Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đã thay đổi rất nhiều sau 20 năm với thành tích tăng trưởng
cao và rất nhiều người dân Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo. Với tư
cách một quốc gia, Việt Nam ngày càng nhận được sự nể trọng và có ảnh
hưởng ngày càng lớn hơn trong cộng đồng quốc tế. Song vẫn còn những vấn
đề cần phải giải quyết: năng lực sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ yếu kém lạc
hậu, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao… Bên cạnh đó, có những vấn đề
nhận thức cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ từ đó mới có thể định hướng hoạt
động trong thực tiễn. Một trong những vấn đề đó là hoạt động đầu tư vào tài
sản vô hình trong doanh nghiệp hiện nay.
Chính vì vậy, em đã nghiên cứu đề tài “Đầu tư vào tài sản vô hình
trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” nhằm làm rõ
những vấn đề đang được đặt ra hiện nay.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, chắc hẳn sẽ khó lòng đề cập đầy
đủ các khía cạnh của vấn đề đưa ra, và những sai sót là không thể tránh khỏi.
Chính vì vậy em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu từ thầy
cô cùng các bạn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo
Lương Hương Giang - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cám ơn!
SVTH: Nguyễn Nữ Tuệ Linh - Kinh tế Đầu tư 47C 1
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TÀI
SẢN VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP
I. Khái niệm về đầu tư, đầu tư vào tài sản vô hình
1. Khái niệm về đầu tư.
1.1 Khái niệm về đầu tư
Đầu tư là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nền kinh tế. Nó là
một thành tố không thể thiếu được trong nền sản xuất. Nó cũng là mối quan tâm
của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn gia tăng lợi nhuận; bất kỳ cá nhân, gia đình nào
muốn gia tăng thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần. Vậy đầu tư là gì?
Có khá nhiều khái niệm về đầu tư được các nhà kinh tế học đưa ra. P.A.
Samuelson cho rằng, đầu tư là hoạt động tạo ra tư bản thực sự. Đầu tư có thể
dưới dạng vô hình như đầu tư cho giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, nghiên cứu phát minh. Theo ông, trong lĩnh vực tài chính, đầu tư có ý
nghĩa hoàn toàn khác. Còn theo Pierce Conso, đầu tư có thể xem xét theo
cách tiếp cận khác nhau như theo quan điểm kinh tế, tài chính và kế toán.
Theo cuốn “từ điển kinh tế”, đầu tư bao gồm đầu tư tài chính và đầu tư tài sản
vật chất. Đầu tư tài sản vật chất là hoạt động chi dùng vốn vào việc mua sắm
các tài sản vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị (tài sản cố định) và các
tài sản tồn trữ (hàng tồn kho). Đầu tư tài sản vật chất tạo ra những tài sản mới
cho nền kinh tế, trong khi đầu tư tài chính chỉ thuần túy là việc chuyển quyền
sở hữu những tài sản hiện có từ chủ này sang chủ khác.
Có thể thấy khái niệm đầu tư được hiểu khá rộng. Theo nghĩa rộng, đầu
tư có thể hiểu là sự hy sinh nguồn lực hiện tại để đạt được một hay tập hợp
mục đích (mục tiêu) của nhà đầu tư trong tương lai. Theo khái niệm này, đầu
tư là khoản chi trong hiện tại, bao trùm nhiều lĩnh vực như đầu tư tài chính,
đầu tư thương mại, đầu tư tài sản vật chất và phi vật chất…nhiều cấp độ như
SVTH: Nguyễn Nữ Tuệ Linh - Kinh tế Đầu tư 47C 2
cấp độ nền kinh tế, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân. Do đó,
mục tiêu của đầu tư cũng được hiểu là đa lĩnh vực như mục tiêu chính trị,
kinh tế, văn hóa – xã hội và cũng có thể là một mục tiêu nhân đạo đơn
thuần… của chủ đầu tư.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư là việc chi dùng vốn và các nguồn lực khác trong
hiện tại nhằm thu về một kết quả lớn hơn nguồn lực đã chi ra để đạt kết quả
đó, duy trì và tạo thêm những tài sản mới, năng lực mới cho nền kinh tế và
cho chủ đầu tư trong tương lai. Định nghĩa này đã chỉ rõ phạm vi đầu tư là các
tài sản (vật chất và vô hình) và giúp phân biệt hoạt động đầu tư với hoạt động
mua sắm tiêu dùng, vì những hoạt động loại này không nhằm đem lại kết quả
trực tiếp lớn hơn sau chu kỳ đầu tư. Phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp cũng giúp
phân biệt hoạt động đầu tư với việc các tổ chức, doanh nghiệp phải chi một
khoản tiền khá lớn cho các hoạt động mang tính thường xuyên nhằm đảm bảo
cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Như vậy, đầu tư là hoạt động rất
cần thiết để tái sản xuất tài sản của nền kinh tế và của chủ đầu tư. Với sự phân
tích trên, đầu tư theo nghĩa hẹp còn được hiểu là đầu tư phát triển.
