Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đẩy Mạnh Chuyển Dịch Cơ Cấu Lao Động Nông Thôn Theo Hướng Nâng Cao Thu Nhập Trên Địa Bàn Huyện Đà Bắc Tỉnh Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
136
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1870

Đẩy Mạnh Chuyển Dịch Cơ Cấu Lao Động Nông Thôn Theo Hướng Nâng Cao Thu Nhập Trên Địa Bàn Huyện Đà Bắc Tỉnh Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HOÀNG THỊ LAN

ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG

THÔN THEO HƯỚNG NÂNG CAO THU NHẬP TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ HẢI NINH

Hà Nội, 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2021

Người cam đoan

Hoàng Thị Lan

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian cố gắng tập trung nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn

thành bản luận văn tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Lâm

nghiệp Việt Nam.

Có được kết quả này, trước hết cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến

tập thể các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong

thời gian tôi được học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin được trân trọng cảm ơn

Tiến sỹ Nguyễn Thị Hải Ninh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn

thành bản luận văn này.

Tôi xin được cảm ơn các cơ quan, phòng ban của huyện Đà Bắc đã tạo

điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tài liệu và cung cấp cho tôi

các thông tin liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn như: Chi cục

Thống kê; Phòng Lao động - Thương Binh và xã hội; Phòng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn; Phòng Tài chính - Kế hoạch; phòng Tài nguyên và Môi

trường; Văn phòng UBND huyện Đà Bắc; Hạt Kiểm lâm huyện Đà Bắc;

UBND các xã, thị trấn; Hội Nông dân và doanh nghiệp. Đồng thời, tôi xin gửi

lời cảm ơn tới các anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp đã nhận xét, đóng góp ý

kiến giúp tôi.

Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng nghiên cứu rất nhiều, song không tránh khỏi

thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô

giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2021

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Lan

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ..................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................ix

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO HƯỚNG NÂNG CAO THU

NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN..................................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ..................... 5

1.1.1. Một số khái niệm có liên quan ....................................................... 5

1.1.2. Đặc điểm của chuyển dịch cơ cấu lao động và mối quan hệ giữa

chuyển dịch cơ cấu lao động với nâng cao thu nhập cho lao động ....... 14

1.1.3. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn................. 20

1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng

nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn........................................... 22

1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng

nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn................................................. 27

1.2.1. Chính sách cho mục tiêu cho phát triển kinh tế của địa phương . 27

1.2.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng

nâng cao thu nhập ở một số địa phương ................................................ 28

1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà

Bình ......................................................................................................... 30

1.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ..................... 31

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........35

iv

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Đà Bắc .................................................... 35

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên..................................................... 35

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 38

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện

Đà Bắc ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ nông thôn .......................... 45

2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 46

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát............................. 46

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.......................................... 46

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................ 50

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ...................... 50

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 52

3.1. Thực trạng lao động nông thôn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình ........... 52

3.1.1. Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi lao động ..................... 52

3.1.2. Cơ cấu lao động theo khu vực ...................................................... 53

3.1.3. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn.................................. 54

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng nâng

cao thu nhập trên địa bàn huyện Đà Bắc..................................................... 56

3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo ngành và nội bộ

ngành....................................................................................................... 56

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo vùng...................... 61

3.2.3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ

cấu lao động nông thôn theo ngành, nội bộ, theo vùng, theo thành phần

kinh tế ...................................................................................................... 63

3.2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn của các hộ

điều tra .................................................................................................... 73

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo

hướng nâng cao thu nhập ............................................................................ 88

3.3.1. Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm của bản thân cá nhân người

v

chuyển dịch............................................................................................... 88

3.3.2. Nhóm yếu tố về đặc điểm của hộ gia đình của người lao động.... 89

3.3.3. Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm của địa phương.................. 90

3.3.4. Yếu tố vị trí địa lý, địa hình........................................................... 93

3.4. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng

nâng cao thu nhập trên địa bàn huyện Đà Bắc............................................ 93

3.4.1. Những kết quả đạt được................................................................ 93

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế.................................................................. 95

3.4.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế ....................................................... 95

3.5. Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo

hướng nâng cao thu nhập trên địa bàn huyện Đà Bắc ................................ 96

3.5.1. Quan điểm và phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông

thôn.......................................................................................................... 96

3.5.2. Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo

hướng tăng thu nhập trên địa bàn huyện Đà Bắc................................... 97

