Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN DANH HÙNG
DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH
LỚP 5 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN DANH HÙNG
DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH
LỚP 5 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 8 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ LỆ TÂM
THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp
theo định hướng phát triển năng lực” là công trình nghiên cứu của riêng mình
và không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kì công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong đề tài đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Danh Hùng
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Đặng Thị Lệ
Tâm, người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo trong
khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại đây.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của các thầy cô giáo
và các em học sinh trường Tiểu học Đình Bảng 1 - thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh;
trường Tiểu học Đội Cấn - thành phố Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm sư phạm.
Để hoàn thành luận văn: “Dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 theo
định hướng phát triển năng lực” chúng tôi đã sử dụng, kế thừa có chọn lọc các
nghiện cứu của các tác giả đi trước, đồng thời nhận được rất nhiều sự quan tâm
chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của bạn bè, người thân đã động viên tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đến nay luận văn của tôi đã hoàn thành.
Do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không tránh
khỏi những sơ suất và thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp, bổ
sung của thầy, cô giáo và các bạn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe, thành công tới quý thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Danh Hùng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................7
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................7
5. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................7
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................7
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................7
8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................8
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................9
1.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................9
1.1.1. Từ Hán Việt ...............................................................................................9
1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực .........................................17
1.1.3. Vai trò của từ Hán Việt............................................................................23
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................27
1.2.1. Mục tiêu và nội dung dạy học từ Hán Việt trong chương trình Tiếng
Việt lớp 5 ...........................................................................................................27
1.2.2. Khảo sát từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 .................29
1.2.3. Thực trạng dạy và học từ Hán Việt .........................................................35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................................40
iv
Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH
LỚP 5 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.......................41
2.1. Nguyên tắc dạy học từ Hán Việt cho HS tiểu học theo định hướng
phát triển năng lực .............................................................................................41
2.1.1. Dạy học theo mục tiêu của môn Tiếng Việt............................................41
2.1.2. Dạy học theo định hướng tích hợp ..........................................................43
2.1.3. Dạy học theo định hướng giao tiếp .........................................................45
2.1.4. Dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 5 .....................47
2.2. Tổ chức dạy học từ Hán Việt trong môn Tiếng Việt lớp 5 theo định
hướng phát triển năng lực..................................................................................49
2.2.1. Phát triển năng lực giao tiếp....................................................................49
2.2.2. Phát triển năng lực hợp tác ......................................................................55
2.2.3. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề ......................................................60
2.2.4. Phát triển năng lực sáng tạo.....................................................................65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................71
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC......................................................................................................72
3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................72
3.2. Đối tượng thực nghiệm...............................................................................72
3.3. Nội dung thực nghiệm................................................................................73
3.4. Phương pháp thực nghiệm..........................................................................73
3.5. Kết quả thực nghiệm...................................................................................80
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................86
PHỤ LỤC ...........................................................................................................1
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC : Đối chứng
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
NXB GD : Nhà xuất bản Giáo dục
SGK : Sách giáo khoa
SL : Số lượng
TN : Thực nghiệm
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Khảo sát từ Hán Việt Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5..................30
Bảng 1.2: Khảo sát từ loại Hán Việt Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5...........30
Bảng 1.3: Thống kê tổng số phiếu đúng trong 10 câu đầu..............................39
Bảng 1.4: Thống kê tổng số phiếu đúng trong 10 câu sau ..............................39
Bảng 3.1: Đối tượng thực nghiệm và đối chứng .............................................73
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra thực nghiệm lớp 5................................................80
Bảng 3.3: Đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng lớp 5 .........................81
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ở bất cứ thời đại nào, giáo dục luôn được nhà nước và nhân dân quan
tâm nhất. Giáo dục tiểu học là bậc học quan trọng đối với từng học sinh và cũng
là những người chủ tương lai của dân tộc. Vì vậy, giáo dục tiểu học luôn được
nhà nước quan tâm và ủng hộ để phục vụ tốt nhất cho việc dạy - học của giáo
viên và học sinh.
