Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề 009 - ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Môn thi: HÓA pot
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
226.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1716

Đề 009 - ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Môn thi: HÓA pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

Môn thi: HÓA HỌC

Đề 009

(Đề thi có 05 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN CHUNG: (44 câu – từ câu 1 đến câu 44)

1. Trộn bột nhôm dư vào hỗn hợp gồm : MgO, Fe3O4, CuO rồi nung ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn

toàn chất rắn thu được gồm :

A. MgO, Al2O3, FeO, Cu, Al B. MgO, Al2O3, Fe, Cu, Al

C. MgO, Al, Fe, CuO, Al2O3 D. Mg, Al, Fe, Cu, Al2O3

2. Ứng dụng nào sau đây của kim loại là không đúng ?

A. Chì được dùng để ngăn cản chất phóng xạ.

B. Thiếc được tráng lên các đồ vật bằng sắt để chống ăn mòn điện hóa.

C. Niken dùng làm các điện cực trong bình ăcquy.

D. Kẽm được dùng để chế tạo pin điện hóa.

3. Khi gang, thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây không đúng ?

A. Tinh thể Fe là cực dương xảy ra quá trình khử. B. Tinh thể C là cực dương xảy ra quá trình khử.

C. Tinh thể Fe là cực âm xảy ra quá trình oxi hóa. D. Tinh thể C là cực âm xảy ra quá trình khử.

4. Cho 2,32g hỗn hợp gồm FeO; Fe2O3 và Fe3O4 (số mol FeO = số mol Fe2O3) tác dụng vừa đủ với V(L) dung

dich HCl 1M. Giá trị V là:

A. 0,04 lít B. 0,08 lít C. 0,12 lít D. 0,16 lít

5. Cho 2,16 gam bột Al vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,12 mol và FeCl3 0,06 mol. Sau khi phản

ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A. Khối lượng chất rắn A là:

A. 5,76 g B. 1,92 g C. 5,28 g D. 7,68 g

6. Kim loại Al phản ứng được tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ở nhiệt độ thường?

A. dung dịch Ba(OH)2, KHSO4, dung dịch FeSO4 *

B. dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch NaOH, dung dịch MgCl2

C. HNO3 đặc, dung dịch CH3COOH, dung dịch CuSO4

D. dung dịch FeCl3, CrCl3, Fe3O4

7. Thí nghiệm nào sau đây khi hoàn thành không có kết tủa?

A. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH

B. Cho Ba kim loại vào dung dịch NH4HCO3

C. Zn vào dung dịch KOH

D. Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4])

8. Để chuyên chở an toàn lượng lớn dung dịch HNO3 đậm đặc, người ta thường dùng bồn chứa làm bằng :

A. sắt. B. sắt tráng kẽm. C. sắt mạ niken. D. đồng.

9. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. Để sản xuất Al, ta không điện phân nóng chảy AlCl3 vì AlCl3 nóng chảy không điện li.

B. Khi điện phân Al2O3, phải trộn thêm criolit vì Al2O3 nóng chảy không dẫn điện.

C. Để ngăn không cho Al tạo ra tiếp xúc với không khí, thùng điện phân phải đậy kín.

D. Khi điện phân Al2O3 , điện cực than chì bị hao hụt liên tục.

10. Đốt nóng hỗn hợp gồm bột Al và bột Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra

hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được khí H2 bay lên.

Vậy, trong hỗn hợp X có những chất sau :

A. Al, Fe, Fe3O4, Al2O3. B. Al, Fe, Al2O3. C. Al, Fe, Fe2O3, Al2O3. D. Al, Fe, FeO, Al2O3.

11. Kim loại M thuộc nhóm A có 1 electron độc thân ở trạng thái cơ bản. Công thức oxit của M có thể là :

A. M2O hay MO. B. MO hay M2O3. C. M2O3 hay MO2. D. M2O hay M2O3.

12. Để phát hiện các khí sau trong hỗn hợp khí, phương pháp nào không đúng?

A. Dùng dung dịch KI và hồ tinh bột để nhận ra O3 B. Dùng dung dịch CuSO4 để nhận ra H2S

C. Dùng dung dịch phenolphtalein để nhận ra NH3

D. Dùng dung dịch BaCl2 để nhận ra CO2

13. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử ?

A. CaOCl2 + CO2  CaCO3 + Cl2 B. (NH4)2CO3  2NH3 + CO2 + H2O

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!