KẾT LUẬN.................................................................................................. 109

TÀI LIỆU KHAM KHẢO.......................................................................... 110

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Viết đầy đủ

CCLĐ Cơ cấu lao động

CDCCLĐ Chuyển dịch cơ cấu lao động

CDCDLĐNT Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

CMKT Chuyên môn kỹ thuật

CN Công nghiệp

CNH - HĐH Công nghiệp hoá

CTV Cộng tác viên

DV Dịch vụ

ĐVT Đơn vị tính

GTSX Giá trị sản xuất

GDP Tổng thu nhập quốc nội

HĐH Hiện đại hoá

KCN Khu công nghiệp

KHCN Khoa học công nghệ

LĐ Lao động

NN Nông nghiệp

NLN Nông lâm nghiệp

PNN Phi nông nghiệp

TM Thương mại

TP Thành phố

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

TPKT Thành phần kinh tế

UBND Uỷ ban nhân dân

XD Xây dựng

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất của huyện Đà Bắc năm 2019.................... 37

Bảng 2.2. Dân số huyện Đà Bắc ..................................................................... 39

Biểu đồ 2.1. Tình trạng dân số trong độ tuổi đi học phổ thông năm 2019 của

huyện Đà Bắc .................................................................................................. 41

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành huyện Đà Bắc................. 43

Bảng 2.4 Cơ cấu mẫu khảo sát........................................................................ 48

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động theo giới tính huyện Đà Bắc................................ 52

Bảng 3.2. Cơ cấu lao động theo khu vực của huyện Đà Bắc.......................... 54

Bảng 3.3. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của huyện Đà Bắc ..... 54

Bảng 3.4. Quy mô và CCLĐ theo ngành kinh tế huyện Đà Bắc .................... 56

Bảng 3.5. Quy mô và cơ cấu lao động nội bộ ngành nông lâm nghiệp huyện

Đà Bắc ............................................................................................................. 58

Bảng 3.6. Lao động và cơ cấu lao động nội bộ............................................... 59

ngành công nghiệp - xây dựng........................................................................ 59

Bảng 3.7. Lao động và CCLĐ nội bộ ngành TM - DV huyện Đà Bắc........... 60

Bảng 3.8. Quy mô và cơ cấu lao động theo vùng huyện Đà Bắc ................... 62

Bảng 3.9. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................ 64

và cơ cấu lao động theo ngành........................................................................ 65

Bảng 3.10. Mối quan hệ cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ........................... 66

nội bộ ngành nông lâm nghiệp........................................................................ 67

Bảng 3.11. Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và CCLĐ.................................. 68

nội bộ ngành CN - XD ................................................................................... 69

Bảng 3.12. Mối quan hệ giữa CCKT và CCLĐ nội bộ................................... 70

ngành thương mại - dịch vụ ............................................................................ 70

Bảng: 3.13. Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và CCLĐ theo vùng................ 71

Bảng 3.14. Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ................... 72

viii

theo thành phần kinh tế ................................................................................... 72

Bảng 3.15. Cơ cấu trình độ chuyên môn của người lao động điều tra ........... 75

Bảng 3.16. Tính chất thu nhập ........................................................................ 77

Bảng 3.17. Chuyển dịch trình độ CMKT trong các hộ điều tra...................... 78

Bảng 3.18. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các hộ điều tra ...................... 79

Bảng 3.19. Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của các hộ điều tra.................... 80

Bảng 3.20. Cơ cấu lao động theo ngành nghề của các hộ điều tra ................. 81

Bảng 3.21. Cơ cấu thời gian theo ngành nghề của các hộ điều tra ................. 81

Bảng 3.22. Thu nhập và cơ cấu thu nhập theo ngành nghề của các hộ điều tra

......................................................................................................................... 86

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cung lao động trong nông nghiệp................................................... 19

Hình 1.2. Sự chuyển dịch lao động trong nông nghiệp .................................. 19

Hình 3.1. Biểu đồ nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra ........................... 74

Hình 3.2. Cơ cấu trình độ học vấn hộ điều tra ................................................ 74

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nông thôn Việt nam có nguồn lao động dồi dào, tiềm năng là nơi cung

cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khu công

nghiệp. Thế nhưng, tồn tại một thực tế đối với lao động nông thôn hiện nay là

thị trường lao động tại khu vực này chưa thực sự phát triển, nó còn phân

mảng, phân tán và sơ khai. Bản thân lao động nông thôn chưa có cơ hội phát

huy khả năng cống hiến của mình cho sự nghiệp phát triển nông thôn. Đây là

thách thức lớn đối với chính lao động nông thôn (LĐNT) cũng như các nhà

làm chính sách trước yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. Giải

pháp nào giúp cho người LĐNT có cơ hội hội nhập được với thế giới việc

làm, vừa đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động, vừa đáp ứng yêu cầu

nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển nông

thôn bền vững.