1.2. Phân loại đầu tư
Phần trên, ta đã thấy có rất nhiều cách tiếp cận với hoạt động đầu tư. Vì
thế, cũng có rất nhiều cách để phân loại hoạt động đầu tư.
- Theo bản chất của các đối tượng đầu tư: Đầu tư vào tài sản hữu hình,
đầu tư vào tài sản vô hình.
- Theo phân cấp quản lý: Đầu tư dự án nhóm A, đầu tư dự án nhóm B,
đầu tư dự án nhóm C.
- Theo lĩnh vực hoạt động của kết quả đầu tư: Đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng.
- Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư cơ bản, đầu tư
vận hành.
SVTH: Nguyễn Nữ Tuệ Linh - Kinh tế Đầu tư 47C 3
- Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản
xuất xã hội: Đầu tư thương mại, đầu tư sản xuất.
- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư:
Đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn.
- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp.
- Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia: Đầu tư bằng nguồn vốn trong
nước, đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài.
-Theo quan điểm mục đích và tính chất của hoạt động đầu tư: Đầu tư tài
chính, đầu tư thương mại, đầu tư phát triển.
1.3. Đặc điểm của đầu tư phát triển.
Hoạt động đầu tư phát triển có 5 đặc điểm chủ yếu sau:
Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát
triển thường rất lớn. Đầu tư phát triển là một hoạt động quan trọng của nền
kinh tế. Nó là một bộ phận của tăng trưởng kinh tế. Khi quy mô đầu tư tăng,
nó tạo đà cho kinh tế tăng trưởng. Vậy nguồn lực để thực hiện đầu tư phát
triển là từ đâu? Đó là vốn. Bản chất đầu tư phát triển được thể hiện ở vốn.
Vậy vì sao cần phải có một nguồn vốn lớn dành cho đầu tư phát triển?
Vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi
ra để tạo năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và
các hoạt động đầu tư khác. Nguồn vốn này dùng để chi cho đầu tư xây dựng
cơ bản, chi bổ sung cho các hoạt động đầu tư phát triển. Trong đó, chi xây
dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng nhất. Nó là nguồn để xây dựng mới, mở
rộng, xây dựng lại, hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong
nền kinh tế quốc dân. Ví dụ như tạo thêm những công trình nhà máy, dây
chuyền sản xuất, thiết bị máy móc mới, diện tích khai hoang, trồng rừng;
những công trình thuỷ lợi, giao thông vận tải, truyền thông bưu điện; hay như
sửa chữa, nâng cấp cầu đường, mua sắm, xây dựng lắp đặt trang thiết bị. Việc
chi vốn này đẩy mạnh hoạt động sản xuất của cả nền kinh tế. Chính vì vậy,
nguồn vốn cần thiết cho hoạt động này rất lớn. Thực tế, nó chiếm trên 80%
SVTH: Nguyễn Nữ Tuệ Linh - Kinh tế Đầu tư 47C 4
tổng vốn đầu tư phát triển của một nước đang phát triển như Việt Nam. Ngoài
ra còn có nguồn vốn chi bổ sung. Đó là các khoản đầu tư dùng để mua sắm
nguyên vật liệu, thuê mướn lao động. Nguồn vốn này dùng để vận hành các
công trình xây dựng cơ bản làm gia tăng tài sản quốc gia.