Trong chương trình giáo dục tiểu học, môn Tiếng Việt là một trong những
môn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Môn học này trang bị
cho học sinh kiến thức về ngôn ngữ học như: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng,… qua
các phân môn của môn Tiếng Việt. Qua đó bồi dưỡng thêm cho học sinh tình
yêu với tiếng Việt và yêu thích môn học, đồng thời cũng giúp học sinh hiểu đúng
về tiếng Việt. Môn Tiếng Việt giúp cho học sinh phát triển ngôn ngữ và tác động
trực tiếp đến đời sống của các em cũng như việc phát triển tư duy của học sinh,
giúp giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức,… cho học sinh một cách đúng đắn
nhất. Trong đó, sự đóng góp của từ Hán Việt đã giúp học sinh có vốn từ vựng
phong phú, đa dạng, tinh tế và trang nhã hơn. Từ Hán Việt đã giúp cho tiếng Việt
trở nên giàu có, chuẩn xác, uyển chuyển, giúp sự diễn đạt trong giao tiếp, trong
đời sống xã hội của con người lịch sự và văn hóa hơn.
1.2. Dạy học từ Hán Việt cho học sinh tiểu học là vấn đề được đông đảo
các nhà nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu. Trong cuộc sống, việc sử dụng từ
Hán Việt là rất phổ biến nhưng trong cách sử dụng vẫn còn nhầm lẫn, sai sót,
dùng không đúng nghĩa của từ. Ngay cả trên các kênh truyền thông, thông tin đại
chúng ta vẫn thấy xuất hiện lỗi sai về cách sử dụng từ Hán Việt. Vai trò của từ
Hán Việt rất to lớn nhưng việc sử dụng và tiếp nhận thì còn nhiều điều phức tạp
và khó khăn. Thực tế việc dạy học từ Hán Việt ở trường tiểu học cũng đã đạt
được những hiệu quả nhất định nhưng giáo viên vẫn còn lúng túng về phương
pháp dạy học từ Hán Việt, học sinh vẫn còn gặp khó khăn trong việc vận dụng
2
từ Hán Việt vào trong giao tiếp. Từ Hán Việt còn giúp học sinh hiểu và cảm thụ
tốt hơn các loại văn bản, vận dụng thích hợp trong việc viết văn, viết văn bản. Vì
vậy việc dạy học từ Hán Việt cho học sinh tiểu học cần được coi là một nhiệm
vụ quan trọng.
Việc dạy học từ Hán Việt cho học sinh tiểu học là điều cấp thiết và cần được
nghiên cứu nhiều hơn. Đối với học sinh tiểu học, việc học tập từ Hán Việt phải là
một quá trình tích lũy lâu dài và cần có phương pháp tiếp cận khoa học. Do vậy
việc mở rộng vốn từ và nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ của từ vựng tiếng Việt và
nghĩa của từ Hán Việt là điều cần thiết của cả người dạy và người học.
1.3. Ở tiểu học, một trong những mục tiêu của Tiếng Việt là cung cấp cho
học sinh kiến thức sơ giản về tiếng Việt, trong đó cung cấp vốn từ là mục tiêu
quan trọng. Ngay từ lớp 1, từ Hán Việt đã được xuất hiện trong các bài học vần,
tập đọc,… Trong chương trình tiểu học có những bài tập dạy về từ Hán Việt,
những dạng bài này thường xuất hiện trong phân môn Luyện từ và câu, đến lớp
bốn và lớp năm thì được dạy thành cách bài cụ thể. Vì đối với học sinh lớp 5, các
em là học sinh cuối cấp nên cần phải cung cấp và trau dồi về vốn từ cho các em,
giúp các em có hành trang để bước tiếp lên cấp học cao hơn. Từ Hán Việt với sự
phức tạp của nó đã khiến học sinh khá bỡ ngỡ và lúng túng khi tiếp nhận và sử
dụng. Vấn đề này làm cho việc dạy và học từ Hán Việt ở lớp 5 chưa có hiệu quả
cao. Đây cũng là vấn đề cấp thiết cần phải nghiên cứu và có những phương pháp
mới phù hợp với dạy từ Hán Việt cho học sinh lớp 5, để giúp các em tiếp cận và
sử dụng từ Hán Việt dễ dàng và hiệu quả hơn.
1.4. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực được xem là một nội
dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề,
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy học theo phương
pháp này thì học sinh có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi giáo viên
phải có phẩm chất, kĩ năng sư phạm, năng lực giảng dạy cao hơn trước đây, kiến