Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dấu ấn siêu thực trong thơ ngô kha
MIỄN PHÍ
Số trang
71
Kích thước
611.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
727

Dấu ấn siêu thực trong thơ ngô kha

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

-------

HỒ QUỲNH NHƢ

DẤU ẤN SIÊU THỰC TRONG THƠ NGÔ KHA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 05/2015

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

-------

DẤU ẤN SIÊU THỰC TRONG THƠ NGÔ KHA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

Th.S Phạm Thị Thu Hƣơng

Người thực hiện:

HỒ QUỲNH NHƢ

(Khóa 2011-2015)

Đà Nẵng, tháng 05/2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Hồ Quỳnh Như xin cam đoan: Những nội dung trong khóa luận tốt

nghiệp này là do tôi thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Th.S Phạm Thị

Thu Hương.

Nếu có bất kì sự sao chép nào không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi

xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2015

Người thực hiện

Hồ Quỳnh Nhƣ

TRANG GHI ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo,

cán bộ Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã giảng dạy, truyền

đạt những kiến thức lý luận và thực tiễn quý báu và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều

trong quá trình học tập.

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Phạm Thị Thu

Hương - người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời

gian nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Thư viện Trường Đại học Sư

phạm Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi những tư liệu cần thiết và

quý giá để chúng tôi có cơ sở nghiên cứu đề tài.

Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình

hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Dù đã nỗ lực cố gắng, song do điều kiện về thời gian và khả năng nghiên

cứu có hạn nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.

Kính mong nhận được sự chia sẻ và góp ý chân thành của các thầy cô và các bạn

để khóa luận có thể hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Hồ Quỳnh Nhƣ

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Như đóa hoa nở giữa sa mạc, Ngô Kha (1935 – 1973) được biết đến trước

hết là một trí thức, một thi sĩ dấn thân đầy nhiệt huyết trên nền thơ đa dạng ở miền

Nam giai đoạn 1954 - 1975 – giai đoạn mà thân phận con người đang đứng trước

sự lựa chọn quyết liệt của lịch sử. Cuộc đời thăng trầm, ngắn ngủi mà nhiều biến

động của Ngô Kha, cũng như của lịch sử Huế thời ấy in dấu ấn đậm nét không chỉ

trong những trang tiểu sử, trong lòng bạn bè và học trò ông mà còn tỏa sáng trong

những thi phẩm đặc biệt mà ông để lại. Dù rằng ở các tuyển tập, các công trình

mang tính phổ biến tên tuổi Ngô Kha còn ít được nhắc đến, nhưng với giới trí thức

và đặc biệt các thi sĩ đương thời không ít người rất hâm mộ Ngô Kha. Người ta

thường nói, một nhà thơ nổi tiếng không phải là một người sáng tác nhiều mà là

một nhà thơ có sáng tác độc đáo. Cho đến hôm nay khi nhìn lại toàn bộ sự nghiệp

thơ ca giai đoạn trên, ta thấy Ngô Kha có một điểm vô cùng nổi bật. Ông là một

trong số ít những nhà thơ miền Nam lúc bấy giờ hòa nhập vào dòng thơ siêu thực.

Hoa cô độc và Ngụ ngôn của người đãng trí là những tập thơ đáng nhớ nhất khi

nhắc đến thơ siêu thực của Ngô Kha. Ngoài ra, nhà thơ còn có Trường ca hòa

bình và một số bài thơ khác in rải rác trên các tạp chí miền Nam.

Chính vì lẽ đó, khi thực hiện đề tài “Dấu ấn siêu thực trong thơ Ngô

Kha”, mục đích của chúng tôi nhằm khám phá một hồn thơ độc đáo và những tác

phẩm thơ mang đậm màu sắc dấu ấn siêu thực từ nội dung đến nghệ thuật – tác

phẩm được xây đắp bởi những hoài bão, những đớn đau trước hiện thực chiến

tranh, những ám ảnh vô thức, nơi “nỗi cô đơn niềm tuyệt vọng cháy sáng”. Từ đó

góp phần khẳng định vị trí của nhà thơ trên chặng đường thơ trước 1975.

