Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dấu ấn tự sự trong hình thái học truyện cổ tích của V.I. A Propp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ngô Thanh Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 73 - 77
73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
DẤU ẤN TỰ SỰ TRONG HÌNH THÁI HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH
CỦA V. I. A PROPP
Ngô Thanh Quý*
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Valadimir Ia Propp (1895- 1970) là Giáo sư ngữ văn của trường đại học Tổng hợp Peterburg. Ông
là chuyên gia nghiên cứu về folklore và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ. Ông để lại
nhiều tác phẩm có giá trị. Nhưng đáng chú ý là nghiên cứu: Hình thái học truyện cổ tích in vào
năm 1928.Trong nghiên cứu này, Propp đã lấy yếu tố tự sự làm gốc để xem xét các chức năng của
những nhân vật hành động. Ông đã khái quát được 31 công thức, 7 nhóm nhân vật hành động.
Công trình nghiên cứu của Propp đã được các tác giả sau này như Greimas, Susana… kế thừa và
xây dựng nên lý thuyết nghiên cứu mới.
Hình thái học truyện cổ tích của Propp thực sự là những cống hiến quý báu cho khoa học, cho nền
nghiên cứu văn học dân gian của nhân loại.
Từ khoá: V.I.A propp, tự sự, dấu ấn, hình thái học, truyện cổ tích..
Valadimir Ia Propp (1895- 1970) là giáo sư
Ngữ văn của trường đại học Tổng hợp
Peterburg. Ông là chuyên gia nghiên cứu về
folklore và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến
các thế hệ. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá
trị: Hình thái học truyện cổ tích, Những
gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ,
Những lễ hội nông nghiệp Nga, Folklore
và thực tại, Thi pháp folklore, Những vấn
đề cái hài và tiếng cười…
Nhưng tác phẩm đầu tiên của ông: Hình thái
học truyện cổ tích, in vào năm 1928 thực sự
đã gây được sự chú ý trong giới nghiên
cứu.Nó là khởi đầu của mọi sự khởi đầu, bởi
người ta có thể tìm thấy ở đó những quan
điểm tự sự, phương pháp phân tích cấu trúc
văn bản, cấu trúc loại hình. Công trình đó đã
mở ra một phương pháp nghiên cứu mới cho
chuyên ngành văn học dân gian nói riêng và
văn học nói chung. Những giá trị của công
trình đã phát huy được ảnh hưởng to lớn vào
những năm 50, 60 của thế kỷ XX, khi phương
pháp cấu trúc ra đời và họ đã coi tác phẩm
của Prrop như một mẫu mực kinh điển của
phương pháp nghiên cứu này.
Khi tự sự được hiểu không còn đơn giản là
việc kể chuyện, mà là một phương pháp
không thể thiếu để giải thích, lý giải quá khứ
Tel: 0989793169,Email: [email protected]
có nguyên lý riêng thì công trình nghiên cứu
“Hình thái học truyện cổ tích của Propp”
như một dấu ấn quan trọng của việc nghiên
cứu chức năng tự sự trong truyện cổ tích.
Roland Barthes nói: “Đã có bản thân lịch sử
loài người, thì đã có tự sự”, tác giả J. H.
Miller có nói: “Tự sự là cách để ta đưa vào
một trật tự, và trật tự ấy mà chúng ta có
được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho
sự kiện, biến cố” (1). Với những ý nghĩa ấy
“Hình thái học truyện cổ tích ” của Propp
đã đặt một dấu ấn cho việc nghiên cứu lý
thuyết tự sự.Trải qua những thăng trầm của
lịch sử, biến động của thời đại, sự nhìn
nhận đánh giá của các thế hệ nghiên cứu
khác nhau, nhưng những kết quả nghiên cứu
của Propp vẫn luôn được khẳng định.
Lịch sử khoa học bao giờ cũng rất quan trọng,
bởi nhờ những người đi trước mà chúng ta
hiểu biết hơn những gì cần tìm hiểu. Tác giả
Propp cũng đã bắt đầu nghiên cứu bằng
cách tìm hiểu lịch sử vấn đề và thấy rằng:
Vào 30 năm cuối của thế kỷ XI X các văn
kiện khoa học về cổ tích không phải là
phong phú. Người ta xuất bản nhiều những
văn bản, những công trình có tính chất
chuyên môn hẹp, nhưng lại ít bàn đến các
vấn đề chung. Propp nhận thấy vấn đề
không phải ở số lượng tài liệu mà chính là
phương pháp nghiên cứu.