Trên thực tế hiện nay, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động

(CDCCLĐ) của nước ta bộc lộ rất nhiều hạn chế: Quá trình chuyển dịch chưa

bền vững cả về việc làm, thu nhập, vị thế, điều kiện làm việc và an sinh xã

hội; hầu hết lao động nông nghiệp, nông thôn vẫn thuộc khu vực phi chính

thức chịu nhiều rủi ro và dễ bị tổn thương, đặc biệt lao động di cư gặp rất

nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hội nhập với dân bản

địa trong quá trình di cư nông thôn - thành thị.

Tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất - đời sống

và công nghiệp chế biến còn khiêm tốn chưa tương xứng với vai trò thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Kinh tế nông thôn vẫn cơ bản là nông

nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, kinh tế hàng hóa chưa phát triển,

ở các vùng sâu, vùng xa kinh tế tự cung tự cấp vẫn là phổ biến.

2

Tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng khu vực nông nghiệp,

nông thôn không thúc đẩy tăng trưởng tương ứng việc làm ở nông thôn; lao

động tiếp tục bị dồn nén trong nông nghiệp năng suất thấp.

Huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình là một huyện miền núi, các điều kiện

về kinh tế, cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội … còn nhiều hạn chế, trình độ lao

động không đồng đều, thu nhập của lao động còn rất thấp. Do vậy, kinh tế

của huyện kém phát triển, dịch chuyển cơ cấu kinh tế của huyện diễn ra

chậm qua ba năm gần đây (ngành nông nghiệp giảm từ 37% xuống còn

36,3%; Công nghiệp – xây dựng tăng từ 20,3% lên 20,6% và ngành thương

mại dịch vụ tăng từ 42,7 lên 43,1% (UBND huyện Đà Bắc). Để thúc đẩy

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ nhanh, phù hợp với đặc thù

của địa phương, nhất thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động trong các

ngành kinh tế của huyện.

Hiện nay, tiến trình đô thị hoá đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Hoà Bình

nói chung huyện Đà Bắc nói riêng khá nhanh và mạnh mẽ. Quá trình đô thị

hoá không những tác động đến đời sống của người nông dân, mà còn tác động

đến cả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung

và tỉnh Hoà Bình nói riêng, huyện Đà Bắc cần có cơ cấu lao động hợp lý giữa

ngành nghề, vùng, các thành phần kinh tế, để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư

nhằm phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho LĐNT góp phần xoá đói

giảm nghèo cho người dân địa phương.

Vì vậy, việc phân tích hiện trạng, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá

trình CDCCLĐ; từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy quá trình

CDCCLĐ theo hướng nâng cao thu nhập cho LĐNT huyện Đà Bắc là vấn đề

khá cấp bách hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, em chọn đề tài nghiên

cứu luận văn Thạc sỹ với tên đề tài: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao

động nông thôn theo hướng nâng cao thu nhập trên địa bàn huyện Đà Bắc,

tỉnh Hòa Bình”.

3

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng nâng cao

thu nhập cho LĐNT trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất

giải pháp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng nâng

cao thu nhập cho LĐNT trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

2.2. Mục tiêu cụ thể

+ Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về CDCC

LĐNT theo hướng nâng cao thu nhập cho LĐNT.

+ Đánh giá thực trạng CDCC LĐNT theo hướng nâng cao thu nhập cho

LĐNT của huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CDCC LĐNT theo hướng nâng

cao thu nhập cho LĐNT của huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình

CDCCLĐ theo hướng nâng cao thu nhập cho LĐNT trên địa bàn nghiên cứu

trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng CDCC LĐNT theo hướng nâng cao

thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Thực trạng cơ cấu lao động và CDCC LĐNT

qua 3 năm 2018 - 2020 trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình; Các yếu tố

ảnh hưởng đến CDCC LĐNT theo hướng nâng cao thu nhập cho LĐNT của

huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình; Một số giải pháp chủ yếu góp phần thúc đẩy

quá trình CDCCLĐ theo hướng nâng cao thu nhập cho LĐNT trên địa bàn nghiên

cứu trong thời gian tới.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!