Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

dạy tốt môn toán 3
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1.Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
MÔN TOÁN 3 NỘI DUNG THAY SÁCH
2. Đặt vấn đề:
Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên của chúng ta đã có những nỗ
lực rất lớn, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo đạt được những kết
quả rất to lớn. Tuy vậy, vẫn còn một số vấn đề còn trăn trở, trong đó đáng
quan tâm nhất là việc vận dụng và đổi mới các phương pháp dạy học của từng
giáo viên, từng nơi, từng lúc chưa được linh hoạt, chưa được phù hợp. Theo
học tập chuyên môn, muốn nâng cao chất lượng dạy học thì nhất thiết phải
đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học đối
với môn Toán nói riêng.
Phương pháp chung dạy học Toán theo định hướng đổi mới phương
pháp, là dạy học dựa trên hoạt động tích cực của học sinh. Việc hình thành
kiến thức và kỹ năng Toán cho học sinh chủ yếu bằng con đường học tập. Vì
vậy giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho mọi học sinh hoạt
động để vươn lên, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức
mới. Thường xuyên gắn việc học với thực hành, vận dụng, liên hệ giải quyết
những vấn đề có trong cuộc sống liên quan tới bài học. Khi tổ chức các hoạt
động học tập giáo viên không được nói thay những gì học sinh đã biết, không
được làm thay những gì học sinh có thể làm được. Tôn trọng mọi sáng kiến
của học sinh, tránh áp đặt một chiều theo chủ quan của giáo viên. Chú ý dạy
học cá nhân, thường xuyên quan tâm giúp đỡ các em chậm tiến.
3. Cơ sở lý luận:
Để thực hiện được những vấn đề vừa nêu trên, bản thân mỗi giáo viên
cần phải tích cực học tập và đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, vấn đề
này nói thì nghe chừng đơn giản, nhưng trong thực tế việc làm này không
phải dễ dàng và không phải ai cũng thực hiện có hiệu quả.
Riêng bản thân tôi với quan điểm: “Lấy học sinh làm trung tâm”; “Phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”, v.v..Tôi cũng đã cố gắng
suy nghĩ để tìm ra cách tổ chức tốt nhất các hoạt động dạy học trên lớp, thế
nhưng việc phát huy tính tích cực, chủ động ở học sinh cũng chỉ tập trung ở
đối tượng học sinh khá, giỏi, còn một số học sinh trung bình và yếu thì mức
độ tiến bộ còn rất khiêm tốn, các em vẫn còn thụ động, ít tham gia hoạt động,
rụt rè, không dám phát biểu hay trình bày ý kiến của mình trước lớp.
4. Cơ sở thực tiễn:
Từ thực tế đó, trên cơ sở tiếp thu, học tập nội dung chương trình sách
giáo khoa mới và việc đổi mới phương pháp dạy học ở các bộ môn, bản thân
1