2. Lịch sử vấn đề

Trên thực tế, số lượng các công trình nghiên cứu hay bài viết về thơ Ngô

Kha chưa nhiều. Đặc biệt, chưa có những công trình nào đi sâu vào khảo sát và

nghiên cứu toàn diện về dấu ấn siêu thực trong thơ ông. Sau đây, chúng tôi xin

điểm qua một số nhận định trong những bài viết, phê bình của các nhà văn, nhà thơ

đối với thơ siêu thực Ngô Kha:

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người bạn cùng thời, chí cốt của Ngô

Kha khi tiếp cận với Hoa cô độc (1961) đã viết: “Những năm đầu thập kỷ 60 ấy,

ngày tháng sao như dài hơn và Ngô Kha đã rong chơi khắp miền để kết bạn phong

trần với loài phù du, để rồi trở về ngồi nhìn cái bóng đơn chiếc của mình đổ dài

trên đất rừng trơ hốc đá, nơi một sườn đồi hoàng hôn trên sông Hương…Cái nhìn

chính mình Ngô Kha đã bắt gặp trên cánh đồng hắt hiu của linh hồn chàng một loài

ác hoa mọc lên từ bao giờ, chàng âu yếm gọi tên nó là “Hoa cô độc”. Hành trình

của chàng khởi đầu với niềm kiêu hãnh thầm kín của bông hoa ấy” [11, tr.243].

Còn đối với Ngụ ngôn của người đãng trí (1969), Hoàng Phủ Ngọc Tường

nhận định: “Ngụ ngôn của người đãng trí mang đầy đủ cấu trúc của một mê cung,

trong đó đã diễn ra cuộc giác đấu đẫm máu giữa nhà thơ bức xúc vì khát vọng sống

và phía bên kia thần Chết mang sừng bò. Điều nghịch lý đau đớn mà cuối cùng

chàng đã phát hiện ra, rằng chẳng phải là con Minotaure nào khác cả, nó chính là

bản thân chàng và đó chính là trận đấu vật vã với Chính Mình, của Người Đãng

Trí” [11, tr.237]. Những nhận xét nói trên của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

như là một lời khẳng định rằng thơ Ngô Kha chứa đựng cảm hứng siêu thực trong

cái nhìn về thực tại, một thực tại chênh vênh giữa hư và thực, giữa bên này và bên

kia, bên trong và bên ngoài.

Năm 2005, bạn bè và học trò của nhà thơ đã tập hợp và cho in cuốn sách

Ngô Kha – ngụ ngôn của một thế hệ (NXB Thuận Hóa). Trong cuốn sách, bên

cạnh việc đăng lại các tác phẩm đã phổ biến của Ngô Kha như tập thơ Hoa cô độc,

hai trường ca Ngụ ngôn của người đãng trí, Trường ca Hòa bình,... còn là những

tác phẩm lần đầu được công bố. Bên cạnh đó là những bài viết về chính cuộc đời

của Ngô Kha, một nhà thơ – nhà giáo luôn dấn thân cho sự nghiệp chung, một

nhân cách đáng quý của kẻ sĩ trong thời loạn… Tất cả được khám phá từ góc nhìn

của những bằng hữu, những văn nghệ sĩ... - những người cùng thời xuống đường

tranh đấu cho hòa bình trên đất Huế.

Đến nay, tập sách Ngô Kha – Hành trình thơ, hành trình dấn thân và ngôi

nhà vĩnh cửu do NXB Hội Nhà văn ấn hành (2013) được xem là cuốn sách ghi lại

đầy đủ nhất, đa chiều nhất về hành trình cuộc đời của nhà thơ, nhà giáo Ngô Kha

cho dòng thơ siêu thực hiện đại Việt Nam, cho sự nghiệp giáo dục và cả Phong

trào đô thị, của trí thức và sinh viên học sinh miền Nam lúc bấy giờ. Tập sách gồm

hơn 60 bài viết của một đội ngũ phê bình, nghiên cứu nhiều thế hệ ở cả ba miền và

các đại học lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế. Trong tập sách, nhà nghiên cứu

Đỗ Lai Thúy, với bài viết Người Đọc không đãng trí, đã cho rằng “thơ siêu thực

Ngô Kha xứng đáng có một vị trí trên hành trình đi tìm cái khác của thơ Việt” [12,

tr.40]. Dịch giả - nhà nghiên cứu thơ Diễm Châu đánh giá Ngô Kha là nhà thơ siêu

thực hay nhất, tiêu biểu nhất cả hai miền trước 1975 [12, tr.33]. Huỳnh Như

Phương thì khẳng định Ngô Kha là nhà thơ dấn thân đậm chất hiện đại nhất và có

phong cách nhất… [12, tr.30]. Không một ai có thể phủ nhận tài năng và vị trí của

Ngô Kha trong nền thơ hiện đại Việt Nam, đặc biệt là trong địa hạt thơ siêu thực.

Ngoài ra còn có thể kể đến một số bài nghiên cứu về tác phẩm của Ngô Kha

trên các tạp chí, các website uy tín như bài viết Thế giới siêu thực trong thơ Ngô

Kha của Trần Thị Mỹ Hiền (đăng trên Tạp chí KH Văn hóa và du lịch, số 14, tháng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!