Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

dđề cương luạn văn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Vận dụng Toán học vào thực tiễn luôn là một yêu cầu quan trọng trong
dạy học Toán ở trường phổ thông.
• Vận dụng Toán học vào thực tiễn góp phần thực hiện nhiệm vụ môn
toán
• Vận dụng Toán học vào thực tiễn góp phần thực hiện nguyên tắc dạy
học Toán “ kết hợp lí luận với thực tiễn ”
• Vận dụng Toán học vào thực tiễn góp phần thực hiện nguyên lý giáo
dục
• Vận dụng Toán học vào thực tiễn góp phần làm rõ thêm mối quan hệ
biện chứng giữa toán học vào thực tiễn
• Vận dụng Toán học vào thực tiễn góp phần phát triển văn hóa Toán
học cho học sinh
Trong tình hình hiện nay, yêu cầu tăng cường vận dụng Toán học vào thực
tiễn càng có tầm quan trọng, có tính cấp bách hơn. Từ những năm cuối thế
kỉ 20, chuyển sang đầu thế kỉ 21, tình hình kinh tế xã hội thế giới thay đổi to
lớn. Có 2 nét lớn mang tính chất thời đại đó là:- Kinh tế thế giới đang
chuyển dần sang giai đoạn kinh tế tri thức; -Xu hướng toàn cầu hóa của nền
kinh tế thế giới. Giáo dục với chức năng chuẩn bị lực lượng lao động cho xã
hội, phải chuyển biến đáp ứng với tình hình. Năm 1996, Hội đồng quốc tế về
giáo dục cho thế kỉ 21 được UNESCO thành lập đã xuất bản ấn phẩm “Học
tập: một kho báu tiềm ẩn ’’ trong đó có xác định: “ học tập suốt đời ’’ được
dựa trên 4 trụ cột là: Học để biết, học để làm, học để chung sống với nhau,
học để làm người. “ học để làm ”
Được coi là “ không chỉ liên quan đến việc nắm được những kĩ năng mà
còn đến việc ứng dụng kiến thức ’’. ..học để làm nhằm làm cho người học
nắm được không những một nghề nghiệp mà còn có khả năng đối mặt được
với nhiều tình huống và biết làm việc đồng đội ”.
Tăng cường thực hành, tăng cường vận dụng kiến thức toán học vào thực
tiễn rõ ràng là những yếu tố góp phần thể hiện những quan niệm đó, góp
phần thực hiện “ học để làm ” trong dạy học Toán ở phổ thông.
Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
trong phần mục tiêu của đổi mới cũng có yêu cầu “ …tăng cường tính thực
tiễn, kĩ năng thực hành ,năng lực tự học….”
Vấn đề bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh đã được nhiều tác giả
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Với tác phẩm "Sáng tạo toán
học" nổi tiếng, nhà toán học kiêm tâm lý học G.Polya đã nghiên cứu bản
chất của quá trình giải toán, quá trình sáng tạo toán học. Ở nước ta các tác
giả Hoàng Chúng, Nguyễn Cảnh Toàn, Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Bá Kim,
Vũ Dương Thụy, Tôn Thân, Phạm Gia Đức,… đã có nhiều công trình giải
quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn việc phát triển tư duy sáng tạo
cho học sinh. Hay như luận văn Thạc sĩ của Từ Hữu Sơn - Đại học Vinh
năm 2004 với tiêu đề: "Góp phần bồi dưỡng một số yếu tố đặc trưng của tư
duy sáng tạo lý thuyết đồ thị". Phạm Xuân Chung năm 2001: "Khai thác sách
giáo khoa hình học 10 THPT hiện hành qua một số dạng bài tập điển hình
nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh". Tác giả Bùi Thị Hà -
Đại học Vinh năm 2003, trong luận văn của mình với đề tài: "Phát triển tư
duy sáng tạo cho học sinh phổ thông qua dạy học bài tập nguyên hàm, tích
phân".
Như vậy, việc bồi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo trong hoạt động dạy
học toán được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
2. Năm 2001 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định 11 chuyên đề
bồi dưỡng học sinh giỏi toán thống nhất trong toàn quốc, trong đó có chuyên
đề Phương trình hàm. Như vậy việc dạy học giải toán về phương trình hàm
cho học sinh khá giỏi đang là một nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, cho đến nay
việc triển khai dạy học chủ đề này đang có những khó khăn vì nhiều lý do
như: trong chương trình Toán THPT nội dung này hầu như không được giáo
viên và học sinh quan tâm nhiều có chăng mới chỉ dừng lại ở một vài ví dụ
đơn giản, thiếu tài liệu, sự mới mẻ và độc đáo của dạng toán này, . . .
