Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dấu ấn phật giáo trong tiểu thuyết cõi người rung chuông tận thế và đức phật, nàng savitri và tôi của hồ anh thái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
--------------------------
PHẠM THỊ MỸ HẠNH
DẤU ẤN PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT
CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ
VÀ ĐỨC PHẬT, NÀNG SAVITRI VÀ TÔI
CỦA HỒ ANH THÁI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ HƯỜNG
Phản biện 1: PGS.TS. Ngô Minh Hiền
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Phong Nam
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Văn học Việt Nam họp tại Trường Đại học Sư phạm vào
ngày 16 tháng 6 năm 2019
Có thể tìm thấy luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng từ lâu đã trở thành nguồn cảm
hứng của văn học toàn cầu. Dấu ấn Phật giáo đậm nét trong nhiều tác phẩm đã trở
thành tài sản chung của nhân loại. Bàn về mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học,
Phương Lựu đã khẳng định:“Chủ nghĩa nhân văn tôn giáo cũng là một nguồn cảm
hứng của văn nghệ, đồng cảm với con người nhân đạo trong văn chương”.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, Phật giáo trở thành nguồn cảm hứng chưa bao
giờ khô cạn, từ văn chương trung đại đến hiện đại, đương đại.
Một trong những con đường khiến Phật giáo luôn tồn tại là văn học. Ở Việt
Nam, qua các chặng đường văn học, dẫu đậm nhạt khác nhau, giáo lý nhà Phật luôn
ánh xạ vào văn học.
1.2. Sau 1986, qua việc tiếp nhận những luồng tư tưởng Đông Tây, tầm ảnh
hưởng của triết lý Phật giáo để lại dấu ấn càng đậm nét trong văn học, đặc biệt ở tiểu
thuyết, thể loại có sức dung chứa các mã văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng…
Cảm thức Phật giáo chi phối sáng tác của nhiều nhà văn như Nguyễn Xuân Khánh,
Võ Thị Hảo, nổi bật là Hồ Anh Thái - “nhà tiểu thuyết lực lưỡng” mà mỗi tác phẩm
là một tìm tòi, đổi mới. Trong số các cây bút đương đại, Hồ Anh Thái được xem là
nhà văn sáng tác theo tinh thần Phật giáo. Hồ Anh Thái cho rằng: “Tính bao trùm
của giáo lý Phật giáo rộng lớn đến độ chạm đến mọi vấn đề của đời sống. Bạn cứ thử
đưa ra một vấn đề gì đó tưởng là mới mẻ mà xem, ngẫm nghĩ kỹ thì mới thấy là hơn
2500 năm trước, Phật đã nói rồi. Nhiều triết thuyết sau này cũng thừa hưởng ít nhiều
của Phật giáo... Chuyện hận thù và báo thù của đạo sư Bà La Môn, của Savitri,
chuyện yêu thương với đồng loại, với mọi chúng sinh,... đều không ra ngoài vòng
triết thuyết và giáo lý của Phật”.
Nghiên cứu dấu ấn Phật giáo trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là cách để phát
hiện ra những thông điệp nhân văn mà nhà văn muốn gửi gắm, đồng thời khẳng định
vị trí “riêng” của Hồ Anh Thái trong xu thế chung của tiểu thuyết Việt Nam đương
đại. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Dấu ấn Phật giáo trong tiểu thuyết
Cõi người rung chuông tận thế và Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái cho
luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Công trình, bài báo nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Anh Thái khá nhiều, trong đó
có một số bài báo đề cập yếu tố Phật giáo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nói chung.
Riêng hai tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế và Đức Phật, nàng Savitri và tôi
được khảo sát riêng lẻ.
