Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đc Ôn Tập Hp Thực Hành Vd Ppdh Toán 2022 (Ct) (2).Doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN
THỰC HÀNH VẬN DỤNG PPDH MÔN TOÁN Ở TH
1. Vận dụng các PPDH tích cực vào môn Toán ở TH
1.1. Hãy phân tích định hướng đổi mới PPDH hiện nay. Cho ví dụ về thực hiện định
hướng đó trong dạy học môn Toán ở tiểu học.
1.2. Hãy phân tích các giải pháp (định hướng cụ thể) nhằm đổi mới PPDH hiện nay.
Cho ví dụ về thực hiện các giải pháp đó trong dạy học môn Toán ở tiểu học.
1.3. Anh (chị) hiểu thế nào về PPDH tích cực? Phân tích các đặc điểm của PPDH tích
cực. Cho ví dụ về vận dụng mỗi đặc điểm đó trong DH toán ở tiểu học hiện nay.
1.4. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Bản chất, đặc điểm, quy trình dạy học,
vận dụng vào môn Toán ở tiểu học hiện nay.
1.5. Dạy học kiến tạo: Bản chất, đặc điểm, quy trình dạy học, vận dụng vào môn Toán
ở tiểu học hiện nay.
1.6. Dạy học hợp tác: Bản chất, đặc điểm, quy trình dạy học, vận dụng vào môn Toán
ở tiểu học hiện nay.
2. Thực hành phân tích chương trình môn Toán ở Tiểu học
2.1. Phân tích quan điểm xây dựng, mục tiêu, nội dung cốt lõi của chương trình môn
Toán 2018 ở cấp Tiểu học.
2.2. Hãy phân tích để làm rõ những điểm mới then chốt trong CT môn Toán 2018 ở
cấp Tiểu học.
2.4. Phân tích các yêu cầu cơ bản của phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học theo
hướng phát triển năng lực học sinh. Cho ví dụ cụ thể để minh hoạ.
2.5. Xây dựng kế hoạch dạy học (xác định mục tiêu và thiết kế các hoạt động chủ
yếu) của một bài học trong SGK Toán ở Tiểu học theo hướng phát triển năng lực học
sinh.
B. Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu Hỏi – Đáp về Chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu tập huấn về Hướng dẫn thực hiện Chương
trình môn Toán (trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể), NXB ĐHSP, Hà
Nội.
1
3. Nguyễn Trọng Chiến (2020): Bài giảng Vận dụng phương pháp dạy học toán ở tiểu
học, ĐHSP Huế (Tài liệu lưu hành nội bộ).
4. Nguyễn Trọng Chiến, Nguyễn Hoài Anh (2013): Các phương pháp dạy học phát
huy tính tích cực của HS tiểu học qua môn Toán, NXB ĐHQG, Hà Nội.
5. Dự án Phát triển GVTH (2005): Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu
học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
----------------------------------
2
1.1.Hãy phân tích định hướng đổi mới PPDH hiện nay. Cho ví dụ về thực hiện định
hướng đó trong dạy học môn Toán ở tiểu học.
Trên cơ sở các quan điểm tiếp cận về đổi mới PPDH và thực tiễn giáo dục nước
ta, các nhà giáo dục đã đề xuất những định hướng làm cơ sở cho việc đổi mới PPDH.
Định hướng này cũng đã được thể hiện trong các chủ trương, đường lối phát triển
giáo dục đào tạo của Đảng, Nhà nước và đã được thể chế hoá trong Luật Giáo dục:
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo
của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng
say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáo dục 2005, chương I, điều 5). “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của HS” (Luật
giáo dục 2005, chương II, điều 28).
Như vậy, có thể nói tư tưởng và cũng là mục đích của quá trình đổi mới PPDH
là tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Muốn vậy cần phải thay đổi cách thức dạy
của thầy, thay đổi phương pháp học tập của trò, chuyển từ học tập thụ động sang học
tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từng bước chuyển dần PPDH theo hướng biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học.
Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS có nghĩa là
cần hướng vào việc tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động
tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu, hợp tác.
Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định. Đó
là những hoạt động đã được tiến hành trong quá trình hình thành và vận dụng nội
dung đó. Phát hiện được những hoạt động tiềm tàng trong một nội dung dạy học là
vạch được một con đường để người học chiếm lĩnh nội dung này và đạt được những
mục đích dạy học khác, cũng đồng thời là cụ thể hoá được mục đích dạy học nội dung
đó và chỉ ra được cách kiểm tra xem mục đích dạy học có đạt được hay không và đạt
3
được đến mức độ nào. Quan điểm này thể hiện rõ nét mối liên hệ giữa mục tiêu, nội
dung và PPDH. Nó hoàn toàn phù hợp với luận điểm cơ bản của giáo dục học cho
rằng con người phát triển trong hoạt động và học tập diễn ra trong hoạt động.
1.2. Hãy phân tích các giải pháp (định hướng cụ thể) nhằm đổi mới PPDH hiện nay.
Cho ví dụ về thực hiện các giải pháp đó trong dạy học môn Toán ở tiểu học.
1) Xác lập vị trí chủ thể của người học, bảo đảm phát huy tính tự giác, tích cực,
chủ động và sáng tạo của người học trong quá trình học tập( Câu 1, phần C)
2) Xác lập vai trò mới của người thầy với tư cách là người thiết kế, tổ chức và
hướng dẫn quá trình học tập của học sinh( Câu 2 phần C)
3) Tăng cường dạy cách học, cách tự học thông qua toàn bộ quá trình dạy học
(Câu 3, phần C)
4) Tăng cường tổ chức hoạt động thực hành, rèn luyện kỹ năng vận kiến thức để
giải quyết vấn đề của thực tiễn đời sống
Kết hợp học với hành là một trong những quan điểm giáo dục quan trọng nhất
của Đảng, là truyền thống lâu đời của nhân dân ta và cũng là một trong những kinh
nghiệm quan trọng nhất của loài người trong công tác giáo dục.
Thông qua hoạt động thí nghiệm, thực hành, GV tổ chức hướng dẫn HS kiến tạo
tri thức, rèn luyện kỹ năng theo tinh thần sẵn sàng vận dụng để giải quyết những vấn
đề nảy sinh trong học tập và trong đời sống. Việc tăng cường tổ chức hoạt động thực
hành và vận dụng các kiến thức kỹ năng còn là tiền đề để hình thành những phẩm
chất cần thiết của người lao động mới: tích cực, năng động, sáng tạo, luôn khát khao
vươn tới những đỉnh cao mới.
VD: Mẹ An đi làm may ở công ty. Mỗi tuần mẹ An được nghỉ 1 ngày. Hỏi mỗi
tuần mẹ An đi làm ở công ty bao nhiêu ngày ?
Hoặc: Lớp 1C có 30 bạn. Số bạn lớp 1A bằng số bạn lớp 1C. Hỏi cả hai lớp có
bao nhiêu bạn ?
4
Lớp 1A có ... bạn... lớp 1B...lớp 1C... Hỏi:
Lớp nào có nhiều HS nhất?
Lớp nào có ít HS nhất?
Trong dạy học Toán ở tiểu học, mục tiêu chung của dạy học các bài luyện tập,
thực hành là củng cố các kiến thức mà HS mới chiếm lĩnh được, hình thành các kỹ
năng thực hành, từng bước hệ thống hóa các kiến thức mới học, góp phần phát triển
tư duy và khả năng trình bày, diễn đạt; bước đầu vận dụng các kiến thức kỹ năng đã
học để giải quyết các bài toán có nội dung thực tế. Các bài tập luyện tập, thực hành
thường sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành và
luyện tập trực tiếp đến vận dụng một cách tổng hợp và linh hoạt hơn.
Ví dụ: Với bài tập: Điền số thích hợp vào bảng các số từ 1 đến 100( Lớp 1)
- Mức 1: Học sinh chỉ cần điền đúng các số thích hợp bằng cách nhẩm và điền các
số còn thiếu theo thứ tự đếm từ 1 đến 100.