3. Đối với học sinh, hoạt động giải bài tập toán là một hoạt động cơ
bản và thường xuyên. Hoạt động này có tác dụng phát triển trí tuệ và do vậy
cần được quan tâm nhiều trong dạy học. Chủ đề phương trình hàm tuy còn
mới mẻ đối với học sinh, nhưng để giải phương trình hàm ta không cần dùng
đến những kiến thức vượt quá giới hạn chương trình PTTH mà chủ yếu đòi
hỏi phải có tư duy sáng tạo.Vì vậy chủ đề này chứa đựng tiềm năng phát
triển trí tuệ cho học sinh nếu biết khai thác trong dạy học.
Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài " Góp phần bồi dưỡng
tư duy sáng tạo cho học sinh khá, giỏi thông qua dạy học giải bài tập về chủ
đề phương trình hàm".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích của tiểu luận là nghiên cứu, tìm hiểu một số phương pháp
giải phương trình hàm và định hướng sử dụng trong dạy học nhằm góp phần
bồi dưỡng một số yếu tố tư duy sáng tạo cho học sinh qua dạy học giải bài
tập chủ đề phương trình hàm.
III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
Có thể bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh khá, giỏi qua việc xây
dựng và khai thác một hệ thống các bài tập về chủ đề phương trình hàm.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
1. Tìm hiểu khái niệm và cấu trúc tư duy,tư duy sáng tạo.
2. Xây dựng và định hướng khai thác hệ thống các bài tập phương
trình hàm nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh khá và giỏi.
3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và
hiệu quả của việc dạy học giải bài tập về phương trình hàm trong việc bồi
dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh khá giỏi.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Nghiên cứu lý luận. - Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học môn
toán, tâm lý học, lý luận dạy học môn toán.
- Các sách bài tập toán, các bài viết về chuyên đề Phương trình hàm.
2. Quan sát. Quan sát những khó khăn thường gặp phải ở học sinh
khi giải toán phương trình hàm và tìm ra biện pháp khắc phục.
3. Thực nghiệm sư phạm. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh
giá tính khả thi của đề tài.
VI. CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN.
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Một số phương pháp giải phương trình hàm
và dạy học giải toán PTH
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tư duy
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính, bản chất
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong
hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết (theo tâm lý học đại cương -
Nguyễn Quang Cẩn)
Theo từ điển triết học: "Tư duy, sản phẩm cao nhất của vật chất được
tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, là quá trình phản ánh tích cực thế giới
khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lý luận. Tư duy xuất hiện trong
quá trình hoạt động sản xuất xã hội của con người và đảm bảo phản ánh thực
tại một cách gián tiếp, phát hiện những mối liên hệ hợp quy luật. Tư duy chỉ
tồn tại trong mối liên hệ không thể tách rời khỏi hoạt động lao động và lời
nói, là hoạt động chỉ tiêu biểu cho xã hội loài người cho nên tư duy của con
người được thực hiện trong mối liên hệ chặt chẽ với lời nói và những kết quả
của tư duy được ghi nhận trong ngôn ngữ. Tiêu biểu cho tư duy là những
quá trình như trừu tượng hoá, phân tích và tổng hợp, việc nêu lên là những
vấn đề nhất định và tìm cách giải quyết chung, việc đề xuất những giả thiết,
những ý niệm. Kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là một ý nghĩ nào
đó".
Từ đó ta có thể rút ta những đặc điểm cơ bản của tư duy.
- Tư duy là sản phẩm của bộ não con người và là một quá trình phản
ánh tích cực thế giới khách quan.
- Kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là một ý nghĩ và được thể
hiện qua ngôn ngữ.
- Bản chất của tư duy là ở sự phân biệt, sự tồn tại độc lập của đối
tượng được phản ánh với hình ảnh nhận thức được qua khả năng hoạt động
của con người nhằm phản ánh đối tượng.
- Tư duy là quá trình phát triển năng động và sáng tạo.