2.1. Những bài báo, công trình nghiên cứu đề cập dấu ấn Phật giáo trong
tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế
Bàn về Dấu ấn tâm linh trong văn học Việt Nam đương đại qua một số tiểu
thuyết, Bùi Việt Thắng nhận định: “Cõi người” là một cách nói (cao hơn là một quan
niệm) mang màu sắc tôn giáo về sự sinh tồn của con người trong không gian và thời
gian. Khi viết Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã chịu ảnh hưởng tư
2
tưởng Thiên Chúa giáo và cả Phật giáo”. Riêng về Phật giáo, theo tác giả bài báo:
“Nhà văn đề cao tinh thần khoan hòa của Phật giáo... Ý tưởng trên được nhà văn ký
thác trong nhân vật Mai Trừng, người đã đạt tới “giác ngộ”.
Nguyễn Đăng Điệp trong bài Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc, đã chỉ ra
dấu ấn Phật giáo trong tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế: “Khát khao hướng
thiện sẽ làm cho thế giới này thoát khỏi vòng tận thế. Nói thế để thấy rằng, Hồ Anh
Thái có quan niệm riêng về thế giới... Sự thù hận và cái ác làm cho con người sống
trong nghi kỵ, cầm tù con người trong đời sống bản năng. Có thể, những ngày sống
trên đất Phật đã góp phần tạo nên chất giọng suy tư phía sau cái nhìn tỉnh, sắc về cuộc
sống”. Từ cảm thức Phật giáo, tác giả bài báo phân tích và nhận định: “Hồ Anh Thái
đã lý giải số phận con người bằng cái nhìn Phật giáo: kẻ gây ra cái ác không bị đẩy
đến đường cùng. Họ vẫn còn cơ hội giác ngộ nếu trong họ vẫn còn sót lại chút thiên
lương trong trẻo”.
Theo Vũ Bão trong Vẫn là nỗi đau truyền kiếp: “Trong Cõi người rung chuông
tận thế là cuộc đấu tranh giữa Thiện - Ác của mỗi con người, mà nhiều khi lằn ranh
mỏng manh giữa nó là vết trượt dần ở kiếp nhân sinh, có khi “ngoái cổ lại nhìn để
làm điều ác, bây giờ bị vạch mặt mới vội vàng sám hối để được thanh thản về cõi âm.
Dù sao sám hối muộn cũng còn hơn là người làm điều ác mà không bao giờ chịu sám
hối cả”.
Đọc Cõi người rung chuông tận thế, Lam Điền trong Vọng vang nhân quả đã
nhận định “cái ác được tự thanh lọc và hận thù được gỡ bỏ khi con người hướng
thiện. Khi đó, người gieo nhân lành sẽ nhận quả lành và con người cũng không cần
thiết phải can thiệp vào quy luật nhân quả nữa”.
Trong bài báo Cõi người rung chuông tận thế và cuộc đối đầu thiện - ác, Mai
Hiền cho rằng: “Cuộc đối đầu giữa cái thiện và cái ác, lòng căm ghét cái ác và sức
mạnh trừng phạt của cái thiện. Tư tưởng chủ đạo có sám hối, nhân quả, báo ứng làm
tác phẩm mang đậm màu sắc Phật giáo. Nhưng nó không hề xa xôi, lớn lao, trừu
tượng, khó nắm bắt mà ngược lại còn có phần gần gũi bởi đó chính là vấn đề mà xã
hội, nhân loại, “cõi người” luôn phải đối mặt, từng ngày, từng giờ, với bên ngoài và
trong chính bản thân mỗi người. Tác giả Hồ Anh Thái đã góp một tiếng nói giàu
chiêm nghiệm, gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh, để chúng ta nhận rõ”.
Võ Anh Minh trong Cõi người rung chuông tận thế từ góc nhìn Phật giáo đã
nhận xét: đây là “một tiểu thuyết hiện đại song cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
lại đậm sắc màu của tư tưởng Phật giáo, Hồ Anh Thái đã gióng lên một hồi chuông
cảnh báo với cõi người”.