- Mức 2: HS điền số bất kì dựa vào nhận xét hàng ngang và cột dọc
Ví dụ 1: Với bài tập “Viết tiếp số thích hợp vào chỗ các dấu chấm (…):
a) 14; 21; 28; ...; ... b) 56; 49; 42; ...; ...”,
về nguyên tắc HS chỉ cần chép đề bài vào vở rồi viết tiếp 2 số thích hợp vào chỗ các
dấu chấm để có:
a) 14; 21; 28; 35; 42. b) 56; 49; 42; 35; 28.
5
Nhưng với HS lớp 3, khi viết thêm hai số vào chỗ chấm các em phải tự nhận xét
đặc điểm của mỗi dãy số, từ đó tìm ra quy tắc lập mỗi số tiếp sau và tìm các số đó
(theo quy tắc đã tìm được). Khi chữa bài, GV nên cho HS nêu cách tìm số thích hợp
trong mỗi dãy số và bình luận về mỗi cách tìm số thích hợp đó. Chẳng hạn, có HS chỉ
ghi nhớ các tích trong bảng nhân 7 (7; 14; 21; 28; 35; 42; ...; 70) rồi viết tiếp số còn
thiếu vào chỗ các dấu chấm, nhưng có HS lại nên nhận xét: “Trong dãy số 14; 21;
28; ...; ... kể từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số đứng trước nó cộng với 7, vậy số tiếp
theo sau 28 là 28 + 7 = 35, số đứng sau 35 là 35 + 7 = 42,...”. Cả hai HS đều làm
đúng, nhưng cách làm của HS thứ hai có tính ứng dụng rộng hơn (có thể áp dụng cho
các dãy số tương tự) và thể hiện năng lực nhận xét có tầm khái quát nhất định. Từ
đây, nếu GV cho HS giải các bài tập tương tự, chẳng hạn: “Viết số thích hợp vào chỗ
các dấu chấm: 100; 107; 114; ...; ...” hoặc: “Viết số thích hợp vào chỗ các dấu
chấm: 99; 104; 109; ...; ...” thì HS dễ dàng giải được các bài tập này. Nhưng quan
trọng hơn là thông qua cách giải các bài tập đó sẽ đọng lại ở HS phương pháp học
tập chủ động, sáng tạo và tạo cho các em hứng thú học tập toán.
Ví dụ 2: Khi hướng dẫn HS thực hành giải các bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp
4 (chẳng hạn: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó, tìm hai số khi biết hiệu
và tỉ số của hai số đó) GV nên yêu cầu HS phải tự tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi căn
cứ vào sơ đồ để nhớ lại dạng bài tương tự đã học và nhớ lại cách giải cũng như cách
trình bày bài giải dạng bài tập này. Đồng thời, GV cũng có thể đưa ra một số bài toán
có nội dung gắn liền với thực tiễn học tập và đời sống hàng ngày để rèn luyện cho HS
kỹ năng vận dụng. Cụ thể là:
Bài toán 1: “Tổng của hai số là 96. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.”
(Toán 4, tr. 147). Bằng phương pháp gợi mở - vấn đáp, GV hướng dẫn HS tìm hiểu
bài toán để đi đến bài giải:
Ta có sơ đồ:
6
Từ sơ đồ đoạn thẳng, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Số bé là:
96 : 8 3 = 36
Số lớn là:
96 – 36 = 60
Đáp số: Số bé: 36, số lớn: 60.
Từ cách giải bài toán trên, trong phần luyện tập, GV hướng dẫn HS vận dụng để
giải các bài toán thực tế:
Bài toán 2: Hai kho chứa 125 tấn thóc, trong đó số thóc ở kho thứ nhất bằng
số thóc ở kho thứ hai. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn thóc?
Cách giải bài toán này hoàn toàn tương tự như các giải bài toán mở đầu.
Để tăng cường khả năng thực hành vận dụng của HS, GV có thể đưa ra một số
bài toán nâng dần về độ khó và tính phức tạp để HS luyện tập. Qua đó mà nâng cao
kỹ năng vận dụng của HS.
