

hối phiếu, bảo lãnh hợp đồng, .v.v..

- Nếu doanh nghiệp có hối phiếu trong tay có thể đưa đến ngân hàng chiết khấu

cũng như các chứng từ có giá trị thanh toán khác. Ngân hàng sẽ mua lại bộ chứng từ và có

quyền đòi tiền nhà nhập khẩu theo hối phiếu. Trường hợp nhà nhà xuất khảu có những

hợp đồng xuất liên tục và dài hạn theo định kỳ với điều kiện thanh toán trả chậm, nhưng

có nhu cầu vốn ngay, nhà xuất khẩu bán các khoản thanh toán chưa đến hạn cho ngân

hàng. Khi đến hạn, ngân hàng sẽ thu tiền từ nhà nhập khẩu, đây chính là hình thức tín

dụng bao thanh toán.

Như vậy, do trình độ kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán ngày càng phát triển, các phương thức

thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu phát triển dưới

nhiều hình thức ngày càng đa dạng, phục vụ tích cực và có hiệu quả cho hoạt động xuất

nhập khẩu.

III. vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

1. Sự cần thiết khách quan của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế.

Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà

còn giao dịch quan hệ với các nước khác. Do khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài

nguyên, khí hậu… nếu chỉ dựa vào sản xuất trong nước không thể cung cấp đủ hàng hoá,

dịch vụ đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ của nền kinh tế mà phải nhập những mặt

hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà

trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất với chi phí cao hơn. Ngược lại, trên cơ sở

khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu

cầu trong nước còn có thể tạo nên thặng dư có thể xuất khẩu sang các nước khác, góp

phần tăng ngoại tệ cho đất nước để nhập khẩu các mặt hàng còn thiếu và để trả nợ.

Như vậy, do nhu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi, giao dịch hàng hoá

giữa các nước với nhau hay nói cách khác hoạt động xuất nhập khẩu là yêu cầu khách

quan của nền kinh tế.

2. Vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.

Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển

của ngoại thương cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước.

2.1 Đối với nền kinh tế đất nước

- Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho hàng hoá xuất

nhập khẩu lưu thông trôi chảy. Thông qua tài trợ của ngân hàng, hàng hoá XNK theo yêu

cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục đảm bảo sự ổn định của nền

kinh tế.

- Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển,

tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy nền kinh tế. Doanh nghiệp có sự

giúp đỡ của ngân hàng có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, hiện đại hoá trang thiết bị

làm tăng năng suất lao động. Doanh nghiệp phát triển chính là kinh tế đất nước phát triển.

2.2 Đối với doanh nghiệp

- Nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, giúp

doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, mở rộng sản xuất

kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng thời

hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!