Trong bài Từ tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, suy nghĩ về một hiện
tượng phê bình, Phạm Xuân Thạch nêu nhiều hạn chế của cuốn tiểu thuyết, đồng thời
khẳng định: “Trên nền của chủ đề tư tưởng đậm màu sắc giáo lý Phật giáo và tín
ngưỡng dân gian (cuộc đấu tranh thiện ác, cái thiện chiến thắng cái ác, vòng luân hồi,
sự trả giá cho cái ác theo kiểu ác giả ác báo) kết hợp với niềm hy vọng về “cái đẹp
cứu rỗi thế giới”, Hồ Anh Thái đã triển khai một tự sự theo mô hình tiểu thuyết phiêu
3
lưu hay chính xác hơn một tiểu thuyết đen tái hiện lại hành trình của một nhân vật từ
chỗ đồng lõa với cái ác đến sự sám hối và sự giải thoát khỏi cái ác”.
Nhìn chung, phần lớn các bài báo đều chú ý yếu tố nhân quả, báo ứng mang
đậm màu sắc Phật giáo trong tác phẩm. Đây cũng là những triết thuyết chủ đạo trong
giáo lý nhà Phật.
2.2. Những bài báo, công trình nghiên cứu dấu ấn Phật giáo trong tiểu
thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi
Về tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi, hầu hết các bài báo đều khẳng
định rằng căn nền tư tưởng của tác phẩm là giáo lý nhà Phật.
Cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện trong bài Diễn tả cái vô minh bằng tiểu
thuyết đã “ngạc nhiên khi đọc Đức Phật, nàng Savitri và tôi (đọc kỹ hơn một lần).
Tập sách là một tiểu thuyết rõ ràng, mà sao nghe như lời ký sự hành hương xứ
Phật?”. Theo Thích Chơn Thiện, “dù gọi bằng tên nào thì tập truyện vẫn ghi lại đúng
các sự kiện văn học, vẫn bát ngát tình người và ngời sáng trí tuệ hiện thực.
Nguyễn Tham Thiện Kế đánh giá cao vai trò mở đầu của Hồ Anh Thái khi cho
rằng: “Đức Phật, nàng Savitri và tôi sẽ là cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của Hồ
Anh Thái, đồng thời nó sẽ giữ ngôi vị lâu dài là tiểu thuyết duy nhất trong văn học
Việt lấy cuộc đời giáo chủ Phật giáo làm nguồn cảm hứng”.
Nhà văn Lê Minh Khuê trong bài Nàng Savitri - ngọn gió sống động nhận
định: tác phẩm của Hồ Anh Thái “có sự thâm trầm sâu sắc, viết về một thế giới huyền
bí trong suy nghĩ của chúng ta, nhưng tác giả cương quyết không đi vào cái dòng
chảy huyền thoại vốn thường bao phủ những vĩ nhân, những đại giáo chủ như phép
thần thông, các chi tiết ma quỷ hiện hình, sơn nữ quyến rũ Đức Phật (lời tác giả)”.
Từ giáo lý Phật giáo, bài báo của Lê Hải Anh - Trần Bích Vân chỉ ra thuyết
nhân quả trong tiểu thuyết Đức phật, nàng Savitri và tôi : “Cảm hứng, nhận thức về
nhân - quả đã được thể hiện sâu sắc trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi của nhà văn
Hồ Anh Thái. Qua cuộc đời của một số nhân vật trong cuốn tiểu thuyết hơn bốn trăm
trang, và qua một phương diện của nghiệp với ba điều thuộc về ý (tham, sân, si), Hồ
Anh Thái đưa đến một giác ngộ về nhân quả báo ứng của con người trong đời sống
với thông điệp nhân văn cao cả”.
Ngoài ra còn có nhiều luận án, luận văn nghiên cứu tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ
nhiều bình diện, trong đó có điểm qua dấu ấn Phật giáo trong thế giới nghệ thuật của
nhà văn.