Bài toán 3: Đội tuyển HS giỏi của một trường tiểu học có 55 em, trong đó số
HS nam bằng số HS nữ. Hỏi đội tuyển đó có bao nhiêu HS nam, bao nhiêu HS nữ?
7
Bài toán 4: Lớp 4A có 46 HS, trong đó số HS giỏi bằng số HS khá, số HS
khá gấp hai lần số HS trung bình, không có HS yếu kém. Tính số HS mỗi loại.
Điều quan trọng là thông qua thực hành giải toán, GV giúp HS thấy được các
bài toán 3 và 4 là sự mở rộng và phát triển của bài toán 1 và 2. Tuy nhiên tất cả đều
có chung cách giải, đó là:
- Biểu diễn mỗi số thành số phần bằng nhau
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tìm giá trị của một phần bằng nhau
- Tìm mỗi số (bằng tích giá trị một phần với số phần).
5) Tăng cường khai thác và sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học
Phương tiện dạy học, tài liệu in ấn và những đồ dụng dạy học đơn giản với các
phương tiện kỹ thuật hiện đại như thiết bị nghe nhìn, máy vi tính, phần mềm, internet,
… giúp thiết lập những tình huống có dụng ý sư phạm, tổ chức hoạt động và giao lưu
của thầy và trò.
Đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), với kỹ thuật đồ
họa nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và
trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường.
Với công nghệ, tri thức có thể tiếp nối trí thông minh của con người, thực hiện các
công việc mang tính chất trí tuệ cao của những chuyên gia lành nghề trên những lĩnh
vực khác nhau, trong môi trường đa phương tiện kết hợp với hình ảnh từ băng video,
camera,… với âm thanh, văn bản, biểu đồ,… được trình bày qua máy tính theo kịch
bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học tập với sự phối hợp của
nhiều giác quan. Với những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với
nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả internet,… có thể được
khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để
HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được
thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
8
Ngày nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã trở thành một mạng lưới rộng
khắp với nội dung và các loại hình phong phú, đa dạng, chất lượng ngày càng cao,
trong đó có nhiều vấn đề có liên quan mật thiết đến chương trình nhà trường, nếu biết
tổ chức sử dụng có hiệu quả sẽ ảnh hưởng tốt đến trình độ nhận thức của HS. Tình
hình trang thiết bị dạy học cho nhà trường và cơ sở vật chất nói chung cũng đang
ngày càng được cải thiện đã tạo điều kiện cần thiết để tăng cường ứng dụng
CNTT&TT vào dạy học.
Vì vậy, việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật trong và ngoài nhà trường đang
cần được đẩy mạnh, tiến hành có hệ thống trong sự phối hợp chặt chẽ với nhau phải
được xem là một hướng quan trọng trong việc đổi mới PPDH.
Như vậy, các nội dung cơ bản về đổi mới PPDH hiện nay là đổi mới cách
dạy của thầy, đổi mới cách học của trò, đổi mới mối quan hệ thầy trò trong dạy
học, tăng cường tổ chức cho HS thực hành, vận dụng, tăng cường sử dụng các
phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học, tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ
và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc trong dạy học. Cụ thể trước mắt, trong mỗi
tiết học cần phải làm cho HS được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn,
thảo luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn.
Tóm lại, về mặt bản chất, đổi mới PPDH Toán là đổi mới cách tiến hành các
PPDH, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai PPDH trên cơ sở khai thác
triệt để ưu điểm của các PPDH truyền thống và vận dụng linh hoạt một số xu hướng
dạy học mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học.
Như vậy mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH là làm thế nào để HS phải thực
sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong
quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cách thức để có được tri thức ấy nhằm
phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.
1.3. Anh (chị) hiểu thế nào về PPDH tích cực? Phân tích các đặc điểm của PPDH tích
cực. Cho ví dụ về vận dụng mỗi đặc điểm đó trong DH toán ở tiểu học hiện nay.
a. Thế nào là phương pháp dạy học tích cực?
9