Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học công nghệ sinh học "Nuôi trồng nấm sò" theo mô hình trường học gắn với thực tiễn ở Lào Cai
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
788

Dạy học công nghệ sinh học "Nuôi trồng nấm sò" theo mô hình trường học gắn với thực tiễn ở Lào Cai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HẠNH

DẠY HỌC CÔNG NGHỆ SINH HỌC

"NUÔI TRỒNG NẤM SÒ" THEO MÔ HÌNH

TRƯỜNG HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở

LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HẠNH

DẠY HỌC CÔNG NGHỆ SINH HỌC

"NUÔI TRỒNG NẤM SÒ" THEO MÔ HÌNH

TRƯỜNG HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở

LÀO CAI

Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học

Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Văn Hưng

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin xam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của TS. Ngô Văn Hưng. Các tài liệu trích dẫn trong luận văn đều có

nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực

và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019

Tác giả

NGUYỄN THỊ HẠNH

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên

ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học tại khoa Sinh học -

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ,

giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình!

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến T.S Ngô Văn Hưng,

người thầy đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các thầy cô

giáo trong Ban chủ nhiệm khoa, các thầy, cô giáo thuộc khoa Sinh học, Phòng

Đào tạo - Trường Đại học Sư Phạm - ĐH Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và học

sinh Trường THPT số 1 Bảo Thắng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình

nghiên cứu thực nghiệm để hoàn thành luận văn.

Trong quá trình thực hiện luận văn không thể không tránh khỏi những

thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy

cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè và đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 09 tháng 9 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Hạnh

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ........................................................................................................ i

Lời cảm ơn...........................................................................................................ii

Mục lục ...............................................................................................................iii

Bảng chữ viết tắt................................................................................................. iv

Danh mục các bảng.............................................................................................. v

Danh mục các hình ............................................................................................. vi

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1

2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 5

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................ 5

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học.................................................... 5

5. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 6

6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6

7. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 8

8. Luận điểm đưa ra bảo vệ ................................................................................. 9

9. Cấu trúc luận văn............................................................................................. 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................... 10

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về mô hình trường học gắn với thực tiễn..... 10

1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 10

1.1.2. Tại Việt Nam ........................................................................................... 15

1.2. Cơ sở lí luận................................................................................................ 22

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về nghề, nghề phổ thông................................. 22

1.2.2. Lý thuyết về hướng nghiệp và GDHN .................................................... 23

1.2.3. Mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh

của địa phương................................................................................................... 26

iv

1.3. Cơ sở đề xuất dạy nghề “Nuôi trồng Nấm sò” tại trường THPT số 1

Bảo Thắng, Lào Cai........................................................................................... 33

1.4. Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 35

1.4.1. Mục đích khảo sát.................................................................................... 35

1.4.2. Đối tượng, địa bàn khảo sát ..................................................................... 36

1.4.3. Nội dung khảo sát .................................................................................... 36

1.4.4. Phương pháp khảo sát.............................................................................. 36

1.4.5. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 36

Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 40

Chương 2: DẠY HỌC CÔNG NGHỆ SINH HỌC "NUÔI TRỒNG

NẤM SÒ" THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN . 41

Ở LÀO CAI...................................................................................................... 41

2.1. Xây dựng tài liệu chuyên đề "Nuôi trồng nấm sò" ở trường THPT số 1

Bảo Thắng, Lào Cai........................................................................................... 41

2.1.1. Phân tích chương trình môn nghề của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Lào Cai... 41

2.1.2. Các bước thực hiện xây dựng tài liệu "Nuôi trồng nấm sò".................... 41

2.2. Giới thiệu cấu trúc nội dung phần “Nuôi trồng Nấm Sò” .......................... 43

2.2.1. Cấu trúc nội dung nuôi trồng nấm sò ...................................................... 43

2.2.2. Nội dung và các yêu cầu cần đạt phần “Nuôi trồng Nấm sò”................. 46

2.3. Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề của tài liệu dạy nghề "Nuôi

trồng Nấm sò".................................................................................................... 49

2.3.1. Nguyên tắc xây dựng chủ đề dạy học...................................................... 49

2.3.2. Quy trình thiết kế một chủ đề .................................................................. 51

2.3.3. Ví dụ minh họa ........................................................................................ 59

Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 63

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 64

3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................ 64

3.2. Nội dung thực nghiệm................................................................................ 64

v

3.3. Phương pháp thực nghiệm.......................................................................... 64

3.3.1. Chọn trường, lớp thực nghiệm ................................................................ 64

3.3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ............................................................. 64