Nhìn chung, các bài viết đều chỉ ra các yếu tố Phật giáo trong tiểu thuyết của
Hồ Anh Thái và ít nhiều làm rõ tính nhân văn trong tác phẩm của nhà văn. Tuy vậy,
cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về Dấu
ấn Phật giáo trong hai tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế và Đức Phật, nàng
Savitri và tôi để có tầm nhìn khái quát về triết lý Phật giáo, bản sắc văn hóa dân gian,
dân tộc cũng như tính chất liên văn hóa trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh
Thái.
4
3. Mục đích nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu Dấu
ấn Phật giáo trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Đức Phật, nàng
Savitri và tôi của Hồ Anh Thái, qua đó khẳng định tầm triết lý, tính chất liên văn hóa
cũng như phong cách độc đáo của nhà văn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là dấu ấn Phật giáo trong hai tiểu thuyết
tiêu biểu của nhà văn, đó là: Cõi người rung chuông tận thế (2002), Đức Phật, nàng
Savitri và tôi (2007). Đây là hai tác phẩm mà tinh thần Phật giáo thể hiện rõ nét nhất
ngay từ tiêu đề, đến nội dung, hệ thống nhân vật và các biểu tượng.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ khảo sát, tìm hiểu thêm
những tiểu thuyết khác của Hồ Anh Thái; đồng thời, liên hệ một số tiểu thuyết mang
nhiều yếu tố Phật giáo hoặc viết về Đức Phật của các tác giả khác nhằm làm rõ dấu
ấn Phật giáo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những bình diện thuộc thế giới hình tượng,
quan niệm về nhân sinh, thế giới và một số phương thức nghệ thuật biểu hiện tinh
thần Phật giáo trong hai tác phẩm tiểu thuyết của Hồ Anh Thái.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
5.1. Phƣơng pháp cấu trúc - hệ thống
Nghiên cứu một tác giả văn học là nghiên cứu “một chỉnh thể nghệ thuật”, đòi
hỏi phải có tính hệ thống cao. Do vậy, soi chiếu tác phẩm bằng phương pháp này,
chúng tôi muốn nhìn tiểu thuyết Hồ Anh Thái dưới góc độ cấu trúc chỉnh thể, để thấy
được ý nghĩa của những yếu tố Phật giáo trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật
của tác giả.
5.2. Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu
Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được những tương
đồng và dị biệt trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái với một số tiểu thuyết mang nhiều yếu
tố Phật giáo (tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh) hoặc viết về Đức Phật của các một số
tác giả khác,... nhằm làm rõ dấu ấn Phật giáo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
5.3. Phƣơng pháp thống kê - phân loại
Phương pháp này giúp chúng tôi thống kê các yếu tố Phật giáo trong tiểu
thuyết của Hồ Anh Thái, phân loại chúng thành các nhóm để đưa ra nhận định.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phối hợp các thao tác phân tích - tổng hợp;
vận dụng lý thuyết thi pháp học, tự sự học và văn hóa học… để có cái nhìn bao quát
về sự chi phối của tư tưởng Phật giáo trong cái nhìn liên văn hóa của nhà văn Hồ Anh
Thái.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ ảnh hưởng của
triết lý Phật giáo trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Qua đó, luận văn khẳng định giá
5
trị nhân văn trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái qua bức thông điệp nhằm hướng con
người đến các giá trị chân - thiện - mỹ.