Vốn chi cho đầu tư phát triển khác bao gồm tất cả các khoản đầu tư
nhằm gia tăng năng lực sản xuất của xã hội: trình độ dân trí, trình độ lao
động, chất lượng môi trường. Cụ thể chi cho các công trình vì sức khỏe cộng
đồng, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục, y tế. Các nguồn vốn này đều vì sự
tăng trưởng và phát triển ổn định của một quốc gia. Để đưa nền kinh tế tăng
trưởng nhanh trước hết nhất thiết phải có nguồn lực lớn mạnh. Do vậy, muốn
đưa đất nước đi lên cần phải có những giải pháp cho việc huy động, quản lý
và sử dụng vốn hợp lý.
Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án
trọng điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, và đãi ngộ
cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng
loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất những
ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lại lao động,
giải quyết lao động dôi dư…
Tài nguyên, vật tư là những thành tố không thể thiếu đảm bảo cho quá
trình hoạt động bình thường của dự án. Nhưng điều quan trọng là cần phải có
hướng sử dụng sao cho vừa duy trì được cân bằng sinh thái, tránh khai thác
cạn kiệt vừa mang lại lợi ích cho chủ đầu tư.
Một đặc điểm quan trọng khác của đầu tư phát triển là thời kỳ đầu tư
kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi
hoàn thành và thực hiện dự án. Trong đặc điểm trên, ta thấy rằng những dự án
đầu tư phát triển thường có quy mô rất lớn. Quá trình chuẩn bị, thực hiện và
vận hành kết quả đầu tư cần có một khoản thời gian nhất định. Ví dụ thời gian
xây dựng mới một con đường quốc lộ cần ít nhất là 2 đến 3 năm, bao gồm các
thủ tục về mặt pháp lý, giải phóng mặt bằng, thi công công trình, nghiệm thu
SVTH: Nguyễn Nữ Tuệ Linh - Kinh tế Đầu tư 47C 5
công trình... Thực tế có những công trình xây dựng phải mất tới hàng chục
năm: xây một tòa nhà cao tầng, xây nhà máy lớn, công trình thủy điện…
Thời kỳ đầu tư kéo dài là cần thiết đối với một dự án. Nhưng vấn đề
quan trọng là cần bao nhiêu thời gian. Điều này cần phải được nghiên cứu kỹ
và có tính toán, tránh chạy theo thành tích mà đề ra những khoảng thời gian
phi thực tế, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Ngoài ra, như chúng ta đã
biết, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển thường nằm khê đọng trong suốt
quá trình thực hiện đầu tư. Tiến độ công trình chậm bao nhiêu, thời gian hoàn
vốn chậm bấy nhiêu. Điều đó làm giảm hiệu quả đầu tư. Do vậy, việc đảm
bảo thời gian thực hiện dự án cũng là yêu cầu phải được đặt lên hàng đầu.
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư thường kéo dài. Thời gian vận
hành các kết quả đầu tư được tính từ khi công trình đưa vào hoạt động cho
đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Đây là một đặc điểm rất
riêng của đầu tư phát triển. Thứ nhất, những sản phẩm của đầu tư phát triển
đều là bộ phận của nền sản xuất. Nó tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo đà
tăng trưởng cho nền kinh tế, nên thời gian sử dụng dài. Thứ hai, quy mô của
các công trình rất lớn, nên cần có một khoảng thời gian tương đối để thu hồi
vốn và có lợi nhuận. Trên thực tế có rất nhiều công trình đã tồn tại vài chục
năm, hàng trăm năm, thậm chí hàng thế kỷ như thủy điện sông Đà, cầu Long
Biên, phố cổ Hội An.... Do tính chất này, nên trong suốt quá trình vận hành,
nó chịu ảnh hưởng nhiều của các nhân tố bên ngoài, và đa phần là có ảnh
hưởng tiêu cực đến sự thành công của dự án.
Các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng lớn đến quá trình thực
hiện và vận hành kết quả đầu tư, nhất là đối với các công trình xây dựng.
Các công trình xây dựng nói chung thường có quy mô lớn và phát huy tác
dụng ngay tại địa phương xây dựng. Do vậy quá trình đầu tư cũng như thời
gian vận hành các công trình này chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội của vùng. Xây dựng một công trình ở nơi có khí hậu nhiệt đới
gió mùa khác với xây dựng ở vùng hanh khô, hay xây dựng công trình ở nơi
SVTH: Nguyễn Nữ Tuệ Linh - Kinh tế Đầu tư 47C 6