3.4. Phân tích kết quả học tập của học sinh....................................................... 66

3.4.1. Đánh giá kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh....................................... 66

3.4.2.Đánh giá kết quả phát triển năng lực của học sinh................................... 71

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 77

PHỤ LỤC

iv

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

TT Viết tắt Đọc là

1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

2 DAHT Dự án học tập

3 ĐC Đối chứng

4 DHTDA Dạy học theo dự án

5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

6 GDNN Giáo dục nghề nghiệp

7 GDNPT Giáo dục nghề phổ thông

8 GDTX Giaó dục thường xuyên

9 GV Giáo viên

10 HĐ Hoạt động

11 HS Học sinh

12 HTTCDH Hình thức tổ chức dạy học

13 KNNQG Kĩ năng nghề quốc gia

14 LĐSX Lao động sản xuất

15 MĐ Mức độ

16 NL Năng lực

17 NLTH Năng lực tự học

18 PT Phổ thông

19 SXKD Sản xuất kinh doanh

20 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp

21 TCNL Tiêu chuẩn năng lực

22 TH Tự học

23 THCS Trung học cơ sở

24 THPT Trung học phổ thông

25 TN Thực nghiệm

26 TTKTTH-HN Trung tâm hỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả điều tra về thực trạng việc dạy nghề trong trường THPT .. 36

Bảng 1.2. Kết quả điều tra việc hiệu quả của dạy nghề ở THPT (PL1)............ 37

Bảng 1.3. Kết quả điều tra về vai trò của hoạt động dạy nghề.......................... 37

Bảng 1.4. Kết quả điều tra về thực trạng việc học nghề của học sinh trong

trường THPT (PL4) ......................................................................... 38

Bảng 1.5. Kết quả khảo sát học sinh THPT về học nghề ở trường................... 39

Bảng 2.1. Nội dung và các yêu cầu cần đạt khi yêu cầu nuôi trồng nấm sò..... 47

Bảng 3.1. Bảng số lượng HS đạt điểm Xi qua các bài kiểm tra........................ 66

Bảng 3.2. Kết quả Sự sinh trưởng và năng suất của nấm sau 3 công thức

nuôi cấy lớp 11A1............................................................................ 68

Bảng 3.3. Kết quả Sự sinh trưởng và năng suất của nấm sau 3 công thức

nuôi cấy lớp 11A2............................................................................ 69

Bảng 3.4. Kết quả Sự sinh trưởng và năng suất của nấm sau 3 công thức

nuôi cấy lớp 11A3............................................................................ 70

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá năng lực tự học ..................................................... 72

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề .................................... 73

Bảng 3.7. Kết quả đánh giá năng lực hợp tác.................................................... 74

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mục tiêu hoạt động GDHN cho HS THPT................................... 26

Hình 2.1. Các bước xây dựng tài liệu "Nuôi trồng Nấm sò" ........................ 42

Hình 3.1. Biểu đồ tần suất bài kiểm tra......................................................... 67

Hình 3.2. Biểu đồ tần suất về năng suất và thời gian sinh trưởng của

nấm lớp 11A1............................................................................... 68

Hình 3.3. Biểu đồ tần suất về năng suất và thời gian sinh trưởng của

nấm lớp 11A2............................................................................... 69

Hình 3.4. Biểu đồ tần suất về năng suất và thời gian sinh trưởng của

nấm lớp 11A3............................................................................... 70

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Xuất phát từ định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Ngày 04-11-2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó nêu chín

giải pháp đổi mới chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thông [17].

Ngày 9-6-2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Số 44/NQ-CP về việc

“Ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 29-

NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung

ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”Nghị quyết xác định các nhiệm

vụ, giải pháp chủ yếu trong đó có 2 nhiệm vụ quan trọng đó là: “Hoàn thiện hệ

thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp

học, trình độ đào tạo và giữa các hình thức giáo dục, đào tạo, đáp ứng nhu cầu

học tập suốt đời và hội nhập quốc tế” và “Triển khai đổi mới chương trình giáo

dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm

chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống;

nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức

vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học” [16].

Quyết định số 522/QĐ-TTg về đã chỉ rõ : Đổi mới nội dung dạy học

trong chương trình theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa

tuổi; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; bổ sung, cập nhật

các nội dung giáo dục hướng nghiệp trong các môn học và hoạt động giáo dục

phù hợp với thực tiễn[22].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!