6.2. Qua hai tác phẩm tiêu biểu, luận văn nhằm góp thêm tiếng nói khẳng định
phong cách và vị trí của nhà văn Hồ Anh Thái trong tiến trình vận động và phát triển
của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
6.3. Kết quả của luận văn góp phần gợi hướng nghiên cứu văn học từ lý thuyết
Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung, một vấn đề vẫn còn mở trong nghiên cứu
văn học và liên văn hóa.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận
văn được triển khai thành ba chương:
Chƣơng 1: Ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo trong tiểu thuyết hiện đại và tiểu
thuyết Hồ Anh Thái
Chƣơng 2: Dấu ấn Phật giáo trong Cõi người rung chuông tận thế và Đức
Phật, nàng Savitri và tôi qua hình tượng con người và quan niệm về nhân sinh, thế
giới
Chƣơng 3: Dấu ấn Phật giáo trong Cõi người rung chuông tận thế và Đức
Phật, nàng Savitri và tôi qua một số phương thức biểu hiện
6
CHƢƠNG 1
ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT HIỆN
ĐẠI VÀ TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI
1.1. Khái lƣợc về giáo lý Phật giáo - Ảnh hƣởng Phật giáo ở Việt Nam
1.1.1. Khái lược về giáo lý Phật giáo
Phật giáo là một trong những học thuyết triết học, một tôn giáo lớn trên thế
giới, đã tồn tại rất lâu cùng với hệ thống giáo lý đồ sộ có chiều sâu cả về đạo học và
triết học. Phật giáo và tôn giáo nói chung là hướng thiện, hướng đến từ bi, hỉ xả, bác
ái cho chúng sinh, và qua đó mang tinh thần nhân văn cao cả, dù có nhiều điểm mang
tính siêu nhiên, thần thánh. Mong ước về cuộc sống bình an, không lo lắng, ưu phiền
là ước muốn chung của nhiều người ở nhiều quốc gia khác nhau. Có lẽ vì thế mà Phật
giáo trở nên gần gũi và cũng dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống, tâm thức của con
người.
Theo Việt Nam Phật giáo sử luận, Phật giáo được truyền sang nước ta từ thế
kỷ thứ II sau Công nguyên, lúc bấy giờ trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu (Giao Chỉ) đã
khá thịnh đạt. Cụ thể, từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, Phật giáo đã theo các tăng sĩ
trên các thương thuyền Ấn Độ du nhập vào nước ta. Nhờ hệ thống giáo lý gần gũi với
các quan niệm truyền thống của người Việt về lối sống, sự tu tâm dưỡng tính, ươm
mầm thiện tránh điều ác mà Phật giáo dần dần trở nên phổ biến ở Việt Nam.
Phật giáo là môt tôn giáo lớn với một hệ thống lý thuyết về vũ trụ và nhân
sinh. Cơ sở tư tưởng và cốt lõi của Phật pháp là tứ diệu đế; nhân quả và luân hồi.
“Căn bản của Phật pháp là Bốn Chân Lý Cao Cả (Tứ Diệu Đế) - những chân lý về
khổ (khổ đế), nguồn gốc của khổ (tập đế), diệt khổ (diệt đế) và con đường diệt
khổ (đạo đế). Tứ đế gồm có hai nhóm quả và nhân: đau khổ và nguồn gốc của đau
khổ; sự chấm dứt đau khổ và con đường dẫn đến sự diệt khổ”.
1.1.2. Ảnh hưởng Phật giáo ở Việt Nam
Phật giáo ngay khi được truyền vào nước ta đã thích nghi với lối sống của
người Việt. Sự gần gũi trong giáo lý nhà Phật và đạo đức, tín ngưỡng của tổ tiên
người Việt đã giúp Đạo Phật thấm vào nền văn hóa, lối sống Việt Nam một cách tự
nhiên. Dần dà, Đạo Phật có một vị trí trang nghiêm từ cung đình cho đến làng xã.
Giáo lý của Phật giáo cũng đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ, trở thành những giá trị
tinh thần lớn lao của người dân trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
và có ảnh hưởng tích cực đến nền văn học dân tộc.
Sự hiện hữu của Phật giáo không chỉ trong các nét sinh hoạt đời thường mà còn
trong đời sống tinh thần, đặc biệt trong văn học.
1.2. Ảnh hƣởng Phật giáo trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
1.2.1. Ảnh hưởng Phật giáo trong tiểu thuyết từ 1900 - 1975
Đầu thế kỉ XX, nền văn học dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn học Trung
Hoa và từng bước hội nhập với văn học phương Tây mà cụ thể là nền văn học Pháp.
Quá trình hiện đại hóa đạt được nhiều thành tựu với sự xuất hiện của các thể loại văn
học hiện đại và hiện đại hóa của các thể loại truyền thống, đặc biệt là tiểu thuyết.
