Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học phương trình   bất phương trình mũ và lôgarit chương trình giải tích lớp 12  ban cơ bản theo
MIỄN PHÍ
Số trang
27
Kích thước
544.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1403

Dạy học phương trình bất phương trình mũ và lôgarit chương trình giải tích lớp 12 ban cơ bản theo

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Dạy học phương trình - bất phương trình mũ và

lôgarit chương trình Giải tích lớp 12- Ban cơ bản

theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học

sinh

Phạm Thị Bích Thảo

Trường Đại học Giáo dục

Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học phương trình-bất phương

trình mũ và loogarit chương trình giải tích lớp 12-ban cơ bản. Thiết kế một số giáo án

dạy học phương trình - bất phương trình mũ và lôgarit bằng PPDH theo hướng tích cực

hoá hoạt động của học sinh. Tiến hành thưc̣ nghiêṃ sư phaṃ đ ể đánh giá tính khả thi

của đề tài.

Keywords: Toán học; Bất phương trình mũ; Phương trình mũ; Logarit; Giải tích;

Phương pháp giảng dạy

Content

1. Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH - HĐH với mục tiêu đến năm 2020 Việt

Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản chuyển thành nước công nghiệp, hội nhập với

cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định của công cuộc CNH - HĐH và hội nhập quốc tế là con

người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt

bằng dân trí được nâng cao. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ X của Ban chấp hành Trung Ương

Đảng Cộng sản khoá IX khẳng định: “…ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy

và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học… Phát huy khả năng sáng

tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh…”. Điều 28 Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo

dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp

với đặc điểm của từng môn học, lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc

theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem

lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh…”.

Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố trong một hệ thống bao gồm: Mục

tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, PPDH, thầy và hoạt động của thầy, trò và hoạt động của trò,

môi trường giáo dục… Trong đó PPDH là thành tố trung tâm. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT

Nguyễn Vinh Hiển: “Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học

là yếu tố có thể coi là xương sống của đổi mới giáo dục phổ thông”. PPDH hiện nay không

thể tiếp tục truyền thụ từ việc áp đặt một chiều từ người dạy mà phải sử dụng PPDH tích cực,

phát huy tính tích cực của học sinh. Đổi mới PPDH còn được gọi là “Dạy học hướng vào

người học” hay “Dạy học lấy người học làm trung tâm”.

Xác định tầm quan trọng của PPDH đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, rất

nhiều dự án giáo dục đã coi việc đầu tư cho bồi dưỡng tập huấn đổi mới PPDH, đầu tư trang

thiết bị dạy học hiện đại là một hoạt động ưu tiên. Đổi mới PPDH đã được đưa lên tầm chỉ

đạo, quản lý của Chính phủ, điều này cho thấy sự cấp bách của công tác này. Như vậy, việc

đổi mới PPDH không chỉ còn là việc của riêng giáo viên mà phải trở thành nhiệm vụ trọng

tâm của tất cả các cấp quản lý từ trung ương tới địa phương. Đổi mới PPDH còn nhận được

sự cộng hưởng tích cực từ cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức,

tự học và sáng tạo” được phát động vào năm học 2007-2008. Cũng trong năm học này, Phó

Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân đã trực tiếp phát động phong trào thi

đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có một nội dung rất quan

trọng là dạy và học hiệu quả thông qua đổi mới PPDH của giáo viên và phương pháp học tập

của học sinh. Ở trường THPT hiện nay, phong trào đổi mới PPDH môn Toán diễn ra rất mạnh

mẽ, rất nhiều giáo viên đã nghiên cứu và áp dụng các PPDH tích cực. Nhìn chung cách dạy

môn Toán bậc THPT đã có nhiều biến chuyển tích cực nhưng vẫn còn nhiều nghiên cứu cần

được tiếp tục. Chẳng hạn, giảng dạy về “Phương trình - bất phương trình mũ và lôgarit” (Giải

tích 12). Đây là nội dung học sinh khó vận dụng, các dạng bài tập phong phú, cách giải đa

dạng. Với những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu:

“Dạy học phương trình - bất phương trình mũ và lôgarit chương trình Giải tích lớp

12- Ban cơ bản theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”.

2. Lịch sử nghiên cứu

Tư tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của người học, xem người học là chủ

thể của quá trình nhận thức đã có từ lâu. Ở thế kỷ XVII, A.Komenxki đã viết: “Giáo dục có

mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách… hãy tìm

ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, HS học nhiều hơn”. Tư tưởng này bắt đầu rõ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!