Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đc cuối kì 2 lớp 8
MIỄN PHÍ
Số trang
10
Kích thước
122.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1569

Đc cuối kì 2 lớp 8

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

KHI CON TU HÚ

I. Kiến thức cơ bản

1. Tác giả: Tố Hữu

2. Tác phẩm

- HCST: Bài thơ sáng tác năm 1939, tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả vừa bị bắt giam.

- Xuất xứ: In trong tập “Từ ấy” (1937 – 1946) – Thuộc phần 2: “Xiềng xích”.

- Nội dung – Nghệ thuật:

+ ND: Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trong

cảnh tù đày

+ Nghệ thuật:

 Thể thơ lục bát giản dị, thiết tha, uyển chuyển, cách ngắt nhịp sáng tạo.

 Miêu tả âm thanh khơi nguồn cảm xúc.

 Giọng thơ tự nhiên, khi tươi sáng, khoáng đạt, khi dằn vặt, sôi trào.

 Hình ảnh hoán dụ, từ ngữ biểu cảm, động từ hành động mạnh.

- Nhan đề:

+ Nhan đề bài thơ Khi con tu hú chỉ là thành phần phụ trạng ngữ của câu gợi ra thời điểm được

nói đến trong bài thơ.

+ Dựa vào nội dung bài thơ ta có thể hiểu: Khi con tu hú gọi bầy là lúc hè về khiến người tù

cách mạng có tâm hồn trẻ trung, ưa hoạt động, yêu cuộc sống tự do cảm thấy ngột ngạt, bức

bối, muốn đạp tan tù ngục trở về với cuộc sống tự do

=> Nhan đề đã gây ấn tượng, gợi tò mò cho người đọc.

II. Phân tích

1. Tâm trạng người tù:

- Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi bị giam cầm được nhà thơ Tố Hữu bộc lộ trực

tiếp trong khổ cuối bài thơ “Khi con tu hú”.

- Đó là một tâm hồn yêu cuộc sống, khát khao tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách

mạng.

- Với giọng điệu cảm thán, cách ngắt nhịp bất thường (Mà chân muốn đạp tan phòng / hè ôi -

Ngột làm sao / chết uất thôi), các từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao) đã gợi cảm giác bức bối

của người chiến sĩ cách mạng.

- Tiếp đó là những từ ngữ diễn tả động tác mạnh (đạp tan phòng, chết uất) thể hiện trạng thái

uất ức đến cao độ của nhân vật trữ tình.

- Trạng thái ấy chính là tâm trạng đau khổ, là niềm khát khao tự do đến cháy bỏng của người

cách mạng chốn lao tù. Sự đối lập quá khứ (ở bên ngoài) với hiện tại (trong tù ngục) càng làm

nổi bật cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục để trở về

với c/s tự do.

- Đặc biệt, ở câu thơ cuối, tiếng tu hú một lần nữa xuất hiện nhưng hoàn toàn đối lập với âm

thanh sôi động tươi vui ban đầu.

- Phải chăng âm thanh đó như càng khơi sâu thêm tâm trạng u uất, nôn nóng, khắc khoải, khổ

đau của người tù cách mạng trẻ tuổi?

- Phải là một người có tâm hồn yêu cuộc sống, khát khao tự do đến cháy bỏng thì người chiến sĩ

cách mạng mới có những cảm xúc như thế.

2. Bức tranh khung cảnh ngày hè trong tâm tưởng của tác giả:

- Khung cảnh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ “ Khi con tu hú” được mở đầu bằng âm thanh

tiếng chim tu hú gọi bầy

- Tiếp theo là dàn hợp xướng âm thanh của tiếng ve, tiếng sáo diều vi vu...

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!