7
Nửa sau thế kỷ XX, văn học ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, cảm
hứng sử thi nổi trội, chi phối. Ngoài một số tập thơ có âm hưởng thiền của Phạm
Thiên Thư, Bùi Giáng v.v.., (ở miền Nam). Trong tiểu thuyết, cảm hứng Phật giáo
dần dần mờ nhạt.
1.2.2. Ảnh hưởng Phật giáo trong tiểu thuyết từ sau 1975
Trong văn học thế giới, tôn giáo từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho văn học.
Những tác phẩm văn học nổi tiếng lấy hình tượng tôn giáo làm đối tượng khám phá
như Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo; Tiếng chim hót
trong bụi mận gai của Colleen McCulough; Đoạn đầu đài của Chyngyz Aitmatov; Lũ
người quỷ ám của Dostoyevsky; Nghệ nhân và Margarita của Mikhail Bulgakov; Tây
du ký của Ngô Thừa Ân và gần đây là Mật mã Da Vinci, Thiên thần và ác quỷ, Biểu
tượng thất truyền, Hỏa ngục của Dan Brown;... Các nền văn học lớn như Trung
Quốc, Nga, Ấn Độ,... đều mang nặng dấu ấn tôn giáo.
Ở Việt Nam, từ sau 1975, đặc biệt là 1986, văn học Việt Nam hội nhập, tiếp
nhận các luồng tư tưởng phương Tây lẫn phương Đông. Trong sự đổi mới mạnh mẽ
của văn học, với tính chất liên văn hóa ngày càng rộng rãi, tôn giáo nói chung và
Phật giáo nói riêng chi phối cảm hứng sáng tác, đặc biệt là tiểu thuyết ở nhiều mảng
đề tài: Giàn thiêu của Võ Thị Hảo; Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn
Xuân Khánh; Cõi người rung chuông tận thế, Đức Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ
Anh Thái; Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà; Lời nguyền hai
trăm năm của Khôi Vũ; tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương;...
Đặc biệt, trong mạch nguồn chung viết về Phật giáo, Hồ Anh Thái là một
nguồn riêng, làm nên phong cách độc đáo. Toàn bộ sáng tác của nhà văn đều mang rõ
dấu ấn Phật giáo, có khi là bề nổi, có lúc là mạch chìm, chi phối nhân sinh quan, thế
giới quan của nhà văn.
1.3. Tinh thần Phật giáo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
Hồ Anh Thái bước vào văn đàn khá sớm. Mười bảy tuổi đã gây ấn tượng cho
người đọc với truyện ngắn Bụi phấn. Năm hai mươi bốn tuổi đoạt Giải thưởng văn
xuôi 1983 - 1984 của báo Văn Nghệ với truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe. Hai
năm sau nhận Giải thưởng văn xuôi 1986 - 1990 của Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu
thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng. Trong thời gian này, Hồ Anh Thái liên tục
công bố một loạt tiểu thuyết và truyện ngắn. Bên cạnh đó, Hồ Anh Thái còn viết phê
bình, dựng chân dung văn học. Tác phẩm của ông được giới thiệu ở trong và ngoài
nước, thu hút sự quan tâm của người đọc.
Với bút lực dồi dào và sức hút kỳ lạ, Hồ Anh Thái là một trong những hiện
tượng đặc biệt của văn học Việt Nam đương đại. Trong số nhiều nhà văn viết về Phật
giáo, ảnh hưởng nhiều triết lý Phật giáo, không phải ngẫu nhiên mà Hồ Anh Thái
được xem là “nhà văn sáng tác theo tinh thần Phật giáo”.
1.3.1. Tinh thần Phật giáo và quan niệm dân gian
Được xem là người sáng tác “theo tinh thần Phật giáo” trong văn học đương
đại, các tác phẩm của Hồ Anh Thái mang đậm dấu ấn Phật giáo. Kiểu tư duy hướng